Đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín dụng là việc xây dựng các mô hình thích hợp để lƣợng hóa rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng nhằm biết đƣợc xác suất rủi ro, mức độ tổn thất khi xảy ra rủi ro và khả năng chấp nhận rủi ro của các ngân hàng để từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn an toàn cho vay tối đa đối với khách hàng cũng nhƣ phục vụ cho công tác trích lập rủi ro. Đo lƣờng và đánh giá RRTD chính là cơ sở để các ngân hàng đƣa ra những chính sách phù hợp, nhanh chóng khi xảy ra RRTD. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng cho việc ra quyết định của ngân hàng.
Đo lƣờng RRTD trong hoạt động của ngân hàng cần phải tìm ra đƣợc hai yếu tố quan trọng: Khả năng hay xác suất gặp phải RRTD và mức độ tổn thất khi RRTD
22
xảy ra. Bất kỳ sai lệch trong việc xác định khả năng và mức độ tổn thất đều làm mất đi tính chủ động và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng từ đó gây lãng phí và nghiêm trọng hơn khi tổn thất xảy ra trên thực tế lớn hơn mức đo lƣờng dự kiến.
Để duy trì một quá trình quản lý, đo lƣờng và theo dõi tín dụng phù hợp, theo thông lệ do ủy ban Basel đề xuất, Ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Ngân hàng cần có hệ thống quản lý liên tục các danh mục đầu tƣ có rủi ro tín dụng.
Nguyên tắc 2: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm xác định mức độ đủ dự phòng và dự trữ
Nguyên tắc 3: Khuyến khích các Ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Các hệ thống xếp hạng cần thống nhất với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của Ngân hàng.
Nguyên tắc 4: Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để cho phép lãnh đạo đo lƣờng đƣợc rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội bảng và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục đầu tƣ tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro.
Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lƣợng của toàn bộ danh mục đầu tƣ tín dụng.
Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần tính đến những thay đổi tiềm năng trong tƣơng lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tƣ và phải đánh giá các tài sản có tiềm năng rủi ro tín dụng trong điều kiện căng thẳng.