CÁC RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ (F45)

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 52 - 53)

Đặc điểm chính của các rối loạn này là sự than phiền dai dẳng về các triệu chứng cơ

thể chủ quan nhưng qua khám xét nhiều lần vẫn không tìm thấy bệnh lý thực thể hoặc nguyên nhân nào khác. Người bệnh thường xuyên đòi hỏi được khám bệnh mặc dù các kết quả khám nghiệm đều âm tính và đã được giải thích nhiều lần bởi các thầy thuốc. Họ thường không muốn thảo luận về căn nguyên tâm lý của các rối loạn này mặc dù có sự liên hệ chătû chẽ

giữa chúng với các sang chấn, khó khăn hoặc xung đột trong cuộc sống.

Trong các rối loạn này, người bệnh thường có hành vi nhằm lôi cuốn sự chú ý (attention seeking behavior) nhất là khi họ đã thất bại vì không thuyết phục được các thầy thuốc tin rằng bệnh của họ có tính chất thực thể và họ cần được khám xét thêm.

1. Rối loạn cơ thể hóa

Các nét chính của rối loạn này là các triệu chứng cơ thể nhiều loại, tái diển, luôn thay

đổi, chúng thuờng xuất hiện nhiều năm trước khi bệnh nhân đến thầy thuốc tâm thần. Hầu hết bệnh nhân có một lịch sử tiếp xúc lâu dài và phức tạp ở các dịch vụ y tế ban đầu và chuyên khoa. Các triệu chứng có thể quy vào một bộ phận hay một hệ thống nào đó của cơ thể, những triệu chứng phổ biến nhất như các cảm giác ở dạ dày ruột (đau, ói, ơ, nôn buồn nôn,v.v..) và cảm giác da khác thường (ngứa, cháy bỏng, tê cóng, đau đớn v.v..).Các phàn nàn về tình dục và kinh nguyệt cũng phổ biến.

- Trầm cảm và lo âu rõ rệt thường có, tiến triển mãn tính và dao động, và thường kết hợp với sự gián đoạn lâu dài các hành vi xã hội, tác phong giữa người và người, và tác phong gia đình. Rối loạn phổ biến ở nữ nhiều hơn ở nam, và thường bắt đầu ở tuổi thanh niên.

Các nguyên tắc chỉđạo chẩn đoán:

Một chẩn đoán quyết dịnh đòi hỏi có tất cả các tiêu chuẩn sau:

- Ít nhất hai năm có các triệu chứng cơ thể và thay đổi mà không tìm thấy một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể.

- Dai dẳng từ chối lời khuyên hoặc lời trấn an của nhiều bác sĩ do không cắt nghĩa

được các triệu chứng về mặt cơ thể.

- Một số mức độ tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể quy vào bản chất của các triệu chứng và hành vi đã gây ra.

2. Rối loạn nghi bệnh

2.1. Lâm sàng

Đặc điểm chủ yếu của rối loạn này là sự bận tâm dai dẳng về khả năng mắc một hay nhiếu bệnh cơ thể nặng và đang tiến triển. Người bệnh thường xuyên phàn nàn về cơ thể hoặc hình dạng bên ngoài cuả mình mặc dù họ không có một bệnh thực thể nào.

2.2. Nguyên tắc chỉđạo chẩn đoán

Để chẩn đoán xác định cần cả 2 điều kiện sau:

- Tin tưởng dai dẳng vào sự hiện diện của ít nhất một bệnh cơ thể nặng bên dưới một hay các triệu chứng hiện có (mặc dù sự khám xét nhiều lần vẫn không tìm thấy bệnh thực thể) hoặc một sự bận tâm dai dẳng về một sự dị dạng hoặc biến hình.

- Dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc trấn an của nhiều bác sĩ khác nhau là không có bệnh thực thể hoặc bất thường nào bên dưới các triệu chứng.

Bao gồm: Rối loạn dị dạng cơ thể, ám ánh sợ dị hình (không hoang tưỏng), bệnh tâm căn nghi bệnh , hội chứng nghi bệnh, ám ảnh sợ bệnh.

3. Rối loạn hoạt động thần kinh thực vật dạng cơ thể

Để chẩn đoán xác định, cần tất cả các điều kiện sau:

- Các triệu chứng gia tăng hoạt động của hệ thần kinh thực vật như hồi hộp, ra mồ hôi, run đỏ mặt... dai dẳng và gây khó chịu.

- Thêm các triệu chứng chủ quan liên quan đến một cơ quan hay hệ thống chuyên biệt.

- Bận tâm hoặc đau khổ về khả năng bị một rối loạn nặng (nhưng thường không xác

định rõ) của một cơ quan hoặc hệ thống và không đáp ứng với sự giải thích hoặc trấn an nhiều lần bởi các thầy thuốc.

- Không có bằng chứng rối loạn rõ rệt về mặt cấu trúc hoặc chức năng của một hệ

thống hay cơ quan đã được nêu.

4. Rối loạn đau dạng cơ thể

Rối loạn này trước kia gọi là rối loạn đau căn nguyên tâm lý hoặc đau vô căn. Biểu hiện chính là sựđau đớn trầm trọng và kéo dài mà không thể giải thích được bằng một quá trình sinh lý hoặc một rối loạn thực thể.

Nguyên tắc chỉđạo chẩn đoán chẩn đoán :

Theo DSM- IV để chẩn đoán chắc chắn, cần dựa vào tất cả các tiêu chuẩn sau:

- Đau ở một hoặc nhiều vị trí là trọng tâm nổi bật của biểu hiện lâm sàng và đủ nặng để được chú ý về mặt lâm sàng.

- Đau gây nên sự khó chịu đáng kể về lâm sàng hoặc ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lãnh vực quan trọng khác.

- Các yếu tố tâm lý được coi là có vai trò quan trọng trong việc khởi đầu, mức độ

nặng, sự tăng bệnh hoặc duy trì đau.

- Triệu chứng hoặc thiếu sót không phải cố ý tạo ra (như trong rối loạn giả tạo hoăc giả bệnh).

- Đau không phải do rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu hoặc rối loạn tâm thần gây ra và không đáp ứng tiểu chuẩn của đau do giao hợp.

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 52 - 53)