Những bất cập trong thực tiễn xây dựng bản luận tội, trình bày lời luận tội và kiến nghị

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2015 (Trang 51 - 53)

bản luận tội, trình bày lời luận tội và kiến nghị hồn thiện

3.1. Những bất cập trong thực tiễn xây dựngbản luận tội và kiến nghị hồn thiện bản luận tội và kiến nghị hồn thiện

Thứ nhất,về thứ tự phân tích các yếu tố của cấu thành tội phạm trong luận tội, do chưa cĩ hướng dẫn cụ thể nên trong thực tiễn việc nêu và phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm để kết luận về tội danh truy tố của VKS chưa được thống nhất: Cĩ những luận tội phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm theo thứ tự như trong giáo trình của các trường đại học (Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan), cũng cĩ những luận tội lại phân tích theo trình tự thời gian, bắt đầu từ việc người phạm tội xuất phát từ động cơ, mục đích nào (mặt chủ quan), đến hành vi khách quan trên thực tế ra sao, điều kiện về mặt chủ thể, khách thể mà hành vi xâm phạm và cuối cùng là hậu quả tội phạm gây ra. Theo chúng tơi, cần thiết phải ban hành hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thứ tự phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm trong luận tội để đảm bảo tính khoa học, thống nhất, tránh tình trạng bỏ sĩt khơng phân

tích hết các yếu tố cấu thành tội phạm hoặc nêu, phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm một cách tùy tiện, thiếu logic, thiếu chặt chẽ.

Thứ hai,về nội dung đưa ra kiến nghị phịng ngừa tội phạm trong luận tội – đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của VKS trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, thể hiện vị trí, tầm quan trọng của VKS tại phiên tịa nhưng thực tiễn nhiều luận tội thường bỏ qua nội dung này vì đây là một vấn đề khĩ, địi hỏi KSV xây dựng luận tội khơng chỉ am hiểu kiến thức về pháp luật mà cịn phải nắm được những kiến thức của ngành tội phạm học và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Để đảm bảo KSV xây dựng và đưa ra được những kiến nghị phịng ngừa tội phạm trong luận tội cĩ chất lượng thì việc tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, các kỹ năng xây dựng luận tội cho KSV là cần thiết, quan trọng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cơng tác.

Thứ ba,đối với nội dung phân tích, tổng hợp, đánh giá chứng cứ trong luận tội, do quy định của pháp luật về chứng cứ hiện nay cịn sơ sài, việc phân tích, đánh giá chứng cứ trong luận tội nhiều khi dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của KSV là chính mà trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cĩ sự tham gia của nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác, của Luật sư, trợ giúp viên pháp lý nên tình trạng cĩ quan điểm khác nhau về đánh giá chứng cứ là khĩ tránh khỏi. Điều này làm cho quá trình đánh giá chứng cứ trong luận tội cũng như tranh luận tại phiên tịa bảo vệ quan điểm truy tố của VKS, KSV gặp phải nhiều khĩ khăn. Chính vì vậy, chúng tơi đề nghị cần thiết phải xây dựng luật chứng cứ và hồn thiện các quy định của pháp luật về đánh giá chứng cứ.

Thứ tư,trong Bộ luật Hình sự hiện hành, hầu như tất cả các khung hình phạt được quy định trong cấu thành các tội phạm cụ thể là hình phạt tù cĩ thời hạn, tuy nhiên thời hạn tối thiểu và thời hạn tối đa của hình phạt tù cĩ thời hạn trong từng tội phạm cụ thể rất rộng (ví dụ như tội Cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS cĩ mức hình phạt tù từ ba năm đến mười năm), chưa kể đến trường hợp cĩ nhiều tình tiết giảm nhẹ cĩ thể áp dụng mức hình phạt dưới khung. Điều này đã dẫn đến nhiều khĩ khăn trong phân hĩa trách nhiệm

hình sự trong quy định các chế tài, trong cá thể hĩa hình phạt. Quá trình xây dựng luận tội, Viện kiểm sát thể hiện quan điểm truy tố đối với bị cáo tại phiên tịa và đồng thời cũng đề nghị xử lý đối với bị cáo theo một khung hình phạt nhất định, việc xác định khung hình phạt trong luận tội thường rất khĩ khăn do hạn chế cả điều luật như nêu trên. Vì vậy, chúng tơi đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự về hình phạt đối với các tội phạm cụ thể theo hướng thu hẹp lại khung hình phạt của điều luật và đồng thời xây dựng, đưa ra nhiều tiêu chí áp dụng hình phạt mang tính định lượng, hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu chí mang tính định tính (nếu cĩ thể) để quá trình áp dụng pháp luật hình sự nĩi chung và việc đề xuất khung hình phạt trong luận tội của Viện kiểm sát được thuận lợi hơn, chính xác hơn.

3.2. Những bất cập trong thủ tục trình bàylời luận tội và kiến nghị hồn thiện lời luận tội và kiến nghị hồn thiện

Thứ nhất,trường hợp tại phiên tịa cĩ nhiều tình huống mới phát sinh, theo nguyên tắc “thủ trưởng chế”, KSV thường phải gọi điện thoại để xin ý kiến lãnh đạo về đường lối bảo vệ quan điểm truy tố và giải quyết vụ án. Nhưng do việc liên lạc gián tiếp, nhiều khi KSV khơng nắm hết được nội dung vì vậy, điều này làm cho KSV cĩ thể bị lúng túng, khơng tự tin khi trình bày luận tội. Theo chúng tơi, để đảm bảo hoạt động của KSV khi tác nghiệp nĩi chung và khi trình bày luận tội tại phiên tịa nĩi riêng cần tăng cường tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của Kiểm sát viên trước pháp luật.

Thứ hai, về vấn đề xem xét vật chứng tại phiên tịa, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành chỉ đề cập đến thủ tục xem xét vật chứng trong phần xét hỏi của vụ án. Trong tực tiễn cho thấy, quá trình trình bày lời luận tội, nếu KSV trình bày, phân tích chứng cứ kết hợp với việc xem xét vật chứng, mơ tả những dấu vết cụ thể tương ứng với phần trình bày của luận tội thì sẽ đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn. Qua đây, chúng tơi cũng xin kiến nghị hồn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cần bổ sung quyền xem xét vật chứng của Viện kiểm sát trong khi trình bày luận tội tại phiên tịa để phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2015 (Trang 51 - 53)