- Dƣ nợ và doanh số cho vay khách hàng cá nhân luôn đạt và vƣợt mức so với kế hoạch đề ra. Dƣ nợ cho vay và doanh số cho vay là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tốc độ phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dƣ nợ cho vay và doanh số cho vay cao chứng tỏ ngân hàng đang có xu hƣớng phát triển, mở rộng thị phần và năng lực cạnh tranh trên địa bàn ngày càng cải thiện nhất là so với các ngân hàng cổ phần nhà nƣớc.
- Thông qua việc triển khai các sản phẩm tín dụng cá nhân mới, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số đến rộng rãi khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nhƣ: các trang trại nông nghiệp đặc sản giá trị cao (bƣởi, cam, quýt, chuối, dƣa lƣới,..) và trại heo trên dịa bàn trọng điểm Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng. Trong thời gian qua HDBank Bình Dƣơng đã đa dạng hóa danh mục cho vay theo tài sản đảm bảo và theo các sản phẩm tín dụng qua đó phân tán đƣợc các rủi ro tín dụng cá nhân. Đồng thời, phát triển mạnh cho vay khách hàng cá nhân cũng góp phần làm giảm tín dụng đen theo chủ trƣơng của nhà nƣớc.
- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân luôn đƣợc kiểm soát tốt dƣới 1% và có xu hƣớng năm sau giảm so với năm trƣớc theo đúng chủ đƣơng định hƣớng chỉ đạo của Tổng Giám đốc là phát triển tín dụng chất lƣợng và hiệu quả.
- HDBank Bình Dƣơng tuân thủ công tác báo cáo định kỳ và chuyên đề đƣợc duy trì thƣờng xuyên và tƣơng đối chính xác, kịp thời đến Ban Tổng Giám đốc, Khối nghiệp vụ Hội sở nên Ban lãnh đạo chi nhánh HDBank Bình Dƣơng luôn nắm chắc đƣợc tình hình xử lý nợ quá hạn, trích lập và xử lý rủi ro của Chi nhánh.
- Hệ thống HBBank đã hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo chiều dọc từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức độ quyết định, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây
64
dựng danh mục đầu tƣ,… Các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, đƣợc quản lý tập trung tại Hội sở chính còn các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng. Với mô hình này, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo sự chuyên môn hóa cao, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong quá trình giao dịch, quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Mô hình này đã giúp công tác thẩm định tín dụng tại HBBank Bình Dƣơng đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, mô hình chỉ là một bộ phận của quá trình thực hiện công tác QTRR tín dụng cá nhân. Theo bà Lại Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc chi nhánh kiêm Giám đốc Dịch vụ khách hàng,“Việc quản trị rủi ro tín
dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng không dừng ở việc xây dưng một mô hình quản trị rủi ro đem đến những kết quả bước đầu khả quan mà ngân hàng phải tích cực theo dõi, đánh giá để có sự điều chỉnh phù hợp với những thay đổi theo thời gian để đảm bảo hiệu quả xuyên suốt của mô hình”. Trên thực tế, một mô hình
có thể phù hợp với các yêu cầu QTRR tín dụng của ngân hàng vào một thời điểm nhƣng theo thời gian sẽ trở nên kém hiệu quả hơn do những biến động, thay đổi trên thị trƣờng.