PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 57 - 60)

1. Phương pháp theo dõi bệnh nhân toan tự sát

Điều quan trọng nhất là phải phát hiện sớm ý tưởng toan tự sát của bệnh nhân, đặc biệt

ở những bệnh nhân có những bệnh lý nhưđã nói ở phần nguyên nhân.

Khi đã phát hiện được ý tưởng toan tự sát thì tốt nhất là cho bệnh nhân vào viện và đặt bệnh nhân dưới sự theo dõi sát của nhân viên y tế (hộ lý cấp 1), phòng bệnh phải thoáng, dễ

bệnh nhân có thể dùng để tự sát như dao, dây, vật nhọn...tuy nhiên do bệnh nhân có nhiều cách tự sát mà ta khó ngăn chặn được như cắn lưỡi, đập đầu vào tường nhà, gục đầu vào cốc nước, dùng áo quần để thắt cổ... cho nên việc theo dõi là quan trọng nhất, ngoài nhân viên y tế

ra, ta cần giải thích rõ nguy cơ tự sát của bệnh nhân cho người nhà rõ và yêu cầu họ tham gia quản lý bệnh nhân, đây là một lực lượng quan trọng vì nhiều khi nhân viên y tế không theo dõi được bệnh nhân suốt ngày đêm.

Cần lưu ý là có lúc bệnh nhân giả vờ vui vẻ, yêu đời trở lại đểđánh lừa gia đình và thầy thuốc, nhằm lúc mất cảnh giác để thực hiện hành vi toan tự sát.

2. Tâm lý liệu pháp

Nói chung tâm lý liệu pháp là một phương pháp điều trị cần được áp dụng ngay cho tất cả các bệnh nhân có ý tưởng toan tự sát, nó càng trở nên quan trọng trong những trường hợp tự sát có căn nguyên tâm lý, do phản ứng ... liệu pháp thường dùng là liệu pháp tâm lý cá nhân, sau khi xác định được nguyên nhân tâm lý, người thầy thuốc phải có thái độ thông cảm, phải giải thích hợp lý, động viên, nâng đỡ bệnh nhân về mặt tâm lý nhằm giúp bệnh nhân thoát ra khỏi bế tắc, giúp cho bệnh nhân một giải pháp cho tương lai... trong quá trình nằm viện bệnh nhân phải luôn được quan tâm, được đối xử như là một người bệnh, tránh thái độ

khinh bỉ xem bệnh nhân như là một người tiêu cực, thiếu ý chí chiến đấu, bỏ trốn thực tại.

3. Hoá liệu pháp

Tuỳ theo nguyên nhân mà ta có hướng điều trị thích hợp. 3.1. Tự sát do trầm cảm

Ta dùng thuốc chống trầm cảm như các thuốc 3 vòng như Amitriptyline, Anafranil... hoặc các thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin như Prozac, Effexor... tuy nhiên tác dụng làm tăng khí sắc của các thuốc chống trầm cảm xuất hiện chậm (khoảng 14 ngày) cho nên vẫn phải theo dõi sát bệnh nhân, liều lượng cần phải thăm dò từ thấp đến cao, đề

phòng bệnh nhân dấu thuốc, dồn lại uống một lần để tự sát rất nguy hiểm nhất là đối với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin ít nguy hiểm khi uống quá liều.

Đối với một số thuốc chống trầm cảm loại kích thích như Imipramine, nó có thể hoạt hoá ý tưởng toan tự sát thành hành vi tự sát, các thuốc chống trầm cảm khác trong giai đoạn

đầu mới điều trị cũng có tác dụng nầy cho nên cần phải cảnh giác khi bắt đầu điều trị bệnh nhân bằng các thuốc chống trầm cảm.

3.2. Tự sát do hoang tưởng, ảo giác chi phối

Thường gặp ở những bệnh nhân bị loạn thần (tâm thần phân liệt, loạn thần hưng trầm cảm, loạn thần phản ứng...) để loại trừ nguyên nhân ta dùng các thuốc an thần kinh như

Aminazin, Haloperidol, Risperdal... tuy nhiên trong thời gian đầu khi các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác chưa thuyên giảm thì việc theo dõi sát bệnh nhân vẫn là rất cần thiết.

3.3. Choáng điện

Hay còn gọi là liệu pháp gây co giật bằng điện đây là phương pháp điều trị có hiệu quả

nhất, tác dụng nhanh nhất cho tất cả các trường hợp bệnh nhân có ý tưởng toan tự sát. Vì vậy trong điều trị lúc nào nói đến tự sát thì phải liên tưởng ngay đến choáng điện, chỉ không choáng điện cho bệnh nhân khi không có sựđồng ý của gia đình hoặc do chống chỉđịnh.

Một liệu trình choáng gồm có 8 lần, thực hiện cách nhật, tiếp theo choáng củng cố trong vòng 2 tuần, một tuần hai lần. Tuy choáng điện là phương pháp điều trị có hiệu quả nhưng vẫn tuỳ theo nguyên nhân mà kết hợp với các liệu pháp khác một cách thích hợp.

4. Tư vấn cho gia đình bệnh nhân

Mọi thành viên trong gia đình cần phải biết rõ nguy cơ tự sát của bệnh nhân, tuyệt đối không được xem thường, cho đó là lời đe doạ suông, có nhiều trường hợp do kinh thường, chủ quan của gia đình làm bệnh nhân tử vong một cách đáng tiếc.

Thầy thuốc phải giải thích rõ nguyên nhân và những hình thức mà bệnh nhân có thể

dùng để tự sát, phương pháp điều trị sẽ áp dụng. Quan trọng nhất là hướng dẫn gia đình cách theo dõi quản lý bệnh nhân thật chặt chẽ, không để bệnh nhân thực hiện hành vi tự sát, hướng dẫn người nhà có cách tiếp xúc tâm lý với bệnh nhân phù hợp, biết được các tác dụng phụ của thuốc và cách chăm sóc bệnh nhân về mặt cơ thể. Hướng dẫn gia đình cách theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trở lại cuốc sống thường ngày nhưng vẫn phải cảnh giác nguy cơ tự sát trở lại.

5. Quản lý và phục hồi chức năng tại cộng đồng

Công tác quản lý bệnh nhân tại cộng đồng là một công tác tuy không cấp thiết nhưng rất quan trọng để phòng ngừa tái phát cũng như giúp bệnh nhân tái thích với cộng đồng, trở

lại công việc thường nhật của mình. Các chức năng nầy do cán bộ y tế cơ sởđảm nhiệm, nếu bệnh nhân bị Tâm thần phân liệt thì phải quản lý cấp sổ điều trị ngoại trú lâu dài theo quy

định của ngành, theo dõi các triệu chứng hoang tưởng ảo giác có khả năng chi phối hành vi toan tự sát của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân tự sát do những nguyên nhân khác thì ta tuỳ vào từng bệnh lý một để có những biện pháp thích hợp.

Đối với những bệnh nhân tự sát do phản ứng thì liệu pháp tâm lý cần phải tiếp tục sử

dụng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng, nhằm giúp cho bệnh nhân thoát khỏi tác động của sang chấn, giải quyết hết hậu quả tâm lý, mặc cảm của bệnh nhân, tránh những định kiến không tốt đối với người bệnh, duy trì sự tiếp xúc với bệnh nhân để can thiệp kịp thời nếu có ý tưởng hoặc hành vi toan tự sát xuất hiện trở lại.

Trường hợp tự sát do trầm cảm, thường là do các bệnh lý nội sinh thì sau khi ra viện ta vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc chống trầm cảm với một liệu trình trung bình là 6 tháng, ngoài hoá liệu pháp ra ta phải kết hợp với nhiều loại liệu pháp khác nhau nhằm múc đích phục hồi chức năng cho bệnh nhân như: tâm lý liệu pháp, lao động, vui chơi giải trí... mọi hoạt

động nầy đều rất cần sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng.

Nói chung nếu chúng ta tổ chức được những trung tâm điều trị ban ngày cho bệnh nhân tâm thần ngoại trú chưa ổn định hẳn thì các công tác nầy sẽ thuận lợi hơn vì bệnh nhân sẽ sinh hoạt tập trung, có sự theo dõi, hướng dẫn của cán bộ y tế và các liệu pháp phục hồi chức năng sẽ dễ triển khai hơn là bệnh nhân sinh hoạt riêng lẻ tại gia đình.

CÂU HI ÔN TP

1. Trình bày các nguyên nhân gây tự sát. 2. Mô tả các hình thức toan tự sát thông thường 3. Xử trí bệnh nhân có ý tưởng toan tự sát

KÍCH ĐỘNG Mc tiêu hc tp Mc tiêu hc tp

1. Định nghĩa được kích động. 2. Biết được nguyên nhân kích động. 3. Xử trí được bệnh nhân kích động.

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)