NGUYÊN NHÂN KÍCH ĐỘNG

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 60 - 61)

Kích động có thể do những nguyên nhân sau:

1. Lú lẫn

Kích động lộn xộn do bệnh nhân bị rối loạn năng lực định hướng.

2. Lo âu

Có thể gây ra những cơn kích động dữ dội do bệnh nhân bị căng thẳng quá mức, nhưng không gây nguy hiểm, đánh người.

3. Sa sút trí tuệ

Do bị sa sút trí tuệ làm bệnh nhân mất tự chủ, bệnh nhân hay bỏđi lang thang, có những cơn kích động có thểđánh người nhưng không gây nguy hiểm lắm.

4. Rối loạn cảm xúc

Cả hai hội chứng hưng cảm lẫn trầm cảm đều có thể gây kích động.

- Trầm cảm thường ít gây ra kích động, cường độ không mạnh, kích động có liên quan

đến mức độ lo âu, có khi do tác dụng giải ức chế của thuốc chống trầm cảm.

- Hưng cảm: rất hay gây kích động, bệnh nhân hoa tay múa chân, nói hổ lốn, la hét, ít ngủ, không cảm thấy mệt mỏi, khoái cảm, nhưng ít khi đánh người, kích động không đáp ứng với các thuốc giải lo âu mà chỉđáp ứng với các thuốc an thần kinh.

5. Do căn nguyên tâm lý

Kích động do bệnh nhân phản ứng lại các sang chấn tâm lý, trong những trường hợp nầy bệnh nhân không mất tự chủ, còn thích nghi tốt với thực tế, đáp ứng tốt với các thuốc giải lo âu. Trong kích động hysterie thường mang màu sắc cảm xúc, điệu bộ và kèm theo nhiều triệu chứng cơ năng đa dạng.

6. Hoang tưởng

Thường gặp trong các trường hợp loạn thần cấp, kích động liên quan đến nội dung hoang tưởng, tuỳ vào nội dung mà kích động có tính chất nguy hiểm hay không. Trong tâm

thần phân liệt, kích động xuất hiện đột ngột, khó lường trước, kích động không liên quan đến ngôn ngữ hoặc cảm xúc, nó thể hiện tính thiếu hoà hợp trong các hoạt động tâm thần của tâm thần phân liệt. Trong rối loạn hoang tưởng dai dẳng, bệnh nhân ít kích động, nếu có thì do nội dung của hoang tưởng chi phối.

7. Do rối loạn tính cách

Tính cách là một bộ phận của nhân cách, do rối loạn tính cách, chẳng hạn như trong trường hợp nhân cách bệnh bùng nổ thì bệnh nhân thường có xu hướng nổ ra những cơn bạo

động khi yêu cầu của bệnh nhân không được thoả mãn.

8. Bệnh thực thể

Thường gặp trong các bệnh u não, xơ mạch não, kích động thường kèm theo rối loạn ý thức kiểu mê sảng, lú lẫn, căng trương lực. Ngoài ra kích động còn do các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc như do viêm não - màng não, thương hàn, sốt rét, nhiễm độc rượu, ma tuý...

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)