Rối loạn hoảng sợ

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 41 - 42)

V. CÁC NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ

1. Rối loạn hoảng sợ

1.1. Lâm sàng

- Còn gọi là lo âu kịch phát từng cơn. Đặc điểm chủ yếu của rối loạn này là những cơn lo âu dữ dội (hoảng sợ) tái đi tái lại nhưng không giới hạn vào bất kỳ tình thế hoặc hoàn cảnh

đặc biệt nào nên thường không đoán trước được.

- Cơn hoảng sợ thường xuất hiện đột ngột kèm theo tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở,

đau ngực vã mồ hôi choáng váng và các triệu chứng khác như: trầm cảm, giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại. Người bệnh còn có cảm giác sợ chết, sợ bị mất tự chủ, sợ bị mất trí...

- Các cơn thường chỉ kéo dài từ 20-30 phút và ít khi quá 1 giờ, trung bình xảy ra vài lần mỗi tuần nhưng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn.

- Khi cơn hoảng sợ xuất hiện, người bệnh cảm thấy sợ hãi mỗi lúc một tăng kèm theo các triệu chứng thần kinh thực vật, làm cho bệnh nhân tìm cách rời khoi nơi đang ở một cách vội vã để tìm sự giúp đỡ. Nếu cơn xảy ra trong một tình thế đặc biệt như trên xe buýt hoặc trong đám đông thì về sau bệnh nhân sẽ tránh né các tình thế này.

- Các cơn hoảng sợ thường gây ra sự lo âu dai dẳng về một cơn khác sẽ xảy ra và do không đoán trước được nên người bệnh thường lo sợ khi ở một mình hoặc đến các nơi công cộng (ám ảnh sợ khoảng trống).

- Rối loạn hoảng sợ gặp ở phái nữ nhiều hơn phái nam (nhất là khi có kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống) thường bắt đầu giữa 15-25 tuổi. Trường hợp cơn hoảng sợ bắt đầu sau 40 tuổi thì có thể là do trầm cảm hoặc nguyên nhân thực thể.

1.2. Nguyên tắc chỉđạo chẩn đoán

Trong chẩn đoán này, khi một cơn hoảng sợ xảy ra trong một hoàn cảnh gây ám ảnh sợđã được xác định, nó được coi là sự thể hiện mức độ nặng của ám ảnh sợ và phải được ưu tiên chẩn đoán. Rối loạn hoảng sợ chỉ là chẩn đoán chính khi không có bất kỳ một ám ảnh sợ

nào trong F40.

Để chẩn đoán chắc chăn cần có nhiều cơn rõ rệt xảy ra trong khoảng thời gian độ 1 tháng :

- Trong những hoàn cảnh không có sự nguy hiểm khách quan. - Không giới hạn vào những tình thếđã biết hoặc có thể đoán trước

Được.

- Tương đối ít có các triệu chứng lo âu giữa các cơn( mặc dù sự lo âu về một cơn sắp tới là hay gặp).

1.3. Điều trị

- Điều trị tâm lý: Cần tạo quan hệ tốt với người bệnh và giải thích cho họ hiểu được các triệu chứng trong cơn hoảng sợ không phải là triệu chứng của các bệnh thực thể và đây không phải là căn bệnh nguy hiểm để bệnh nhân an tâm, tin tưởng vào sựđiều trị .

- Điều trị bằng thuốc: Là phương pháp điều trị chính của rối loạn hoảng sợ . Các thuốc chống trầm cảm đã được xác nhận là làm giảm rõ rệt tần số và độ nặng của các cơn hoảng sợ. Các nghiên cứu cũng cho thấy các thuốc chống trầm cảm tác dụng trên hệ Noradrenergic có hiệu quả trong điều trị rối loạn hoảng sợ hơn là các thuốc có tác dụng trên sự tái thu nhận Serotonin.

Thuốc thường được dùng nhiều nhất là Imipramine (Tofranil) mặc dù có báo cáo cho rằng Désipramine cũng có hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn. Ngoài ra một số tác giả còn dùng Phénelzine một thuốc chống trầm cảm loại IMAO.

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng hoặc không dung nạp với các thuốc trên thì có thể dùng Propanolol hoặc Alprazolam.

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 41 - 42)