Với vai trò là ngân hàng mẹ, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển ổn định của HDBank chi nhánh Bình Dƣơng. Để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của chi nhánh, HDBank cần đảm bảo các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng hợp lý và cho phép chi nhánh có mức độ linh hoạt, tự quyết nhất định trong hoạt động của mình. Bên cạnh đó, HDBank cần nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ tín dụng và tinh giảm gọn nhẹ các quy trình tín dụng để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng nhƣng vẫn phải đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan và chính xác.
86
- Xây dựng và phát triển hệ thống quản trị thông tin khách hàng đối với tất cả các đơn vị kinh doanh trong hệ thống HDBank. Các thông tin tài chính, pháp lý có liên quan cần đƣợc phân tích, đánh giá kịp thời và hiệu quả. Đồng thời, thông tin cần đƣợc khai thác từ nhiều nguồn khách nhau để tìm ra các thông tin chính xác, đầy đủ, đáng tin cậy để từ đó giúp cho việc phòng ngừa rủi ro tín dụng và điều hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả để đảm bảo sự liên lạc thƣờng xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu trong hoạt động cấp tín dụng giữa Hội sở và các chi nhánh cũng nhƣ giữa các chi nhánh với nhau. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi đảm bảo sự độc lập giữa các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhƣng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Để đạt đƣợc nhiệm vụ đó, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thu thập, phân tích và luân chuyển thông tin toàn diện để cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Ngoài ra, HDBank có thể hợp tác với các ngân hàng khác trong việc xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng vì đây là con đƣờng ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm tối đa chi phí khai thác thông tin.
- Tập trung nguồn lực để sớm đầu tƣ hiện đại hóa năng lực công nghệ đề cho HDBank đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả. Vì việc ứng dụng công nghệ trong ngân hàng sẽ là công cụ giúp các nhà quản trị kiểm soát các loại rủi ro của ngân hàng tốt hơn. Năng lực về công nghệ cần phải hoàn thiện để đáp ứng năng lực quản trị và năng lực cạnh tranh của HDBank. Mặc dù đã đƣợc đầu tƣ 5 triệu USD cho hệ thống Corebanking Flexcube trên nền tảng là SYMBOLS của hãng Sungard System Access. Tuy nhiên, trong chiến lƣợc chuyển đổi ngân hàng số - Happy Digital Bank nhằm để đáp ứng cho cho khách hàng trải nghiệm tiện ích của công nghệ Fintech, của ngân hàng số thì đòi hỏi HDBank phải tiếp tục đầu tƣ trong thời gian tới.
87
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng không chỉ với bản thân ngân hàng thƣơng mại mà còn với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, các rủi ro tín dụng luôn tồn tại gắn liền với trong quá trình hoạt động kinh doanh tín dụng cá nhân của ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng cá nhân xảy ra, chúng có thể sẽ gây nên hậu quả vô cùng to lớn tới ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế cũng nhƣ toàn bộ thị trƣờng. Chính vì lẽ đó, vấn đề QTRR tín dụng cá nhân tại các NHTM là điều hết sức cấp thiết. Việc tìm ra các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng của hệ thống QTRR tín dụng cá nhân luôn có ý nghĩa quan trọng lâu dài. Điều đó đặt ra cho các nhà quản trị NHTM cần có kiến thức sâu rộng về hoạt động quản trị RRTD, từ đó giúp hoạch định đƣợc chính sách và đƣa ra những quyết sách hợp lý, nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng cá nhân trong các NHTM.
Với các ƣu điểm dễ phân tán đƣợc rủi ro tín dụng, áp dụng đƣợc lãi suất cao, tiềm năng địa bàn rất lớn,… đẩy mạnh tăng trƣởng hoạt động tín dụng cá nhân là một trong những định hƣớng kinh doanh quan trọng của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay trong đó có HDBank. Với việc đẩy mạnh tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cá nhân, thì công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân phải đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng là một yêu cầu quan trọng. Đặc biệt đối với HDBank Bình Dƣơng với nền tảng khách hàng tín dụng cá nhân khá lớn thì việc đảm bảo hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân càng trở nên cần thiết.
Trong những năm qua, HDBank Bình Dƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong việc xây dựng thƣơng hiệu trên địa bàn, hạn chế đƣợc tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và đang nâng cao dƣ nợ cho vay và từng bƣớc mở rộng danh mục. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của chi nhánh vẫn còn tồn động một số vấn đề chƣa hiệu quả trong chính sách tín dụng cá nhân và quy trình quản trị rủi ro tín dụng cá nhân cũng nhƣ một số hạn chế về mặt chất lƣợng nguồn nhân lực. Qua quá trình nghiên cứu các lý luận về tín dụng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của trong
88
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại và xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cá nhân cũng nhƣ những nhân tố ảnh hƣởng, Luận văn đã đánh giá, phân tích tƣơng đối toàn diện thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank Bình Dƣơng trong giai đoạn 2017 - 2020, đồng thời những kết quả đạt đƣợc, một số tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cá nhân cũng đƣợc phân tích và phản ánh một cách rõ nét.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp có tính đồng bộ để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong hoạt động kinh doanh của HDBank Bình Dƣơng mà đội ngũ lãnh đạo chi nhánh có thể lựa chọn thực hiện. Tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị đối với ngân hàng mẹ HDBank để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của hệ thống HDBank và các ngân hàng thƣơng mại khác nói chung và tại HDBank Bình Dƣơng nói riêng.
Dù tác giả đã cố gắng hết sức để nội dung luận văn có giá trị nghiên cứu và tính ứng dụng thực tiễn cao nhƣng do điều kiện và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp về nội dung của đề tài để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
89
Phụ lục 1
NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
Nhóm Nội dung các nguyên tắc
Thiết lập môi trƣờng RRTD phù
hợp
1. Xác định nhiệm vụ của hội đồng quản trị (HĐQT) trong quản trị RRTD
2. Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc (BGĐ) trong quản trị RRTD 3. Ngân hàng cần nhận diện và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh
4. Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo các tiêu chuẩn phù hợp với thị trƣờng mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng vay. 5. Ngân hàng cần thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể ở cấp độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng có liên quan.
6 + 7. Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng để phê chuẩn tín dụng mới cũng nhƣ điều chỉnh, gia hạn các khoản tín dụng hiện thời.
Duy trì việc cấp tín dụng hiệu
quả
8. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thƣờng xuyên các danh mục tín dụng có rủi ro khác nhau.
9. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình trạng các khoản tín dụng cá nhân bao gồm cả dự trữ và dự phòng.
10. Ngân hàng đƣợc khuyến khích xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ để quản trị RRTD.
11. Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ phân tích giúp ban lãnh đạo đo lƣờng RRTD.
12. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và chất lƣợng tín dụng.
90
Nhóm Nội dung các nguyên tắc
tế khi đánh giá các khoản tín dụng.
Hệ thống kiểm soát RRTD
14. Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thƣờng xuyên quy trình quản lý RRTD.
15. Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng đƣợc quản lý thích hợp, RRTD ở mức tƣơng thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép. 16. Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý với các khoản tín dụng có vấn đề.
Giám sát RRTD
17. Các giám sát viên thực hiện việc đánh giá một cách độc lập với các chiến lƣợc, chính sách, quy trình và việc tuân thủ của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị RRTD.
91
Phụ lục 2
Bảng câu hỏi khảo sát
Xin chào anh/chị,
Tôi tên Trần Văn Tuấn, là học viên cao học của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tính dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Dương”. Rất mong muốn đƣợc sự giúp đỡ của Anh/Chị để tôi có đƣợc những cơ sở vững chắc cho việc thực hiện đề tài của mình.
Rất mong các Anh/chị dành ít thời gian để trả lời câu hỏi này. Những thông tin mà các Anh/chị trả lời sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc hoàn thành đề tài.
PHẦN I. THÔNG TIN CUNG
1. Anh/Chị vui lòng cho biết chức danh Anh/Chị đang nắm giữ?
Trƣởng/ Phó Phòng tại Chi nhánh/ PGD.
Chuyên viên QHKH (Trƣởng Bộ phận, chuyên viên cao cấp, chuyên viên).
Chuyên viên hỗ trợ (kinh doanh, pháp lý chứng từ)
2. Giới tính của Anh/Chị?
Nam � Nữ
3. Thâm niên làm việc?
Dƣới 1 năm – 3 năm
3 – 5 năm 5 - 10 năm
Trên 10 năm
4. Trình độ học vấn của Anh/Chị?
� Đại học � Sau đại học � Trung cấp/ Cao đẳng
II. PHẦN Ý KIẾN KHẢO SÁT
1. Anh/Chị đánh giá nhƣ thế nào về các biện pháp nhận diện rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank Bình Dƣơng?
92
2. Anh/Chị đánh giá nhƣ thế nào về công tác đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dƣơng?
Ý kiến trả lời: ………...………..………
3. Anh/Chị đánh giá nhƣ thế nào về công tác kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dƣơng?
Ý kiến trả lời: ………..………
4. Trong quá trình triển khai công việc của mình, anh/chị gặp khó khăn gì?
Ý kiến trả lời: ………...………..………
5. Anh/chị thấy cần cải thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng cá nhân theo hƣớng nào?
Ý kiến trả lời: ………...………..………
93
Phụ lục 3
DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN
STT Họ tên Chức danh Năm
sinh Thâm niên công tác Giới tính Trình độ 1 Lại Thị Bích Thủy Phó GĐ chi nhánh kiêm GĐ Dịch vụ khách hàng 1983 12 năm Nữ Đại học 2 Trịnh Xuân Yên Phó GĐ chi nhánh kiêm Giám đốc Giao dịch Thủ Dầu Một 1976 18 năm Nam Thạc Sỹ 3 Trần Hoàng Vũ Phó GĐ chi nhánh kiêm Trƣởng phòng khách hàng doanh nghiệp
1986 13 năm Nam Đại học
4 Trần Thị Diễm
Phƣợng
Trƣởng phòng Khách hàng
cá nhân 1979 10 năm Nữ Đại học
5 Đoàn Anh Vũ Trƣởng phòng Khách hàng
doanh nghiệp 1982 15 năm Nam Đại học
6 Nguyễn Hải
Trung
Giám đốc Phòng Giao dịch
Lái Thiêu 1977 16 năm Nam Thạc Sỹ
7 Phạm Minh Hải Giám đốc Phòng Giao dịch
Bàu Bàng 1985 10 năm Nam Đại học
8 Trần Thị Kim Hƣơng Giám đốc Phòng Giao dịch Bình An 1983 14 năm Nữ Đại học 9 Nguyễn Hữu Chỉnh Giám đốc Phòng Giao dịch
Dĩ An 1978 8 năm Nam Đại học
10 Nguyễn Thị
Thu
Giám đốc Phòng Giao dịch
Hòa Lân 1982 10 năm Nữ Đại học
11 Nguyễn Thanh
Tƣởng
Giám đốc Phòng Giao dịch
94
12 Đinh Hoàng
Tuấn
Chuyên viên QHKH cá nhân
chi nhánh Bình Dƣơng 1992 05 năm Nam Đại học
13 Châu Ái
Phƣơng
Chuyên viên QHKH cá nhân
Phòng giao dịch Dĩ An 1993 05 năm Nữ Đại học
14 Mai Công Hiếu Chuyên viên QHKH cá nhân
Phòng giao dịch Bình An 1995 03 năm Nam Đại học
15 Võ Thị Mai Nhi Chuyên viên QHKH cá nhân
95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội:
NXB Thống kê.
2. Lê Trung Thành, đồng chủ biên, 2015. Phát triển dịch vụ tài chính Cá nhân - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Lê Trung Thành, 2013. Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hoạt động của ngân hàng thương mại – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Lê Trung Thành, 2015. Hiệp ước Basel II cho các ngân hàng, kinh nghiệm quốc
tế và hàm ý cho Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng.
5. Phan Thị Thu Hà, Lê Thanh Tâm và Hoàng Đức Mạnh, 2016. Bài giảng quản trị
rủi ro. Hà Nội: NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Dƣơng. Báo cáo hoạt động
năm 2018, 2019; 2020. Bình Dƣơng.
7. Ngân hàng HDBank – Chi nhánh Bình Dƣơng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HDBank – Chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2020. Bình Dƣơng.
8. Quốc Hội nƣớc Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2015. Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13.
9. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2016. Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
10. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
96
11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2015. Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
12. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2019. Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
13. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 22 /04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín