Mặc dù đã đạt đƣợc những thành quả nhất định trong việc QTRR tín dụng cá nhân, HDBank chi nhánh Bình Dƣơng vẫn còn có những hạn chế sau:
- Mặc dù bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo chiều dọc từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức độ quyết định, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận tại Chi nhánh. Tuy nhiên, phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng tại chƣa đƣợc thống nhất do có quá nhiều khối/phòng/ban nghiệp vụ Hội sở tham mƣu ban hành gây ra việc chồng chéo, thiếu đồng bộ.
- Quy trách nhiệm trong quản trị rủi ro chƣa đầy đủ bằng việc cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân đối với cấp thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo còn chƣa thực sự rõ ràng, thiếu cơ chế bình xét.
- Về chính sách tín dụng, cũng nhƣ những chi nhánh thuộc các hệ thống ngân hàng khác, HDBank Bình Dƣơng vẫn đang áp dụng các chính sách tín dụng chung
65
của toàn hệ thống mà chƣa xây dựng đƣợc cho mình chính sách tín dụng riêng dựa trên những đặc điểm riêng của chi nhánh và địa bàn hoạt động để phù hợp với đặc thù của địa phƣơng. Việc này ít nhiều sẽ hạn chế sự linh hoạt trƣớc những biến động kinh tế và khả năng tự quyết trong hoạt động và cạnh tranh khi hoạt động trên thị trƣờng địa phƣơng.
- Công tác nhận diện và phân loại rủi ro tại HDBank Bình Dƣơng chỉ mới dừng lại ở việc nhận dạng rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh doanh, theo lịch sử hoạt động tín dụng của khách hàng thông qua thông tin từ Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) - Ngân hàng Nhà nƣớc và dựa trên các thông tin tài chính khách hàng cung cấp để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Do chƣa có bộ phận nghiên cứu nhận diện rủi ro chuyên nghiệp nên các thông tin đƣa ra trƣớc khi quyết định tín dụng đối với các khách hàng đôi khi thiếu chính xác, chỉ nhận diện ra rủi ro khi khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn hoặc hoạt động kinh doanh chuyển hƣớng xấu.
- Về công tác đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín dụng: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang đƣợc áp dụng hiện tại đƣợc dựa trên phƣơng pháp chấm điểm định tính nên kết quả chấm điểm phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan cán bộ chấm điểm. Đồng thời, hệ thống xếp hạng này mới chỉ áp dụng một vài nhóm ngành nghề chính và chƣa có thống kê xếp hạng tín dụng của các khách hàng trên hệ thống thông tin chung của HDBank. Ngoài ra, các tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá xếp hạng tín dụng vẫn còn khá ít so với các ngân hàng khác, chỉ mới có tổng cộng là 22 tiêu chí. Trong khi đó, theo quy định về xếp hạn tín dụng nội bộ Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) thì đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng đã có tới 30 chỉ tiêu định lƣợng và 22 chỉ tiêu định tính còn đối với khách hàng cá nhân vay sản xuất kinh doanh thì có 38 chỉ tiêu tài chính và 26 chỉ tiêu phi tài chính. Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ cho khoản vay của khách hàng cá nhân tại HDBank cũng chƣa xét tới các yếu tố quan trọng nhƣ tổng thu nhập tham gia trả nợ của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trừ đi chi phí,... Bên cạnh đó, theo bà Trần Thị Diễm Phƣợng, Trƣởng phòng Khách hàng cá nhân tại HDBank
66
Bình Dƣơng, “Để đánh giá được khả năng tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng dựa vào các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính để tính toán. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tài chính chủ yếu dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp nên các số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo vì chúng phụ thuộc vào mức độ chân thật của khách hàng. Ngoài ra, việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng phụ thuộc phần lớn vào cảm tính của cán bộ tín dụng, nhất là đối với những KH mới. Các yếu tố định tính như uy tín và năng lực quản trị, môi trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh của khách hàng thường rất khó để đánh giá do đòi hỏi quá trình tìm hiểu sâu xa và nắm rõ tình hình hoạt động, tình hình tài chính của khách hàng và phụ thuộc vào chủ quan và cảm tính của người đánh giá là chính. Vì vậy mà nhiều trường hợp kết quả đánh giá năng lực không đúng thực chất”.
Một hạn chế khác là mô hình đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín dụng của HDBank nói chung và chi nhánh Bình Dƣơng nói riêng là chỉ mới cho phép đo lƣờng rủi ro tín dụng ở cấp độ từng khách hàng/khoản cấp tín dụng riêng lẻ chứ chƣa xây dựng đƣợc mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục.
- Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng: dù HDBank đã có quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng khá chặt chẽ nhƣng công tác giám sát khoản vay vẫn chƣa đạt hiệu quả cao do chƣa có một bộ phận chuyên trách thực hiện nên công tác kiểm tra, giám sát còn tƣơng đối hạn chế.
- Về đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng: dù chi nhánh hiện nay đã có sự
tách biệt và độc lập về mặt nhiệm vụ và quyền hạn giữa 3 bộ phận quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng và tác nghiệp cho vay nhƣng do số lƣợng cán bộ còn hạn chế nên vẫn xảy ra tình trạng kiêm nhiệm, chƣa có cán bộ quản trị rủi ro tín dụng chuyên biệt và chuyên sâu. Bên cạnh đó qua phỏng vấn, một số cán bộ quản lý ở cấp lãnh đạo phòng và giám đốc phòng giao dịch cho biết nhiều cán bộ tác nghiệp có tuổi đời và tuổi nghề tƣơng đối trẻ, chƣa có đủ năng lực cũng nhƣ kinh nghiệm ứng phó với những trƣờng hợp có giá trị lớn, có tính đặc thù của ngành cao từ đó dẫn đến việc cấp tín dụng không phù hợp, chất lƣợng tín dụng không cao. Ngoài ra,
67
tại chi nhánh vẫn còn tồn tại những sai sót trong quá trình đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay khi xem xét các yếu tố pháp lý, tài chính của khách hàng.