Công tác đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 55 - 58)

Theo đánh giá của ông Trịnh Xuân Yên, Phó Giám đốc chi nhánh kiêm Giám đốc Phòng giao dịch Thủ Dầu Một, “đây là công tác thiết yếu mà ngân hàng

nào cũng cần phải chú trọng phát triển. Mảng cho vay cá nhân dùng là “con gà đẻ trứng vàng” cho nhiều ngân hàng thương mại hiện nay nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây nên gánh nặng nợ xấu cho ngân hàng, đặc biệt là mảng cho vay tín chấp. Chính vì vậy, công tác đo lường và đánh giá rủi ro cũng khoản vay cá nhân là tuyến phòng thủ vô cùng quan trọng bảo vệ ngân hàng trước những khoản vay rủi ro cao”.

Hiện nay, việc đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân dựa vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng đƣợc thực hiện theo trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân theo Quy chế xếp hạng tín dụng nội bộ kèm theo Quyết định số 155A/2016/QĐ-HĐQT ngày 30/12/2016 2016 của HDDQT HDBank và Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ số: 3031/2016/QĐ-TGĐ ngày 30/12/2016 của Tổng Giám đốc HDBank. Cụ thể, bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối khách hàng cá nhân gồm 22 tiêu chí chung đƣợc áp dụng tùy theo từng nhóm đối tƣợng khách hàng cá nhân (gồm cá nhân tiêu dùng, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân sản xuất kinh doanh) nhƣ sau:

46

Bảng 3. 4. Các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân của HDBank Stt Chỉ tiêu Tiêu dùng Sản xuất kinh doanh Hộ kinh doanh cá thể

I THÔNG TIN VỀ NHÂN THÂN

1 Tình trạng chỗ ở X X X

2 Tuổi X X X

3 Trình độ học vấn X X X

4 Tình trạng hôn nhân X X X

5 Thời gian lƣu trú X X X

6 Mua bảo hiểm nhân thọ X X X

7 Số ngƣời phụ thuộc kinh tế X X

II THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG

8 Vị trí/chức vụ nơi công tác/tạo thu nhập X X 9 Hình thức thanh toán lƣơng/tạo thu nhập X X 10 Loại hình cơ quan đang công tác/tạo thu nhập X

11 Thâm niên nơi công tác/tạo thu nhập X X

12 Lịch sử trả nợ các TCTD khác trong 12 tháng qua X X X 13 Thâm niên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh X X

14 Tăng trƣởng doanh thu trong 2 năm gần đây X

15 Quyền sở hữu đối với địa điểm SXKD X

16 Ghi chép sổ sách kế toán X

17 Mức độ chấp hành về thuế X

47

18 Tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn trả nợ X X

19 Tỷ lệ vốn tự có tham gia phƣơng án X X X

20 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu X

IV QUAN HỆ VỚI NGÂN HÀNG (KH CŨ)

21 Tình hình nợ quá hạn X X X

22 Thời gian quan hệ tín dụng với NH X X X

(Nguồn: Theo Quy chế xếp hạng tín dụng nội bộ ban hành kèm theo Quyết định số155A/2016/QĐ-HĐQT ngày 30/12/2016 của HĐQT HDBank)

Nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ

- Áp dụng các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ khác nhau phù hợp với từng loại đối tƣợng, đặc điểm khách hàng và phù hợp với từng loại hình cấp tín dụng.

- Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc xây dựng căn cứ trên dữ liệu thống kê thông tin của nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng trong thời gian tối thiểu phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nƣớc.

- Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng phù hợp trong từng thời kỳ.

- Áp dụng trọng số phù hợp đối với từng chỉ tiêu nhằm đảm bảo mức độ tác động phù hợp trong tổng thể điểm của khách hàng.

- Áp dụng tiêu chuẩn/hƣớng dẫn cụ thể cách chấm điểm cho từng chỉ tiêu trên cơ sở thống kê thông tin khách hàng với tình hình trả nợ.

- Áp dụng 5 mức điểm (thang điểm 1-5 hoặc 20-40-60-80-100).

- Hạng tín dụng đƣợc xác định trên cơ sở điểm tổng hợp của các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng nêu trên.

- Hạng tín dụng của từng khách hàng phải đƣợc cập nhập, đánh giá lại định kỳ nhằm phù hợp với thực tế.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc coi là một trong những thƣớc đo rủi ro tín dụng quan trọng để từ đó ngân hàng có thể đánh giá rủi ro tín dụng một cách nhất quán, hiệu quả và có những định hƣớng, mục tiêu tín dụng phù hợp nhằm kiểm

48

soát rủi ro tín dụng ở mức hợp lý. Theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ trên, mỗi khách hàng sẽ đƣợc xếp hạng tín dụng tƣơng ứng với mức độ rủi ro. Dựa trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xác định giới hạn cấp tín dụng và chính sách tín dụng nào sẽ đƣợc áp dụng đối với từng khách hàng.

Theo nhƣ kết quả khảo sát thì đa số Cán bộ chuyên viên đều nhận định “HDBank Bình Dương thực hiện phân loại nợ và quản lý nợ xấu thực hiện theo

đúng hướng dẫn cùa Ngân hàng Nhà nước, Hội sở HDBank”.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)