SUY NHƯỢC THẦN KINH VÀ HỘI CHỨNG GIẢI THỂ NHÂN CÁCH TRI GIÁC SAI THỰC TẠ

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 53 - 54)

TRI GIÁC SAI THC TI

1. Suy nhược thần kinh

1.1. Lâm sàng

Có những thay đổi đáng kể có liên quan đến nền văn hóa trong biểu hiện của rối loạn này với hai thể chính thường pha trộn với nhau :

- Trong thể thứ nhất, người bệnh thường than phiền về sự mệt mỏi gia tăng sau một cố

gắng trí óc, thường kèm theo sự giảm năng suất nghề nnghiệp hoặc hiệu quả trong công việc hàng ngày. Sự dễ mệt mỏi trí óc thường được mô tả như sự xâm nhập khó chịu của các liên

tưởng hoặc hồi ức làm cho người bệnh bị phân tán tư tưởng , không tập trung được và hoạt

động tư duy thường kém hiệu quả.

- Trong thể thứ hai, các cảm giác yếu sức và và suy kiệt cơ thể dù chỉ sau một gắng sức tối thiểu, kèm theo sựđau nhức cơ bắp và không thư giãn được.

Trong cả hai thể, người bệnh cũng thường có cảm giác khó chịu như choáng váng,

đau căng đầu, và cảm giác không ổn định lan tỏa. Ngoài ra, người bệnh còn lo lắng về sự

giảm cảm giác khoan khoái cơ thể lẫn tâm thần, dễ bực tức, mất hứng thú kèm theo mức độ

nhẹ về lo âu trầm cảm. Giấc ngủ thường bị rối loạn ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa nhưng ngủ nhiều cũng có thể gặp.

1.2. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định cần những điều kiện sau :

- Hoặc là các than phiền dai dẳng và khó chịu về mệt mỏi gia tăng sau một cố gắng trí óc hoặc là các than phiền dai dẳng và khó chịu về sự yếu sức và suy kệt cơ thể sau một gắng sức nhỏ.

- Ít nhất hai trong các hiện tượng sau : + Ăn khó tiêu + Đau nhức cơ bắp + Rối loạn giấc ngủ

+ Mất khả năng thư giãn + Dễ bực tức

+ Đau căng đầu + Choáng váng (chóng mặt)

- Mọi triệu chứng thần kinh thực vật và trầm cảm hiện diện là không đủ dai dẳng và nặng nềđểđáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của bất kỳ rối loạn đặc hiệu nào khác.

2. Hội chứng giải thể nhân cách - tri giác sai thực tại

2.1 Lâm sàng

Trong hội chứng này, người bệnh than phiền có một biến đổi trong hoạt động tâm thần, cơ thể hoặc môi trường xung quanh, tất cả trở nên xa lạ, không có thật hoặc “ tựđộng hóa”. Người bệnh có thể cảm thấy các ý nghĩ, cửđộng, hành vi của chính mình không còn thật sự

là của mình nữa, thân thể mình không còn sự sống, bị tách ra hoặc bất thường...Tuy vậy, người bệnh vẫn còn gắn bó với thực tại nhận biết tất cả chỉ là cảm giác.

2.2. Chẩn đoán xác định

Để chẩn đoán xác định, phải có triệu chứng đầu hoặc triệu chứng thứ hai hoặc cả hai, cộng với triệu chứng thứ 3 và triệu chứng thứ 4

- Có các triệu chứng giải thể nhân cách: người bệnh nhận thấy cảm giác xa lạ không còn là của mình nữa.

- Có các triệu chứng tri giác sai thực tại: Đồ vật, người dường như xa lạ, không có thực, nhân tạo, không có sự sống...

- Sự sáng suốt vẫn còn: ngưới bệnh nhận biết sự thay đổi xảy ra trong chính bản thân mình chứ không bị áp đặt ..

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 53 - 54)