mại
1.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng cá nhân
Theo Peter Burns và Anne Stanley (2001, trang 2), quản trị rủi ro tín dụng là “một quá trình liên tục nhận diện và tận dụng các cơ hội phù hợp đồng thời tránh những tiếp xúc không phù hợp để tối đa giá trị của doanh nghiệp” và giúp cân bằng giữa mục tiêu bảo toàn vốn và tối ƣu nguồn vốn. Rủi ro là yếu tố gắn liền và tồn tại tất yếu với quá trình hoạt động kinh doanh tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là một bộ phận cấu thành công tác quản trị rủi ro tín dụng chung các NHTM. Trong quá trình kinh doanh TDCN, ban lãnh đạo và các bộ phận chuyên trách của ngân hàng cần thiết lập các mục tiêu, kế hoạch, chiến lƣợc đối với nhóm khách hàng tín dụng cá nhân nhằm kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả và đạt đƣợc những mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, ngân hàng phải có các biện pháp tổ chức thực hiện việc đánh giá, giám sát các hoạt động cấp tín dụng cá nhân theo đúng quy định, chính sách và đặt ra các biện pháp để hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng. Nhƣ vậy, có thể hiểu QTRR tín dụng cá nhân là quá trình xây dựng và tổ chức thực thi các chính sách, chiến lƣợc, hoạt động, quy trình liên quan tới việc cấp tín dụng cá nhân nhằm
16
phòng ngừa và xử lý các rủi ro tín dụng để giảm thiểu tổn thất và tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động tín dụng cá nhân.
1.2.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng cá nhân
Nhìn chung, công tác rủi ro tín dụng cá nhân nói riêng đƣợc thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc rủi ro là yếu tố tất yếu của hoạt động kinh doanh tín dụng: trong
hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tín dụng, thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro là sự hiện hữu khách quan vốn có của hoạt động kinh doanh tín dụng và không thể loại bỏ hoàn toàn đƣợc. Các ngân hàng phải biết cách chấp nhận và tìm cách quản lý rủi ro ở mức hợp lý nếu nhƣ mong muốn có đƣợc lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình.
Nguyên tắc cân bằng hợp lý giữa rủi ro và thu nhập: đây là nguyên tắc nền
tảng của lý thuyết về quản trị rủi ro nói chung. Các tổ chức tín dụng chấp nhận chịu rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng với hi vọng sẽ có đƣợc lợi nhuận từ những khoản tín dụng đó. Do đó, trong quá trình kinh doanh tín dụng thì các ngân hàng chỉ đƣợc chấp nhận gánh chịu những rủi ro mà thiệt hại của chúng khi xảy ra không cao quá mức thu nhập có thể thu đƣợc từ khoản cấp tín dụng đó. Nghĩa là những rủi ro có thiệt hại cao hơn mức thu nhập mong đợi cần phải đƣợc loại bỏ.
Nguyên tắc tách biệt bộ phận có thẩm quyền chấp nhận rủi ro và bộ phận kiểm soát rủi ro: nội dung của nguyên tắc này nghĩa là cần phải tách biệt độc lập bộ
phận kinh doanh tín dụng cá nhân – bộ phận có quyền chấp thuận khoản cho vay cá nhân – với bộ phận kiểm soát rủi ro. Trong khi bộ phận kinh doanh tín dụng thƣờng luôn tìm cách gia tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách mở rộng và nâng cao số lƣợng các khoản cấp tín dụng, bộ phận kiểm soát rủi ro có nhiệm vụ hạn chế những khoản vay mang rủi ro cao không hợp lý có khả năng gây ảnh hƣởng tới lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng. Chính vì chức năng khác nhau của hai bộ phận trên, việc tách biệt hai bộ phận là cần thiết để đảm bảo tính khách quan và hiệu quản của công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân.
17
Nguyên tắc cân bằng giữa mức độ rủi ro và khả năng tài chính: khi rủi ro
xảy ra, chúng sẽ đi kèm với những thiệt hại cho ngân hàng về góc độ lợi nhuận và tốc độ phát triển.
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế: Mục đích của công tác
quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là làm giảm những tác động tiêu cực cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Với mục tiêu này, chi phí đƣợc sử dụng cho hoạt động quản trị và điều tiết rủi ro phải thấp hơn giá trị thiệt hại mà những rủi ro đó có thể gây ra cho ngân hàng.
Nguyên tắc chiến lược quản trị rủi ro phải phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: Công tác QTTR tín dụng cá nhân cần đƣợc xây dựng và thực thi dựa
trên chiến lƣợc và đƣờng lối phát triển chung của ngân hàng cũng nhƣ chiến lƣợc và phƣơng hƣớng phát triển riêng của từng đơn vị, chi nhánh ngân hàng.
Ngoài ra, Hiệp ƣớc Basel II năm 2004 cũng chứa đựng 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu, mà thực chất là các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, nhằm dảm bảo tính hiệu quả và an toàn của hoạt động cấp tín dụng (xem phụ lục 1 đính
kèm). Các nguyên tắc này chia thành 3 nhóm nguyên tắc cơ bản sau:
Xây dựng một môi trường tín dụng thích hợp (Nguyên tắc 1, 2 và 3): Hội
đồng quản trị của các ngân hàng phải kiểm tra và phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng nhằm đánh giá ro tín dụng và xây dựng một chiến lƣợc xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng về tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro,... Ban giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hƣớng mà Hội đồng quản trị đã phê duyệt và phát triển các chính sách, quy trình nhằm phát hiện, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tƣ. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm của mình.
- Thực hiện hoạt động cấp tín dụng lành mạnh (Nguyên tắc 4, 5, 6 và 7): Các ngân hàng phải hoạt động dựa trên các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh đã đƣợc xác định rõ ràng và xây dựng hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn.
18
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp để đảm bảo kiểm soát hiệu quả và đầy đủ các rủi ro tín dụng (10 nguyên tắc còn lại):
Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý và theo dõi đối với các danh mục đầu tƣ có rủi ro tín dụng cũng nhƣ điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ dự phòng và dự trữ.
1.2.2.3. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng cá nhân
Rủi ro tín dụng là một trọng những vấn đề các ngân hàng luôn phải đối mặt trong quá trình hoạt động. RRTD mang tính tất yếu khách quan, luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa dạng phức tạp nên chúng thƣờng khó kiểm soát và dễ dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Theo thời gian và sự phát triển của thị trƣờng, các quan hệ tín dụng cá nhân sẽ ngày càng lớn hơn về quy mô cũng nhƣ mức độ phức tạp và rủi ro. Chính vì vậy, công tác QTRR tín dụng cá nhân là vô cùng cần thiết và là điều tất yếu đối với hoạt động và sự phát triển của các NHTM.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực tín dụng cá nhân đang ngày càng phát triển khiến cho dƣ nợ cho vay cá nhân đang ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn trong danh mục cho vay của các ngân hàng thƣơng mại. Nhìn chung, các khoản tín dụng cá nhân thƣờng có giá trị không lớn tuy nhiên chúng lại có số lƣợng rất lớn và phân tán khiến cho công tác thu thập thông tin, xét duyệt và kiểm soát khoản vay còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các khách hàng cá nhân thƣờng rất dễ chịu ảnh hƣởng từ các tác động bên ngoài dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ. Hiện nay các định chế tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, nếu nhƣ một ngân hàng gặp vấn đề thì ngay lập tức sẽ rất dễ dẫn tới những phản ứng dây chuyền ảnh hƣởng tới uy tín và hoạt động của các ngân hàng hay thậm chí là cả hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, vấn đề QTRR tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng là rất quan trọng đối với sự an toàn, ổn định của thị trƣờng.
19