Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 58 - 61)

Việc kiểm soát rủi ro tín dụng đƣợc tiến hành xuyên suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng:

Chính sách thiết lập các giới hạn tín dụng tại HDBank Bình Dƣơng:

- Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của HDBank Bình Dƣơng:

Các chính sách thiết lập các giới hạn tín dụng đƣợc quy định tại Quy chế cho vay của HDBank số: 31/2017/QĐ-HĐQT, ngày 15/03/2017, cụ thể nhƣ sau: thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng cho Hội đồng tín dụng cấp chi nhánh Bình Dƣơng đối với khách hàng cá nhân là 3 tỷ đồng, thẩm quyền của Giám đốc Phòng Giao dịch là 500 triệu đồng. Chi nhánh Bình Dƣơng đƣợc quyền cấp tín dụng tại địa bàn tỉnh Bình Dƣơng và các tỉnh lân cận có bán kính 50 km so với nơi có trụ sở HDBank trú đóng. Ngoài thẩm quyền này phải trình lên cấp trên phê duyệt: Hội đồng tín dụng Hội sở.

- Chính sách giới hạn hạn mức cấp tín dụng: đƣợc thực hiện theo chính sách chung của Hội sở HDBank. Tổng hạn mức cấp tín dụng cho một khách hàng không quá 15% vốn tự có của HDBank; Và tổng hạn mức cấp tín dụng đối với một nhóm khách hàng, một khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của HDBank. Những trƣờng hợp không đƣợc cấp tín dụng, những trƣờng hợp phải đƣợc Hội sở quyết định cấp tín dụng, một số các giới hạn khác nhƣ:

Tỷ lệ cấp tín dụng theo loại tài sản bảo đảm: tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với

tài sản đảm bảo là bất động sản là 70%, bất động sản khác đặc thù tại một số vùng là 65%, sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá 98%, phƣơng tiện vận tải mới là 70%.

49

Giới hạn tỷ lệ nợ quá hạn tại HDBank Bình Dương: là tỷ lệ nợ quá hạn <2%,

nợ xấu <1%.

Các hành vi bị cấm trong công tác tín dụng: không tuân thủ các điều kiện

sản phẩm cho vay, không tuân thủ các quy trình phê duyệt tín dụng, cho vay đảo nợ, giải ngân vốn không đúng mục đích, không có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn,…

Công tác kiểm soát tuân thủ tại HDBank Bình Dƣơng:

- Ban Giám đốc quan tâm công tác kiểm tra, kiểm soát và thƣờng xuyên nhắc nhỡ cán bộ chuyên viên luôn ý thức tuân thủ các quy trình, quy chế cấp tín dụng và quy định pháp luật hiện hành.

- Triệt để áp dụng các quy định chế tài các hành vi vi phạm quy trình, quy chế cấp tín dụng theo Quy chế Thi đua khen thƣởng kỷ luật và Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của HDBank nhằm để cảnh cáo, răn đe, kiểm điểm và kỷ cƣơng chi nhánh.

- Định kỳ Chi nhánh kiểm tra và đánh giá lại các khách hàng đang dƣ nợ nhằm phát hiện ra các khách hàng có rủi ro tiềm ẩn, từ đó có biện pháp xử lý nợ phù hợp.

Tuy nhiên trong thời gian qua, do dƣ nợ của HDBank Bình Dƣơng cao, hồ sơ tín dụng nhiều và độ khó cao nên “công tác kiểm soát đối tượng cho vay còn nhiều

bất cập” là nhận định của Ông Nguyễn Hữu Chỉnh– Giám đốc Phòng giao dịch Dĩ An tại cuộc khảo sát. Điều này tiềm ẩn nguy cơ xãy ra rủi ro tín dụng và phát sinh nợ quá hạn.

- Kiểm tra sau cho vay: phần đông các cán bộ chuyên viên HDBank Bình Dƣơng tại cuộc khảo sát nhận định:“Công tác kiểm tra và giám sát sử dụng vốn sau

cho vay không được chú trọng kịp thời để phát hiện ra các sai phạm nhằm can thiệp sớm”. Mặc dù, công tác kiểm tra sau cho vay rất quan trọng nhƣng do thói quen

dành nhiều thời gian tập trung khâu thẩm tín dụng mà lơi lỏng trong công tác kiểm tra sau cho vay. Vì vậy HDBank Bình Dƣơng cần phải giám sát vốn sau giải ngân

50

để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích mới tạo ra hiệu quả từ đó mới có khả năng trả nợ.

Theo quy định tại chính sách và quy trình tín dụng, định kỳ tối thiểu 3 tháng 1 lần đối với các khoản vay ngắn hạn và tối thiểu 6 tháng 1 lần đối với các khoản vay trung dài hạn, chuyên viên QHKH sẽ tiến hành công tác kiểm tra sau cho vay đối với với khách hàng cá nhân. Việc kiểm tra đƣợc lập thành biên bản có xác nhận của khách hàng với các nội dung cơ bản: đánh giá tình trạng pháp lý của khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng. Qua công tác kiểm tra sau cho vay, chuyên viên QHKH có cơ hội cập nhật thêm thông tin từ phía khách hàng nhằm giúp phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân.

- Công tác kiểm toán nội bộ định kỳ: định kỳ hàng năm, đoàn kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Hội sở tiến hành kiểm tra kiểm soát bộ toàn bộ các hoạt động của chi nhánh trong đó có hoạt động tín dụng cá nhân. Sau mỗi đợt kiểm toán sẽ tiến hành lập biên bản để chi nhánh khắc phục chỉnh sửa và rút kinh nghiệm, qua đó sẽ nhận diện thêm các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng cá nhân của HDBank Bình Dƣơng.

Bên cạnh kiểm tra định kỳ theo quy định thì đoàn Kiểm toán nội bộ thuộc Ban kiểm soát HĐQT có kế hoạch tiến hành kiểm tra đột xuất các hoạt động của chi nhánh.

Tuy nhiên, hiện tại Chi nhánh chƣa thiết lập bộ phận kiểm tra, giám sát tại các Chi nhánh nên việc giám sát hoạt động tín dụng đƣợc thực hiện theo hình thức giám sát từ xa tập trung tại phòng Kiểm tra kiểm soát tại Hội sở nên việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chƣa đƣợc chặt chẽ, sát sao. Công tác kiểm toán nội bộ định kỳ đƣợc tiến hành mỗi năm 1 lần, tuy nhiên các sai sót tín dụng vẫn lặp đi lặp lại ở các biên bản kiểm toán, điều này cho thấy “Công tác kiểm tra, kiểm soát nội

bộ còn hình thức, kiểm soát không hiệu quả” và đây cũng là ý kiến tại cuộc khảo sát của Cán bộ nhân viên HDBank Bình Dƣơng.

51

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)