Nhóm giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đo lường và

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 87 - 89)

và đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân

- Tăng các chỉ tiêu định lượng, giảm bớt các chỉ tiêu định tính trong đánh giá xếp hạng tín dụng cá nhân

+ Đánh giá xếp hạng tín dụng cần bổ sung các chỉ tiêu định lƣợng: chức vụ của khách hàng tại nơi công tác, giá trị của hóa đơn tiền điện 3 tháng liền kề, giá trị hóa đơn tiền điện thoại trong 3 tháng gần nhất, phƣơng tiện giao thông đang sở hữu, bất động sản đang sở hữu, tiền thuế thu nhập cá nhân, …

Các chỉ tiêu định lƣợng này cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu chứng minh nhằm đảm bảo tính chính xác của công tác đo lƣờng.

+ Các chỉ tiêu định tính cần giảm bớt: đánh giá mối quan hệ của khách hàng đối với cộng đồng, đánh giá gia cảnh của khách hàng, mức độ uy tín và thƣơng hiệu cá nhân.

78

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản liên quan đến QTRR tín dụng nói chung và QTRR tín dụng cá nhân nói riêng

Hệ thống chính sách, quy trình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh phải đƣợc điều chỉnh sao cho ngắn gọn, dễ áp dụng. Đối với một số quy trình đã cũ, đôi khi lạc hậu so với những biến động thực tế của nghiệp vụ cần thực hiện ban hành quy trình mới với các sửa đổi quy trình cũ để việc thực hiện đƣợc thống nhất, tránh những lỗi không tuân thủ do chƣa cập nhật văn bản dẫn đến rủi ro cho hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, hệ thống Hƣớng dẫn thực hiện tác nghiệp cần cụ thể, dễ vận dụng thực tế, có tiêu chuẩn đánh giá trong quá trình thực hiện. Định kỳ bộ phận chính sách và quy trình cho vay cần lấy ý kiến tham khảo từ các bộ phận hoạt động trực tiếp để có những điều chỉnh thích hợp.

- Hoàn thiện hệ thống công cụ xếp hạng rủi ro tín dụng

Bộ xếp hạng tín dụng là một công cụ khoa học và hiệu quả trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua lƣợng hóa các đánh giá và đƣa ra các quyết định phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng mới đƣợc các ngân hàng Việt Nam ứng dụng trong một vài năm trở lại đây và còn cần nhiều trải nghiệm để sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lƣợng tín dụng. Hiện nay, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang đƣợc áp dụng của hệ thống HDBank đối với các khoản tín dụng cá nhân chủ yếu đƣợc dựa trên phƣơng pháp chấm điểm định tính nên kết quả xếp hàng còn bị ảnh hƣởng bới các yếu tố chủ quan cán bộ chấm điểm chứ chƣa đƣợc lƣợng hóa để cho ra kết quả khách quan hơn. Bên cạnh đó, các tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá xếp hạng tín dụng vẫn còn khá ít so với các ngân hàng khác, chỉ mới có tổng cộng là 22 tiêu chí mà phần lớn đều là các tiêu chí ƣớc lƣợng định tính.

Dó đó, HDBank cần phải xây dựng một cơ chế xếp hạn tính dụng hiệu quả và khách quan hơn trong đó có các chỉ tiêu định lƣợng quan trọng mà hiện nay còn bị bỏ sót nhƣ tổng thu nhập tham gia trả nợ của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trừ đi chi phí,... Bên cạnh đó, chi nhánh Bình Dƣơng cũng nhƣ các chi

79

nhánh khác cần đƣợc ngân hàng mẹ trao quyền hiệu chỉnh, thay đổi một số chỉ tiêu xếp hạn để nhằm nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đặc thù khách hàng và thị trƣờng ở từng địa phƣơng.

- Mở rộng thang điểm xếp hạng tín dụng nội bộ trong công tác cấp tín dụng khách hàng cá nhân

Đối với hệ thông xếp hạng tín dụng cá nhân đƣợc xếp hạng AAA, AA, A, HDHank Bình Dƣơng mạnh dạng nghiên cứu đề xuất để cho phép cấp tín dụng với khách hàng có xếp hàng BBB, có điểm từ 70 -75, vì trong thực tế chấm điểm xếp hạng của chi nhánh, có nhiều khách hàng cũ có lịch sử quan hệ tín dụng tốt tại HDBank, có lịch sử thanh toán nợ uy tín hoặc khách hàng mới mới tiếp thị thành công nhƣng lại bị xếp hạng tín dụng nhóm nợ quá hạn/nợ xấu tại ngân hàng khác, nhất là tại các tổ chức tài chính tiêu dùng (tức là nợ kéo theo trên CIC) mà nguyên nhân khách quan hoặc du nợ rất thấp (vài trăm ngà đồng hoặc vài triệu đồng) nên bị HDBank từ chối cấp tín dụng. Tuy nhiên, do đây là khách hàng tốt nên họ nhanh chóng đƣợc phê duyệt cấp tín dụng từ ngân hàng khác và trở thành khách hàng tốt và rất trung thành.

Do vậy, có thể áp dụng quy chế riêng dành cho các khách hàng có kết quả xếp hạng BBB này nhằm vừa đáp ứng công tác đo lƣờng đƣợc rủi ro, vừa quản trị tốt rủi ro tín dụng và đồng thời đảm bảo tính phù hợp đối với tình hình thực tiễn tại địa bàn hoạt động, đảm bảo không để mất các khách hàng tiềm năng tốt về ngân hàng khác vì lý do này.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)