Kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 32 - 35)

Kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị RRTD của một NHTM. Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các chiến lƣợc, chính sách, tiêu chuẩn, biện pháp, kỹ thuật, công cụ nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích.

23

Để kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xây dựng đƣợc hệ thống các công cụ hạn chế rủi ro nhƣ chính sách thiết lập giới hạn tín dụng, quy trình tín dụng, chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản trị RRTD, mức uỷ quyền, các tiêu chuẩn cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng, các giới hạn tín dụng,… trong đó hai nội dung quan trọng là thiết lập chính sách các giới hạn tín dụng và xây dựng và tuân thủ các tiêu chuẩn cấp tín dụng.

Chính sách thiết lập giới hạn tín dụng

Chính sách này đƣợc xây dựng đề cập vào ba giới hạn cơ bản đó là: Giới hạn tín dụng một khách hàng; Giới hạn tín dụng nhóm khách hàng có liên quan; Giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực hay khu vực địa lý….

Giới hạn tín dụng một khách hàng: Luật pháp các nƣớc đều đƣa ra quy định rõ về giới hạn này nhằm ngăn chặn các NHTM tập trung quá lớn vào một khách hàng. Giới hạn này đƣợc thiết lập trên cơ sở vốn của Ngân hàng, thông thƣờng mức tín dụng cấp đối với một khách hàng không quá 10 –25% vốn tự có của NHTM. Thực tế ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, NHTM thƣờng thiết lập mức thấp hơn so qui định của pháp luật. Ở Việt Nam, theo quy định của NHNN, giới hạn cho vay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng (Điều 128 Luật các TCTD năm 2010).

Giới hạn tín dụng nhóm khách hàng có liên quan: Giới hạn tín dụng đối với một nhóm khách hàng đang tỏ ra đặc biệt quan trọng trong việc cấp tín dụng của Ngân hàng. Loại khách hàng này càng trở nên phổ biến đối với một số Ngân hàng có xu hƣớng thịnh hành phƣơng pháp cho vay dựa trên uy tín hơn là căn cứ các thủ tục và điều kiện cho vay mang tính thƣơng mại và truyền thống. Một Ngân hàng có chính sách quản trị RRTD tốt là Ngân hàng thƣờng xây dựng các giới hạn cho nhóm khách hàng có liên quan trên cơ sở hệ thống quản lý khách hàng của Ngân hàng mình. Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của ngân hàng (Điều 128 Luật các TCTD

24

Giới hạn tín dụng theo ngành hoặc lĩnh vực: Giới hạn này khống chế tín dụng vào một ngành kinh doanh hay lĩnh vực, thậm chí theo khu vực địa lý (vùng, quốc gia). Giới hạn nhằm kiểm soát tổn thất tín dụng do hàng loạt khách hàng gặp khó khăn với cùng một lý do, ví dụ lĩnh vực kinh doanh bất động sản với rủi ro lớn khi thị trƣờng đóng băng, có thể dẫn tới loạt khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực này phá sản, không trả đƣợc nợ Ngân hàng. Tuy nhiên, thiết lập hệ thống thông tin thống kê báo cáo chuẩn theo ngành, lĩnh vực, hoặc bản thân khách hàng vay vốn sử dụng kinh doanh đa ngành thì việc phân loại theo tiêu chí của Ngân hàng cũng gặp khó khăn.

Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng

Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng là việc ngân hàng đặt ra các điều kiện về năng lực khách hàng, tài chính, phƣơng án/dự án,… tuân thủ quy định của NHNN và quy định nội bộ của Ngân hàng. Theo quy định hiện hành của NHNN, Ngân hàng chỉ xem xét và quyết định cấp tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án kinh doanh khả thi và có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp luật.

Công tác kiểm soát RRTD đƣợc thực hiện cả trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng để nhằm đảm bảo khoản vay của khách hàng luôn đƣợc giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh. Tuy nhiên, kiểm soát RRTD phải đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng với mục tiêu đạt đƣợc lợi nhuận từ hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân.

25

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)