NGUYÊN NHÂN TỰ SÁT

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 56 - 57)

Tự sát là một hành vi tự huỷ hoại cuộc sống của mình, có nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là những nguyên nhân thường gặp:

1. Tự sát do phản ứng

Do bệnh nhân phản ứng lại những sang chấn tâm lý làm bệnh nhân thất vọng, đau khổ

quá mức, nhất là những bệnh nhân có nhân cách kịch tính không chịu đựng được bất toại, có người tự sát để tỏ lòng chung thuỷ hoặc để chứng minh là mình vô tội do bị nghi oan ...

2. Tự sát do trầm cảm nặng

Thường gặp trong các bệnh loạn thần hưng trầm cảm, loạn thần phản ứng, rối loạn phân liệt cảm xúc ...

3. Tự sát do hoang tưởng ảo giác chi phối

Do bệnh nhân có hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng tự ti, ảo thanh ra lệnh bắt bệnh nhân tự sát.

4. Do đe doạ tự sát

Có nhiều trường hợp ban đầu bệnh nhân chỉđe doạ tự sát nhưng về sau dẫn đến hành vi tự sát thật sự.

5. Do bệnh cơ thể nặng

Thường gặp ở những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bại liệt, ung thư, AIDS (đặc biệt bệnh nhân nhiễm HIV có tỷ lệ tự sát 60 lần cao hơn người bình thường), ngoài ra còn rất hay gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu.

III. CÁC HÌNH THC T SÁT

1. Các hình thức tự sát thông thường

Nước ta là một nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, vì vậy hình thức toan tự sát thông thường nhất là tựđộc bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật, còn gọi là thuốc trừ sâu hay thuốc rầy là những loại thuốc có gốc phốt pho hữu cơ, tiếp theo là do uống quá liều có chủ ý các loại thuốc an thần, chống trầm cảm, thuốc sốt rét.... các hình thức thông thường khác là nhảy sông, thắt cổ, tự thiêu, ngày nay còn có nhảy lầu. Tự sát bằng hoả khí (súng) ở nước ta rất hiếm gặp do pháp luật không cho phép người dân sở hữu súng đạn, trái lại đây là một hình thức tự sát hết sức nguy hiểm ở nhiều nước phương tây, có bệnh nhân dùng súng bắn chết nhiều người rồi mới quay súng tự sát.

2. Các hình thức tương đương với tự sát

Ngoài những hình thức tự sát kể trên người ta còn xếp các loại hành vi sau đây như là những hình thức tương đương với tự sát vì hậu quả của chúng có thể dẫn đến tử vong, đó là các trường hợp không chịu ăn uống, nghiện độc chất nặng, từ chối sự chăm sóc của những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, các rối loạn hành vi nặng như phóng nhanh vượt ẩu, đua xe máy gây tai nạn ... các rối loạn tâm lý quá mức cũng có thể gây ra những hành vi tự huỷ

hoại cơ thể.

3. Đặc điểm lâm sàng

Các hành vi toan tự sát được chia thành 3 loại: 3.1. Xung động tự sát

Là những hành vi toan tự sát xuất hiện đột ngột như nhảy lầu, treo cổ, cắn lưỡi, lao đầu vào ô tô, tàu hoả ... hình thức toan tự sát nầy thường gặp trong những trường hợp trầm cảm nặng với triệu chứng lo âu nặng nề, hoặc do tác dụng giải ức chế của thuốc chống trầm cảm khi mới điều trị, ngoài ra còn gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, loạn thần hưng trầm cảm hoặc do hoang tưởng ảo giác chi phối... nếu bệnh nhân toan tự sát do lú lẫn thì phải tìm căn nguyên thực thể.

3.2. Tự sát có chủ ý

Đây là loại hành vi toan tự sát khó phát hiện nhất, bệnh nhân chuẩn bị việc tự sát của mình một cách cẩn thận, đầy đủ mọi chi tiết đểđạt được kết quả, ví dụ sau khi viết di chúc, giải quyết mọi công việc còn lại rồi tự sát bằng cách mở khí đốt trong phòng đóng kín cửa... những bệnh nhân loại nầy thường cho rằng cái chết là biện pháp cuối cùng và tốt nhất để

chấm dứt sựđau khổ của mình, gặp ở những bệnh nhân suy luận bệnh lý, loạn thần mạn tính... 3.3. Tự sát do dự

Bệnh nhân toan tự sát với hành vi nửa chừng như kêu cứu hoặc báo trước cho thầy thuốc, loại tự sát nầy thường gặp ở những người cảm xúc không ổn định, giàu cảm xúc, lo âu do thất vọng, nhân cách bệnh ...

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)