Kỹ năng xây dựng bản luận tội là những thao tác nghiệp vụ sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự thể hiện bằng ngơn ngữ nĩi và phương pháp quy nạp kết hợp diễn giải, phân tích, so sánh, tổng hợp trên cơ sở viện dẫn, sử dụng chứng cứ và những tình tiết cần chứng minh trong vụ án để lập luận, biện luận lơgic theo đúng cấu trúc của văn bản luận tội theo mẫu hướng dẫn của ngành Kiểm sát nhân dân.3
Trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các kỹ năng xây dựng bản luận tội cĩ ý nghĩa hết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” trong đĩ cĩ nội dung nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa4và khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”5. Bởi lẽ, đây cũng chính là sự trang bị cần thiết để kiểm sát viên (KSV) cĩ đủ tầm, đủ năng lực tranh luận, đối đáp lại với người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại
phiên tịa nhằm bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát (VKS).
Để cĩ một phần trình bày lời luận tội hồn hảo, trước hết KSV phải xây dựng được một bản luận tội đạt yêu cầu, đảm bảo về mặt nội dung và đặc biệt là khả năng hiểu biết, vận dụng thành thạo các kỹ năng xây dựng bản luận tội, trong đĩ cần quan tâm đến một số vấn đề như sau:
Thứ nhất,kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi tham gia phiên tồ. KSV phải lựa chọn được phương pháp nghiên cứu hồ sơ khoa học, phù hợp dựa trên đặc điểm của vụ án, tội danh, sở trường của cá nhân. Việc nghiên cứu hồ sơ cũng cần gắn liền với ghi chép và ghi chú khi cần thiết để nắm vững nội dung vụ án, quá trình thu thập chứng cứ phục vụ cho việc xây dựng dự thảo luận tội, cĩ sự vận dụng, kết hợp với lý luận về định tội danh để phân tích, đánh giá chứng cứ trên cơ sở đĩ buộc tội đối với bị cáo và giải quyết vụ án trong dự thảo luận tội. Đồng thời, dự kiến những tình huống cĩ thể phát sinh tại phiên tịa và lập luận để bác bỏ hoặc chấp nhận những quan điểm đĩ.
Thứ hai,kỹ năng xây dựng dự thảo luận tội. KSV cần chú ý thực hiện theo đúng mẫu số 136 ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ- VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hướng dẫn viết luận tội và các yêu cầu đối với bản luận tội quy định tại khoản 3 Điều 23 Quy chế cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960 ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối với phần nội dung là phần quan trọng nhất của Dự thảo luận tội, KSV cần tuân thủ chặt chẽ một số vấn đề sau:
KỸ NĂNG XÂY DỰNG BẢN LUẬN TỘI VÀ TRÌNH BÀY LỜI LUẬN TỘI MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Đình Vinh1
Nguyễn Ngọc Đại2