Phân biệt bệnh tâm thần phân liệt với các rối loạn có các triệu chứng của rối loạn tâm thần dạng phân liệt trong chương F2.1-ICD

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 80 - 82)

V. CÁC THỂ BỆNH

5. Phân biệt bệnh tâm thần phân liệt với các rối loạn có các triệu chứng của rối loạn tâm thần dạng phân liệt trong chương F2.1-ICD

thn dng phân lit trong chương F2.1-ICD.10

Với rối loạn loại phân liệt :

- Không có các triệu chứng đặc trưng rõ rệt của bệnh TTPL (ảo thanh ra lệnh, ảo thanh phát ra từ các cơ quan nội tạng của bệnh nhân, tri giác hoang tưởng, tâm thần tự động hoang tưởng bị chi phối, bị kiểm tra...)

- Có các rối loạn cảm xúc, tác phong, tư duy mang tính thiếu hoà hợp, các rối loạn ám ảnh, nghi bệnh, loạn cảm giác bản thể, ảo tưởng, giải thể nhân cách ... Tiến triển mãn tính từ 2 năm trở lên.

Rối loạn loạn thần cấp với các triệu chứng của TTPL.

- Có các trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh TTPL ... Nhưng bệnh khởi đầu cấp diễn (trong vòng 2 tuần), có các yếu tố stress kết hợp. Các triệu chứng của TTPL chỉ tồn tại dưới 1 tháng và bệnh thường khỏi hoàn toàn trong vòng 2-3 tháng.

Rối loạn loạn thần cấp giống tâm thần phân liệt. - Khởi đầu cấp diễn (2 tuần hay ngắn hơn)

- Các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL nhưng xuất hiện và tồn tại dưới một tháng.

VIII. ĐIU TR

Dựa rất nhiều vào điều trị sinh học và tâm lý học.

1. Điu tr sinh hc

Dựa trên các thuốc an thần kinh: - Do 3 tác dụng chống loạn thần: + Yên dịu sự kích động và lo âu. + Giảm những ảo giác và hoang tưởng.

+ Giải ức chế trên sự cùn mòn cảm xúc và sự khép kín của người bệnh. - Tuỳ theo sản phẩm, người ta giữưu tiên:

+ Tác dụng làm yên dịu. + Hoặc tác dụng giải ức chế. + Hoặc tác dụng nhiều mặt.

- Nhưng tác dụng còn tuỳ thuộc vào: + Liều lượng được dùng.

+ Thời gian điều trị.

+ Và thời kỳ diễn biến của bệnh.

Các phương pháp điều trị khác với những chỉđịnh rất rõ ràng có thểđược dùng:

- Liệu pháp sốc điện (ECT), nếu người bệnh không phù hợp các thuốc an thần kinh, đặc biệt:

+ Trong một giai đoạn căng trương lực.

+ Hoặc trong một vài giai đoạn trầm cảm không điển hình.

- Lithium, với tính cách phòng ngừa trong các bệnh tâm thần phân liệt loạn khí sắc. - Các thuốc chống lo âu trong thời gian của các thể di chứng.

1.1. Điều trị tấn công

Ở bệnh viện, bởi vì cần phải có một sự chăm sóc theo dõi hàng ngày về tình trạng tâm thần và cơ thể:

- Để thay đổi liều lượng dựa trên kết quảđiều trị.

- Đểđiều chỉnh hoặc phòng ngừa nhiều tác dụng không mong muốn. Kết hợp thường xuyên nhất:

- Tác dụng của một thuốc an thần kinh yên dịu, loại chlorpromazine. - Và một sản phẩm đa tác dụng loại halopéridol.

Đường dùng:

- Không phân biệt đường uống hay đường tiêm bắp. - Trước hết theo sự hợp tác của bệnh nhân.

Liều lượng: nhanh chóng tăng dần, để có được một thăng bằng trong nhiều tuần: Với các liều từ 10 - 20mg halopéridol, Risperdal...

Từ 100 - 600mg chlorpromazine.

Các chất điều chỉnh những dấu hiệu ngoại tháp đều không được dùng một cách có hệ

thống, mà chỉ dùng riêng cho những trường hợp cần thiết.

Trong những trường hợp có những biểu hiện suy giảm trầm trọng, người ta có thể dùng nhiều chất khác thuộc loại giải ức chế.

1.2. Điều trị củng cố

Việc sử dụng 1 loại sản phẩm duy nhất là tốt hơn, bởi vì dưới sựđa điều trị, người ta không biết được trong trường hợp kháng thuốc, loại nào đã gây nên nó.

Nhưng sự dung nạp của một sự điều trị củng cố là điều bảo đảm tốt nhất để theo dõi. Liều lượng như vậy phải đúng để không dẫn đến những hiệu lực hướng thần kinh hoặc hướng tâm thần trái ngược nhau (người ta không nên chú ý quá cái điều mà người ta có thể thu được trong một số trường hợp để muốn loại bỏ một số triệu chứng).

Sự điều trị an thần kinh không được ngưng lại trong thời gian bệnh. Nó chỉ có thể

ngừng hẳn trong trường hợp có sự lành bệnh rõ ràng và kéo dài, nếu không, người ta tạo cho bệnh nhân một sự tái bệnh thường là cấp tính.

Tiêm bắp từ 2 - 4 tuần: Piportil 75 - 150mg, Modecate 50 - 150mg, Haldol decanoas 100 - 300mg, Fluanxol retard 20 - 80mg.

Phải kéo dài 2 năm điều trị sau sự rối loạn cấp tính.

2. Điu tr tâm lý

Đáp ứng 2 nguyên tắc:

- Thiết lập một chiến lược liên tục để chăm lo săn sóc, nghĩa là chiến lược này phải

được thực hiện song song và/hoặc tiếp theo sự điều trị sinh học bởi cùng một người thầy thuốc hoặc cùng một nhóm.

- Thay đổi những sự kích thích dựa theo ảnh hưởng mà chúng có được trên người bệnh, cũng như về một sự tăng thêm săn sóc khi một khuyết điểm có thể làm rõ nét sự co cụm lại hoặc sự lo âu.

Phải tuân theo một điều kiện: mọi thầy thuốc phải thoát ra khỏi một quan niệm cứng nhắc. Về một quá trình tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt, để có thể tránh 2 điều trở ngại trái ngược nhau:

- Từ chối sự theo dõi người bệnh.

- Hoặc có thành kiến xấu về tương lai của nó.

Kết hợp trong thực hành nhiều phương pháp tương tự: - Sự liên lạc cá nhân với người bệnh, loại bán trực tiếp.

- Tác động ở mức gia đình bằng cách thông báo cho gia đình biết rõ những biện pháp áp dụng và bằng cách ngăn không cho gia đình sai lầm.

- Đóng góp vào những hoạt động của nhóm như những cuộc họp chung giữa những người săn sóc và người được săn sóc, những cuộc đi chơi giải trí, những buổi liệu pháp lao

động.

- Sắp xếp dần dần việc trở lại đời sống hoạt động như nằm viện ban ngày hoặc với chế độ về ban đêm, một thời gian ở gia đình hoặc một tổ chức trung gian khác.

Đôi khi tập trung vào một kỹ thuật: - Liệu pháp gia đình.

- Liệu pháp tác phong. - Liệu pháp nhóm.

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 80 - 82)