1. Về mặt cơ thể
Rượu gây rất nhiều tác hại, tuỳ theo số lượng uống hằng ngày và thời gian uống mà rượu gây ra nhiều tác hại khác nhau, hầu hết các cơ quan trong cơ thểđều bị tác hại của rượu, rượu làm cho đường tiêu hoá bịảnh hưởng trước tiên, gây viêm dạ dày, ỉa chảy, gây loét hoặc làm cho tổn thương loét có sẵn trở nên trầm trọng hơn do tác động của rượu lên niêm mạc dạ
dày ruột, hầu hết người nghiện có gan bị thâm nhiễm mỡ, 10% người nghiện nặng bị xơ gan. Viêm tuỵ, đái tháo đường, bệnh cơ tim, giảm tiểu cầu, thiếu máu, bệnh cơ vân... là những tổn thương thường gặp, rượu còn gây bất thường bào thai gọi là hội chứng thai rượu, trẻ có vòng
đầu nhỏ, mặt bẹt, chỉ số thông minh thấp, rối loạn hành vi, hội chứng nầy gặp 1-2 /100.000 cuộc sinh... vì vậy các bà mẹ mang thai được khuyên là không nên uống rượu.
Đối với hệ thần kinh trung ương thì rượu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, viêm thần kinh ngoại vi do thiếu vitamin nhóm B (nhất là B1), làm tổn thương tiểu não gây loạn vận ngôn (khó phát âm) và thất điều (loạng choạng). Gây hội chứng Wernick với tam chứng: rung giật nhãn cầu - thất điều - lú lẫn, hội chứng nầy có thểđiều trị khỏi bằng cách tiêm vitamin B1 liều cao, nếu không điều trị sau hội chứng Wernick thì sẽ xuất hiện hội chứng Kócxacốp. Rượu còn gây teo não, các não thất dãn rộng, các rãnh vỏ não rộng ra.
Uống càng nhiều rượu càng dễ bị ung thư miệng, lưỡi, yết hầu, thực quản, dạ dày, gan, tuỵ. Đối với đàn ông rượu gây bất lực, vô sinh do teo dịch hoàn. Nồng độ estrogen trong máu tăng cao làm xuất hiên nhiều triệu chứng nữ hoá như vú to, hình dạng hệ lông mu thay đổi.
Người nghiện rượu thường hay bị chấn thương do bị ngã, bị tai nạn giao thông. 1.1.Về mặt tâm thần
Hội chứng Kócxacốp do thiếu B1 với các triệu chứng viêm nhiều dây thần kinh, quên ngược chiều, bịa chuyện, hội chứng nầy do những tổn thương hoại tửở thể vú, đồi thị, và một số vùng ở thân não, khoảng 1/3 bệnh nhân có thể hồi phục được. Mất trí nhẹ do thiếu vitamin hoặc cũng có thể do tác động trực tiếp của rượu. Hoạt động trí năng giảm sút. Bị trầm cảm thứ
phát ( 60%), do trầm cảm làm cho nguy cơ tự sát tăng cao, 2-4% bệnh nhân nghiện rượu tự
sát, tự sát còn là hậu quả của những tác động về mặt tâm lý xã hội do rượu gây ra. 1.2.Về mặt gia đình và cộng đồng
Người nghiện rượu thường gây ra những hành vi có tính bạo lực trong gia đình, tạo không khí căng thẳng cho các thành viên làm cho nhiều người bị lo âu trầm cảm theo, tỷ lệ ly hôn do rượu cao, đối với xã hội thì người nghiện có năng suất lao động thấp, gây tai nạn cho người khác như tai nạn giao thông chẳng hạn, có những hành vi bạo hành ở các quán rượu, mất việc làm cho gia đình bị thiệt hại về mặt kinh tế, ngoài nghiện rượu ra bệnh nhân thường nghiện nhiều độc chất khác nữa. Nhiều bệnh nhân bị xử lý do phạm pháp, người nghiện rượu phải chịu trách nhiệm hành vi về những việc mình làm trong cơn say.