ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHUNG

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 67 - 72)

Triệu chứng học về tâm thần phân liệt bao gồm:

- Hoang tưởng loại đặc thù dược gọi là hoang tưởng paranoid.

- Những dấu hiệu "âm tính" tương ứng với một sự nghèo dần về cuộc sống trí tuệ và cảm xúc.

- Các rối loạn nhân cách (các dấu hiệu "cắt rời") phù hợp với tâm thần phân liệt: + Mất tính thống nhất của nhân cách: thể hiện sự phân ly (dissociation). + Rối loạn sự liên hệ với thế giới:biểu hiện bằng sự tự kỷ (autism).

Nhiều tác giả đã phân loại các triệu chứng tâm thần phân liệt thành các triệu chứng dương tính và âm tính, nhưng không có sự nhất trí trên sự phân bố của các triệu chứng trong hai loại này.

1. Các ri lon nhân cách (hoc các du hiu "ct ri"):

1.1. Sự phân ly

Đây là biểu hiện mất sự thống nhất và tính toàn vẹn của nhân cách:

- Những tình cảm không thích ứng với các thể hiện (ví dụ những thất bại hoặc tang tóc được nêu lên với sự sảng khoái, những tai biến cá nhân đã được trải qua trong sự thờơ

lãnh đạm).

- Tư duy bị tràn ngập bởi những ý tướng rời rạc. - Sự hành động đều không ăn khớp với lời nói.

- Các hành vi tiếp theo nhau điều không liên tục hoặc trái ngược nhau. Khi sự phân ly này trở nên quá rõ ràng, nó dẫn đến:

- Không hoà hợp, tức là sự kết hợp của ý tưởng và các cảm xúc trở nên xung khắc hoặc đưa đến sự rời rạc.

- Hoặc đến một cảm tưởng chia cắt làm mất tính thống nhất của nhân cách. Sự phân ly này được thấy rõ trong:

1.1.1. Chc năng trí tu

- Sự không liên tục của luồng tư duy. - Sự tan rã các liên kết đưa đến: + Tư duy lạc đề không có ý chính.

+ Cách phát biểu lẫn lộn và ít hiểu được. Đôi khi rời rạc mất sự kết hợp và nghèo nàn về quan niệm.

- Triệu chứng có một giá trị chẩn đoán là mất tính liên tục ngoài ý muốn trong û phát biểu có tính chất đặc biệt của bệnh tâm thần phân liệt:

+ Ngừng ngắn ngủi trong khi nói (vài giây) không có lý do.

+ Bệnh nhân ý thức được (đây không phải là những cơn vắng ý thức). + Nhưng đối với những cơn này bệnh nhân rất hờ hững.

Những rối loạn về chức năng trí tuệ này không liên quan đến tổn thương những khả

năng của trí nhớ và trí tuệ, nhưng không có thể sử dụng những khả năng này.

1.1.2. Đối vi tình cm

Sự phân ly làm cho người ta nhận thấy rằng sự kết hợp liên tục hoặc đồng thời những phản ứng tình cảm trái ngược nhau hoặc nghịch lý.

Cảm xúc thường mờ nhạt: - Sự lạnh nhạt trong tiếp xúc. - Một sự hờ hững thờơ.

- Không nhạy cảm trước những phản ứng của người khác nhưng sự không nhạy cảm này không cản trở những thể hiện mạnh mẽđột xuất về cảm xúc.

Những phản ứng cảm xúc thường là : - Không thích hợp.

- Không thể thấy trước được.

Người ta thường thấy tính hai chiều, đây là một biểu hiện căn bản của đời sống tình cảm của người bệnh tâm thần phân liệt:

Các biểu hiện này đưa đến cùng có một lúc hai tình cảm đối nghịch nhau, mà trong đó tình cảm này phải loại bỏ tình cảm kia.

Từđó những sự lẫn lộn có thể có giữa sự trìu mến và sự chống đối, tình thương và thù hận, tất cảđược thể hiện bởi những thái độ và những vấn đề trái ngược nhau; ví dụ cùng một câu có thể gồm "tôi thương yêu nó" và "tôi ghét nó".

1.1.3. Các hành vi thay đổi v s lượng cũng như phm cht

Sự giảm hoạt động.

- Nó là một trong những dấu hiệu đầu tiên.

- Các sáng kiến bị giảm, bệnh nhân thiếu sự tự chủ, thiếu năng lực. - Những thành tích về học tập và nghề nghiệp bị giảm sút rất sớm.

- Mỗi loại hành động hoặc các quyết định trong đời sống hàng ngày đều bị cản trở do tính hai chiều đã ảnh hưởng mọi hành vi của người bệnh.

Hành vi tâm thần vận động thiếu hoà hợp:

- Tính cầu kỳ sớm, thái độ bắt chước và trận trọng giả tạo.

- Cười mỉm không có lý do, không thích ứng với hoàn cảnh và có vẻ kỳ dị. - Trạng thái phủđịnh hoặc những phản ứng chống đối.

- Những cơn xung động không thể thấy trước được.

1.1.4. Trng thái căng trương lc

- Rất hiếm có nhưng rất đặc biệt.

- Đó là một sự giảm hoạt động dẫn đến sự sững sờ biểu hiện: + Chứng lặng thinh và sự bất động, duy trì những tư thế bắt buộc. + Hoặc tăng trương lực chống đối ngăn trở mọi chuyển động.

+ Trên nền tảng trạng thái sững sờ, nhiều giai đoạn xung động như cơn xung động bằng lời nói hoặc vận động.

1.1.5. Nhng ri lon v hành vi

Bản chất và mức độ thay đổi, các hành động nguy hiểm hoặc khác thường hoặc lạ lùng. 1.2. Sự tự kỷ:

- Do tính chất bệnh lý đưa đến người bệnh tự thu mình lại, sự tự thu mình này thể hiện bởi sự thoát khỏi thực tế và sựưu thế của đời sống nội tâm.

Sau sự phân ly, đây là cực thứ hai của sự hình thành tâm thần phân liệt. Sự rút lui vào tự kỷđược trực tiếp nhận thấy:

- Trong dáng vẻ bên ngoài người bệnh có thái độ cách xa, xa vời, cái nhìn xa xăm về

một nơi nào đó.

- Trong sự rút lui khỏi xã hội, bệnh nhân thích sựđơn độc hơn là tiếp xúc với người khác.

Tư duy tự kỷ:

Tư duy của những bệnh nhân này kín đáo, theo một biểu lượng hoàn toàn cá nhân. Bản chất của tư duy tự kỷ: - Không logique. + Vì sự tách rời khỏi sự tư duy tập hợp. + Bất chấp mọi nguyên tắc logique cơ bản. - Sai với thực tế: + Lơ là hoặc loại bỏ những sự việc khách quan.

+ Xây dựng những hệ thống mù mờ gần đến hoang tưởng.

Không phụ thuộc vào nguyên tắc của thực tế, tư duy của người bệnh tự cấu tạo dựa theo một mô hình thần bí.

- Trong một chừng mực nào đó, mô hình này đã minh hoạ tất cả sức mạnh của các ý tưởng.

Nó đưa đến phải dùng những từ bịa ra đối với thực tế.

Khuynh hướng tâm thần này đôi lúc làm cho người bệnh tâm thần phân liệt tạo ra ngôn ngữ mới:

- Với những từ mới không được liệt kê trong ngôn ngữ (bịa ngôn ngữ).

- Hoặc những từđã có, nhưng nghĩa đã được đổi khác với sự chấp nhận hiển nhiên của người bệnh (loạn ngôn: paralogisme).

Tư duy tự kỷđược tập trung vào hoang tưởng mà chúng lôi sẽ diễn tả sau: hoang tưởng tạo thành trung tâm, của sự quan tâm trước tiên đối với người bệnh, làm đổi hướng toàn bộ

mọi sự quan tâm đối với thực tế bên ngoài, hoang tưởng điều mà người bệnh truyền đạt chia sẻ rất ít. Chính với đặc tính không truyền đạt được này của hoang tưởng tâm thần phân liệt, người ta gọi là hoang tưởng tự kỷ.

2. Hoang tưởng

Hoang tưởng thường dai dẳng nhưng không phải luôn luôn rõ rệt. 2.1. Các chủđề

Tất cả những chủ đề mà chúng tôi đã nêu trong bài "rối loạn tư duy" có thể tìm thấy trong hoang tưởng của tâm thần phân liệt. Nhưng một vài chủđềđặc biệt thường có và rất đặc trưng như:

Giải thể nhân cách, liên quan đến ý thức về bản thân: - Cảm giác về những thay đổi thân thể.

+ Một số bệnh nhân thấy những nét trên mặt họ có thay đổi và nói rằng không thể nhận ra mình trong gương nữa .

+ Những cảm giác về thay đổi này tiến tới những cảm nhận về sự thay đổi các bộ phận nội tạng.

Những rối loạn về bản sắc (sựđồng nhất).

- Các bệnh nhân tự hỏi về nguồn gốc chính của họ và tự hỏi có phải cha mẹ họ có đúng thật là cha mẹ họ không ?

- Họ nghi ngờ về bản sắc tình dục của họ.

- Họ có cảm tưởng rằng tính tình của họđã thay đổi. Sự lo âu

- Đặc biệt mãnh liệt, ít nhạy cảm đáp ứng với những dấu hiệu động viên an ủi.

- Sự cảm nhận cuộc sống sâu sắc trong bản thân họ dẫn đến cảm giác bị tiêu diệt dần và bị cắt vụn ra.

Cảm giác xa lạ: người bệnh nhận thấy thế giới bị phân hoá, bị giả tạo, xa lạ, thường thường với một tình cảm thù địch đối với môi trường xung quanh.

2.2. Các cơ chế

Tất cả những cơ chế hoang tưởng có thể có liên quan đến: sự giải thích, trực giác, sự

tưởng tượng vv...

Quan trọng nhất là những cơ chếđưa đến sự cuồng tín bịđặt dưới sức ép của những lực từ bên ngoài:

- Ảo giác tâm lý giác quan:

+ Nhất là về thính giác: tiếng nói, lời bình luận các hành động. + Và các cảm giác cơ thể: như loạn cảm giác bản thân.

- Các ảo giác tâm thần.

+ Những cảm giác về các ý tưởng ngoại lai xâm nhập vào tâm trí người bệnh. + Những hành vi buộc phải làm. + Những hiện tượng tâm thần tựđộng. + Tư duy bịđánh cắp. + Cuộc sống riêng tư thầm kín bịđoán biết. 3. Các triu chng "âm tính" - Hàng loạt các biểu hiện xuất hiện như sự suy giảm các chức năng tâm thần.

- Không chắc chắn rằng các biểu hiện này tương ứng với một sự suy giảm thực tế vì như

chúng ta đã thấy trong phần tự kỷ, những bệnh nhân tâm thần phân liệt không thể hiện những

điều mà họ cảm thấy.

Các dấu hiệu âm tính bao gồm: 3.1. Chức năng trí tuệ

- Giảm hiệu suất trí tuệ (khó khăn về học tập, về cuộc sống nghề nghiệp). - Giảm khả năng chú ý.

- Nghèo nàn quá trình tư duy. - Dòng tư duy chậm chạp. 3.2. Cuộc sống tình cảm

- Cảm xúc thờơ.

- Hoặc quá nghèo nàn cảm xúc. - Lạnh nhạt trong giao tiếp.

- Nghèo nàn các biểu lộđiệu bộ. - Thiếu sáng kiến và hứng thú. - Vẻ mặt cứng đờ. - Mất các phản ứng đối với những lời khêu gợi tình cảm. 3.3. Hành vi tác phong - Mất nhiệt tình. - Lơ là tắm rửa và vệ sinh. - Mất hoạt động. - Rút lui khỏi xã hội.

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 67 - 72)