Điều 34 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2015 (Trang 35 - 37)

này cĩ nghĩa là khi bị áp dụng hình phạt này thì người phạm tội suốt đời sẽ bị tước quyền tự do đi lại, quyền tự do sinh hoạt, quyền tự do làm việc, quyền bầu cử, ứng cử, quyền xuất cảnh… Tất cả các hoạt động của người bị áp dụng hình phạt này đều bị giám sát một cách nghiêm ngặt theo quy định, quy chế trại giam.

- Đối với hình phạt tử hình:Đây là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam, khi bị áp dụng hình phạt này thì người phạm tội sẽ bị tước đi quyền được sống. Điều này cĩ nghĩa là người bị áp dụng hình phạt tử hình sẽ bị tước tất cả các quyền cơ bản của một cơng dân. Vì đây là hình phạt nghiêm khắc nhất, nên cơ chế để áp dụng hình phạt này cũng rất chặt chẽ. Theo đĩ, chỉ áp dụng hình phạt này đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội của họ xã hội khơng thể tha thứ, chỉ khi tước đi mạng sống của họ thì mới tạo được sự tin tưởng của xã hội vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Pháp luật hình sự Việt Nam cũng quy định rất rõ là khơng được áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ cĩ thai hoặc phụ nữ đang nuơi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi. Điều này cũng thể hiện rất rõ về chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta khi giải quyết các vụ án hình sự, cụ thể là trong việc áp dụng các chế tài hình sự được quy định.

- Đối với hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định:

Việc cấm bị cáo đảm nhiệm chức vụ, hành nghề, làm một cơng việc là giải pháp phịng ngừa “từ xa” trong việc phịng ngừa tội phạm. Người bị áp dụng hình phạt này thì đương nhiên là họ bị tước quyền được đảm nhiệm một chức vụ, quyền được hành nghề hoặc quyền được làm một cơng việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định theo quyết định của Tịa án. Các chức vụ, cơng việc, ngành nghề bị cấm sẽ tùy thuộc vào tội phạm mà người bị áp dụng thực hiện và tùy thuộc vào sự đánh giá mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của Tịa án. Cĩ thể nĩi, để áp dụng hình phạt này tùy thuộc vào nhận định chủ quan của Tịa án khi xét xử. Vì vậy, trong

thực tế với một vụ việc cụ thể, nhưng đối với Tịa án này thì áp dụng, nhưng ở Tịa án khác thì cĩ thể khơng áp dụng.

- Hình phạt cấm cư trú:Hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội bị áp dụng hình phạt chính là hình phạt tù. Hình phạt này cĩ hiệu lực ngay sau khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt tù; khi đĩ người phạm tội sẽ phải bị cấm cư trú ở một hoặc một số địa phương nhất định. Bị áp dụng hình phạt này cĩ nghĩa là người phạm tội đã bị hạn chế quyền tự do tạm trú hoặc thường trú ở địa phương mà Tịa án chỉ định là họ khơng được cư trú trong thời gian do Tịa án quyết định. Việc cấm cư trú đối với người phạm tội là nhằm đảm bảo việc phịng ngừa tội phạm mang tính bao quát, nếu như khi xét xử Tịa án nhận thấy để cho người bị kết án sống ở một số địa phương nhất định sẽ tạo điều kiện để họ tiếp tục phạm tội mới.

- Đối với hình phạt quản chế:Hình phạt này cũng được áp dụng là hình phạt bổ sung khi người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính, và sẽ cĩ hiệu lực thi hành ngay sau khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt tù. Cũng giống như hình phạt cấm cư trú, hình phạt này là nhằm ngăn ngừa người phạm tội cĩ thể sẽ phạm tội mới khi họ chấp hành xong hình phạt tù. Tuy nhiên, đối với hình phạt này thì người chấp hành án buộc phải sống ở một địa phương nhất định theo quyết định của Tịa án. Khi bị áp dụng hình phạt này, người phạm tội sẽ bị tước đi quyền cư trú, làm ăn sinh sống ở những nơi khác ngồi nơi được Tịa án chỉ định. Ngồi ra, khi chấp hành hình phạt này, người bị kết án cũng sẽ chịu sự kiểm sốt, giáo dục của chính quyền và nhân dân ở địa phương; điều này cĩ nghĩa là họ sẽ bị hạn chế quyền tự do đi lại, quyền tự do làm việc…

- Đối với hình phạt tước một số quyền của cơng dân:Hình phạt này được thi hành ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù, theo đĩ họ sẽ bị tước một số quyền cơ bản của cơng dân. Những quyền cơng dân mà họ cĩ thể sẽ bị tước đĩ là quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước; quyền làm việc trong

các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân13. Tuy nhiên, khơng phải khi áp dụng loại hình phạt này thì người phạm tội sẽ bị tước đi các quyền này một cách vĩnh viễn, mà họ chỉ bị tước trong một khoảng thời gian nhất định theo quyết định của Tịa án.

- Đối với hình phạt tịch thu tài sản:Đây là hình phạt bổ sung và chỉ áp dụng đối với người phạm tội bị kết án về tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Khi áp dụng hình phạt này, cĩ nghĩa là người phạm tội sẽ bị tước đi quyền sở hữu một phần hoặc tồn bộ tài sản. Tuy nhiên, trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng quy định trường hợp tịch thu tồn bộ tài sản của người phạm tội thì vẫn để cho người bị kết án cĩ điều kiện sinh sống. Điều này thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và gia đình của họ cĩ điều kiện sinh sống ổn định.

Từ các phân tích trên, cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luơn thể hiện rõ đường lối chính sách về việc đảm bảo quyền con người trong quản lý và điều hành Nhà nước. Trong các trường hợp cá biệt, cụ thể ở đây là đối với người cĩ hành vi vi phạm pháp luật hình sự khi bị xử phạt - áp dụng chế tài hình sự - thì ít nhiều họ sẽ bị hạn chế về các quyền cơ bản của cơng dân trong việc đảm bảo quyền con người, quyền cơng dân. Việc hạn chế các quyền của những người phạm tội là cần thiết và để đảm bảo việc giáo dục, răn đe và phịng ngừa chung, đảm bảo quản lý, điều hành Nhà nước và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta. Ở một khía cạnh nào đĩ, quy định của Bộ luật hình sự về các loại hình phạt vẫn cịn một số điểm chưa thật sự nêu cao quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đảm bảo quyền con người, quyền cơng dân theo Hiến pháp quy định.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2015 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)