Chẩn đoán phân biệt bệnh tâm thần phân liệt với phản ứng trước các sang chấn tâm lý (stress)

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 77 - 78)

V. CÁC THỂ BỆNH

1. Chẩn đoán phân biệt bệnh tâm thần phân liệt với phản ứng trước các sang chấn tâm lý (stress)

tâm lý (stress)

Các stress về tâm lý có thể đóng vai trò là một nhân tố thúc đẩy sự xuất hiện của một bệnh nội sinh tiềm tàng (tâm thần phân liệt). Song các sang chấn tâm lý cũng có thể là căn nguyên chủ yếu gây bệnh và để chẩn đoán các rối loạn dạng phản ứng này, cần phải căn cứ vào các đặc điểm lâm sàng cơ bản sau :

-Bệnh xuất hiện sau một sang chấn tâm thần mạnh, đột ngột, có ý nghĩa thông tin sâu sắc, vượt quá sức chịu đựng của bệnh nhân. Hoặc cũng có thể bệnh xuất hiện sau một số

sang chấn không mạnh lắm song kế tiếp nhau liên tục.

-Nội dung các triệu chứng (nhất là các hoang tưởng, ảo giác ...) có liên quan trực tiếp và phản ảnh sâu sắc nội dung của các sang chấn tâm lý.

-Trong tiền sử đã có những lần phản ứng nhẹ trước các sang chấn hoặc có nhiều nhân tố thuận lợi (nhân cách, cơ thể, môi trường ...) thúc đẩy bệnh phát sinh.

-Điều trịđúng (liệu pháp tâm lý) bệnh khỏi nhanh và khỏi hoàn toàn không để lại di chứng tâm thần.

Mặt khác, mỗi một trạng thái phản ứng bệnh lý còn có những sắc thái lâm sàng riêng biệt để làm chẩn đoán xác định. Ví dụ, các rối loạn stress sau sang chấn còn có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng như :

Sự tái diễn những giai đoạn sang chấn bằng các " hồi ức sang chấn".

Cảm giác "tê cóng" và cùn mòn cảm xúc (mất thích thú, tách khỏi mọi người và môi trường xung quanh...)

Né tránh các hoạt động và hoàn cảnh gợi lại sang chấn.

Các rối loạn thần kinh tự trị, rối loạn khí sắc, lo âu, hoảng sợ, trầm cảm, rối loạn hành vi... xuất hiện vài tuần đến 6 tháng sau sang chấn.

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 77 - 78)