213
Gửi anh lời chào.
C.M. của anh Xin gửi lời chào Lu-pu-xơ.
Hum-bôn đã đăng một bức thư rất "nịnh" trên tờ "Tribune" gửi cho Phruê-ben, ông nà y đã công bố toàn văn ghi chép những chuyến du lịch sang Mỹ của mình330.
Công bố l ần đầu trong cuốn sách: "Der Brief wechsel z wischen F.Engels und K.M arx". Bd.II, Stuttgart, 1913
In theo bản vi ết t ay Nguyên văn là tiếng Đức
152
ĂNG-GHEN GỬI MÁC331
Ở LUÂN ĐÔN
Man-se-xtơ, 14 tháng Bảy 1858
Mo-rơ thân mến!
Ở đây, ở nhà tôi, đang bù đầu lên về quyết t oán, vì thế tôi không có một p hút nào rảnh để vi ết cho anh chi tiết hơn. Tôi hy vọng rằng Tu-xen-ca1 * của anh sẽ khoẻ hơn. Gum-péc-tơ bảo tôi rằng b ệnh ho gà trong t hời tiết nước Anh ít khi nguy hi ểm; thườ ng thườ ng bệnh xuất hiện, kéo dài nhưng lành tính, người ta nói vậy đấy. Tất cả những trườ ng hợp t ừ t rướ c đến nay ở bệnh viện nước Anh đều kết thúc tốt đẹp. Gum-péc-tơ đã cho tôi hai
1*
- Ê-lê-ô-nô-ra Mác
bản báo cáo trước đây của bệnh viện này được viết rất khoa học (tác giả Ma-rây); tiếc rằng tôi đã không có những tư liệu như thế hồi tôi viết cuốn sách của mình1 *. Tôi đã có những bản sao báo cáo cho cả anh nữa, tôi cũng sẽ gửi đi; một số đoạn sẽ có ích cho anh, có thể là đối với chương về lao động l àm thuê. Kế hoạch đồ sộ và những hy vọng nóng nả y của Ma-rây ấy s ẽ làm anh vui lên chút ít đấy.
Về những lời giải thí ch của ngài Tuy-rơ và những người khác nữa t hì tôi không đọc và không nghe gì cả; ở đâ y ít khi được đọc "Star". Có lẽ anh chỉ cần gửi cho tôi "Free P ress ", nếu có t hể đ ược thì gửi t hêm 1 bản cho Lu-p u-xơ, nhưng anh ta đang cò n ở Bác-xtôn, là nơi ông Boóc-khác-tơ cử anh ta đến và chắc rằng vì buồn chán anh ta sẽ đi lung t ung nhi ều hơn nhu cầu của đôi chân.
Hai bức thư t ừ Niu Oóc mà anh nhắc đến trong thư trước không thấy có trong bức thư ấy.
Xin nói thêm. Thế nào anh cũng phải gửi cho tôi cuốn: "Triết học của tự nhiên" của Hê-ghen mà anh đã hứa. Hiện tôi đang nghiên cứu một ít về sinh lý học và đang định gắn vào đó những phần nghiên cứu về giải phẫu so sánh. Trong những phần nà y có nhiều điều đặc biệt quan trọng xét từ góc độ triết học, nhưng tất cả những điều đó mới được phát kiến gần đây; tôi rất muốn biết là trong đó đã có điều gì được ông già2 * nhìn t hấy trước chưa. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu như bây giờ ông ấy mới
viết "Triết học của tự nhiên" thì các bằng chứng sẽ từ bốn phía ba y v ề chỗ ô ng ấy. Tu y nhi ên, về những th àn h t í ch t rong l ĩ n h
1* 1*
Ph. Ăng-ghen. "Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh"
2*
428 ĂNG-GHEN GỬI MÁC, 14 THÁNG BẢY 1858 ĂNG-GHEN GỬI MÁC, 14 THÁNG BẢY 1858 429
214
vực tự nhiên học ba mươi năm nay thì không ai có một khái niệm nào cả. Đối với sinh lý học, những điều có ý nghĩa quyết định là, thứ nhất, sự phát triển to lớn của hoá hữu cơ, thứ hai, kính hiển vi, loại kính nà y bắt đầu được sử dụng đúng hướng mới được cách đây hai mươi năm. Đi ều nà y đã dẫn tới những kết quả còn quan trọng hơn là hoá học. Sự kiện chủ yếu đã cách mạng hoá toàn bộ ngành sinh lý học và lần đầu tiên làm cho sinh lý học so sánh trở nên có thể có được, là việc phát hiện ra tế bào: ở thực vật là phát hiện của Slai-đen, ở động vật là của Svan (khoảng năm 1836). Tất cả đều l à tế bào. Tế bào là cái tồn tại tự nó của Hê-ghen và trong sự phát triển của mình, nó đi qua chính là cái quá trình Hê-ghen chừng nào cuối cùng từ nó chưa phát tri ển cái "ý niệm", tức là cơ thể hoàn chỉnh đó.
Một kết quả khác có thể làm cho ông già Hê-ghen rất vui, là trong lĩ nh vực vật lý học, mối t ương quan về lực, tức là qu y luật, mà t heo đó trong những đi ều ki ện nhất định t hì sự chuyển động cơ học - su y ra, là lực cơ học (t hí dụ, bằng cách ma sát) - chu yển hoá thành nhiệt, nhi ệt thành quang, quang thành ái lực hoá học, ái lực hoá học (chẳng hạn như trong cột vô n) t hành điện, điện lại thành t ừ. Những s ự chuyển hoá đó cũng có t hể xảy ra theo ki ểu khác, theo trình tự nà y hay trình tự ngược. Bây giờ đã có một người Anh, tôi không nhớ t ên1* đã chứng mi nh rằng những lực nà y trong những mối tươ ng quan hoàn t oàn xác định về l ượ ng đều chu yển hoá từ dạng này sang dạng khác, cho nên, thí dụ có một lượng nhất định của lực này, như điện l ực chẳng hạn, tương ứng với một lượ ng nhất đị nh của bất kỳ một lực nào khác, chẳng hạn như l ực từ tính, quang, nhiệt, ái lực hoá học (dương hoặc âm, tổng hợp hay phân tích) và lực
1*
- Giu-lơ
chuyển động. Lý thuyết phi lý về nhi ệt tiềm ẩn thế là bị loại trừ. Nhưng liệu đó có phải là bằng chứng vật chất hào hùng chứng minh cái phương thức mà các định nghĩa đầy lý trí chuyển hoá lẫn nhau hay không?
Dù sao đi nữa, khi nghiên cứu sinh lý học so sánh, ta sẽ cảm thấy khinh miệt đến tột độ đối với việc tôn vinh con người theo kiểu duy tâm vượt trên các động vật khác. Nhan nhản xung quanh ta là sự tương ứng hoàn toàn của cấu tạo con người với các động vật có vú khác; về cơ bản sự tương ứng nà y cũng được thấy ở các động vật có xương sống khác và thậm chí - dưới dạng tiềm ẩn hơn - có ở cả các loại côn trùng, tôm cua, giáp xác v.v.. Vấn đề của Hê- ghen về sự nhảy vọt về chất trong dãy số lượng cũng thích hợp tuyệt vời với điều nà y. Cuối cùng, trong gi ới thảo trùng cấp thấp chúng ta tiến tới được một mẫu hình là một đơn bào sống, độc lập, tuy thế chẳng có gì khác rõ rệt với loại thảo mộc cấp thấp (những nấm gồm các tế bào đơn - các nấm gây bệnh của khoai tây, nho v.v.) và các bào tử của những nấc phát triển cao hơn, cho đến cả trứng của người, kể cả tinh trùng, và nó cũng được thấ y giống hệt như những tế bào độc lập trong cơ thể sống (hồng cầu, tế bào biểu mô và màng nhầy, tế bào do các tuyến nội ti ết, từ thận v.v. tiết ra).
Nếu có thể được và nếu thuận tiện thì anh cho tôi biết dyspepsia crapulosa là bệnh gì. Đây không phải là chuyện đùa tếu đâu, mà là một tên gọi khoa học đấy.
Nếu báo "Times" ngày mai có chi tiết gì về Ấn Độ thì chúng ta sẽ xem có làm đ ược cái gì cho "Tribune" không, nếu không thì chả có cách nào cả. Xem qua tờ "Ti mes " ngà y mai chắc anh