Xem thêm tại Nguyễn Minh Đoan, Bảo đảm tính tối cao của Hiến Pháp trong Nhà nước pháp quyền (5/2002), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2015 (Trang 73 - 74)

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và tồn thể Nhân dân cĩ trách nhiệm bảo vệ Hiến Pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến Pháp do luật định“16. Với quy định trên so với quy định về tính hiệu lực của Hiến Pháp trong Hiến Pháp của một số quốc gia Đơng Nam Á cho thấy quy định về tính hiệu lực trong Hiến Pháp của nước ta đang tồn tại một số yếu tố làm suy giảm tính tối cao của Hiến pháp như sau:

Thứ nhất, dù Hiến Pháp khẳng định là “luật cơ bản” nhưng hiện chưa cĩ cơ chế bảo đảm tính tối thượng của Hiến Pháp. Điều này đang làm suy giảm hiệu lực của Hiến Pháp, trong thực tế vẫn cịn tình trạng các luật và các văn bản pháp quy khác cĩ tình trạng quy định nội dung mâu thuẫn với các quy định trong Hiến Pháp, dù ngay trong Hiến Pháp quy định mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến Pháp.

Thứ hai, Hiến pháp ghi nhận mọi hành vi vi phạm Hiến Pháp đều bị xử lý. Song trên thực tế, điều này dường như là khơng thể vì khơng cĩ cơ chế xử lý hành vi vi phạm Hiến Pháp trên cả ba gĩc độ: Quy định của pháp luật, thiết chế đảm nhận chức năng và cơ chế vận hành;

Thứ ba, việc quy định tính hiệu lực của Hiến Pháp vào vị trí cuối hiến văn cũng làm ảnh hưởng tới tính hiệu lực của Hiến Pháp do xuất phát từ yếu tố tâm lý. Xét dưới gĩc độ hình thức, điều này làm suy giảm sự tơn nghiêm cần cĩ đối với một luật cơ bản, cĩ giá trị pháp lý tối thượng trong hệ thống pháp luật như Hiến Pháp. Điều này cũng đã và đang xảy ra đối với các bản Hiến Pháp của Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào, Hiến pháp Brunei và Hiến pháp Liên bang Myamar.

Thứ tư,việc sử dụng thuật ngữ mang tính mơ hồ trong điều khoản quy định về tính hiệu

lực của Hiến Pháp cũng là một vấn đề làm ảnh hưởng tới hiệu lực của Hiến Pháp nước ta trên thực tế. Với quy định: “Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến Pháp; Mọi hành vi vi phạm Hiến Pháp đều bị xử lý; Cơ chế bảo vệ Hiến Pháp do luật định”

khơng bảo đảm cho Hiến Pháp luơn được tơn trọng và bảo đảm thực thi trong thực tế. Bởi lẽ quy định như vậy khơng xác định được ai được quyền hủy các văn bản khơng phù hợp với Hiến Pháp, nếu các cơ quan áp dụng pháp luật vẫn áp dụng các văn bản này thì hậu quả thế nào? Hành vi vi phạm Hiến Pháp ai cĩ quyền xử lý? Hình thức xử lý? Trách nhiệm của chủ thể vi phạm?

Thứ năm, trong Hiến Pháp 2013 chưa

thiết lập được cơ chế bảo vệ Hiến Pháp. Theo quy định tại khoản 2, Điều 119 thì cơ chế bảo vệ Hiến Pháp do luật định, quy định này chưa rõ ràng, khĩ cĩ thể thực thi trong thực tế.

Cĩ thể thấy với tính chất là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật trong một quốc gia, một yêu cầu tối quan trọng là Hiến Pháp cần phải bảo đảm tuyệt đối tính hiệu lực, bảo đảm cho Hiến Pháp là một pháo đài bất khả xâm phạm. Việc khơng “bảo đảm tính tối cao của Hiến Pháp thì sẽ dẫn đến tình trạng tản mạn, trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật. Như vậy, bảo đảm tính tối cao của Hiến Pháp khơng những là sự tơn trọng ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà cịn tạo nên tính thống nhất của hệ thống pháp luật, làm cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật chính xác, thống nhất hơn”17. Đây chính là điều kiện mang tính tiên quyết trong việc bảo đảm quyền lực của nhân dân, thể hiện tinh thần thượng tơn pháp luật và là cơ sở quan trọng cho cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa./.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2015 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)