Về các quyền và nội dung hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn xét xử

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2015 (Trang 53)

bào chữa của Luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Quyền của người bào chữa nĩi chung, của Luật sư nĩi riêng được quy định cụ thể tại điều 56, 57, 58 BLTTHS năm 2003, đồng thời quy định rải rác trong các điều luật khác tại các chương quy định về trình tự, thủ tục tố tụng. Những quy định này được hình thành từ các nguyên tắc hiến định và là yếu tố cấu thành nên chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự.

- Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 thì Luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can; đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì Luật sư tham gia tố tụng từ khi cĩ quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Như vậy, để đảm bảo quyền tự do, dân chủ của cơng dân, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, BLTTHS năm 2003 đã quy định cho phép Luật sư tham gia tố tụng sớm hơn so với quy định của BLTTHS năm 1988. Để thực hiện được quy định trên, Luật sư cần bố trí thời gian và thực hiện đúng các yêu cầu, thơng báo của cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải tạo điều kiện thuận lợi để Luật sư tham gia. Rõ ràng, việc Luật sư được thực hiện hoạt động bào chữa ngay từ thời điểm khởi tố vụ án hay từ khi một người bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 58 là

rất quan trọng vì đây là giai đoạn bắt đầu hình thành hồ sơ vụ án. Luật sư phải thực hiện các hoạt động như: tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, làm các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Các hoạt động này của Luật sư (dù là theo quy định của pháp luật hay các thao tác kỹ năng nghề nghiệp) sẽ giúp bị can bình tĩnh hơn, tự tin hơn tránh tình trạng bị can quá căng thẳng, tâm lý khơng ổn định mà gây ra những hành động đáng tiếc.

- BLTTHS năm 1988 quy định Luật sư “cĩ quyền cĩ mặt khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can và cĩ mặt trong những hoạt động điều tra khác”. Với quy định này, BLTTHS năm 2003 đã quy định mở rộng thêm quyền của Luật sư. Điều này cũng cĩ nghĩa Luật sư cĩ cơ hội được thực hiện hoạt động bào chữa rộng hơn trên cơ sở quyền của mình. Luật sư cĩ mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì họ được thực hiện một trong những hoạt động bào chữa vơ cùng quan trọng đĩ là hỏi người người bị tạm giữ, bị can về những vấn đề phù hợp, cĩ lợi cho người mà mình bào chữa. Từ quy định này, Luật sư tiến hành các hoạt động bào chữa như chuẩn bị kế hoạch hỏi, tham gia hỏi cung, theo dõi, phát hiện vấn đề, đặt các câu hỏi cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện hoạt động hỏi bị can của Luật sư lại bị phụ thuộc vào người tiến hành tố tụng. Luật sư muốn được thực hiện phải dựa vào sự đồng ý của Điều tra viên, Luật sư khơng cĩ quyền tự quyết định. Do vậy, cĩ thể nhận thấy, quyền được hỏi người bị tạm giữ, bị can của Luật sư bản chất chỉ là quyền phái sinh trên

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2015 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)