Xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 35)

Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp để phòng ngừa rủi ro nhƣng chúng vẫn diễn ra và gây tổn thất, điều tất yếu là các NHTM phải có những biện pháp để xử lý RRTD đó và hậu quả của nó. Xử lý RRTD là bƣớc cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ở bƣớc này, ngân hàng sẽ đƣa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã đƣợc tính toán, các hệ số an toàn tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Các biện pháp bao gồm: cấp thêm vốn, bán tài sản bảo đảm, gia hạn nợ, bán nợ, xóa nợ, phân tán rủi ro và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh ...

Tổn thất dự kiến đƣợc coi là chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó thƣờng đƣợc tính vào giá của khoản tín dụng và đƣợc bù đắp bằng nguồn dự phòng, nếu quỹ dự phòng không đủ bù đắp thì phải bù đắp bằng nguồn vốn tự có.

Việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro là nhằm giúp Ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến. Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dự phòng rủi ro, bên cạnh đó các yếu tố nhƣ kinh nghiệm thu hồi nợ vay trong quá khứ, mức tăng trƣởng tín dụng, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế... cũng cần đƣợc cập nhật trong khi xây dựng chính sách trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.

Theo thông lệ quốc tế có hai cách sử dụng quĩ dự phòng bù đắp RRTD. Cách

thứ nhất, các khoản nợ xấu duy trì trên bảng tổng kết tài sản cho tới khi nào không

còn biện pháp hoặc không còn khả năng thu hồi nợ thì mới sử dụng quĩ dự phòng bù rủi ro. Cách thứ hai, tất cả các khoản nợ xấu đều đƣa ra ngoài bảng tổng kết tài sản trên cơ sở sử dụng quĩ dự phòng rủi ro để hạch toán “xoá nợ nội bộ”.

Ngoài ra, ngân hàng thƣơng mại còn cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: yêu cầu khách hàng thực hiện mua bảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tín dụng, chuyển giao rủi ro…

26

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 2.1. Quy trình nghiên cứu

Trên cơ sở những lý luận chung về QTRR tín dụng cá nhân, tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng QTRR tín dụng cá nhân tại Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Bình Dƣơng để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác QTRR tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng trong khoảng thời gian từ 2017 tới 2020 để từ đó đƣa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QTRR đối với lĩnh vực tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng này.

Dựa trên những mục tiêu và nội dung nghiên cứu trên, quy trình nghiên cứu của luận văn gồm các bƣớc cơ bản sau:

- Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu; - Bƣớc 2: Thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết;

- Bƣớc 3: Tổng hợp và phân tích các cơ sở lý luận về rủi ro tính dụng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân để xây dựng khung lý thuyết về vấn đề cần nghiên cứu;

- Bƣớc 4: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác QTRR tín dụng cá nhân tại đơn vị nghiên cứu là Ngân hàng HDBank chi nhánh Bình Dƣơng;

- Bƣớc 5: Đánh giá kết quả dựa trên thực trạng QTRR tín dụng cá nhân tại đơn vị nghiên cứu và khung lý thuyết đã xây dựng;

- Bƣớc 6: Đƣa ra các kiến nghị, đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả QTRR tín dụng cá nhân cho đơn vị nghiên cứu.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Dữ liệu là một công cụ quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học. Thu thập dữ liệu cần thiết sẽ tìm giúp ra vấn đề bất cập cần nghiên cứu hoặc là cơ sở lý luận hay luận cứ chứng minh giả thuyết. Ngoài ra, để phục vụ mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các thông tin dữ liệu từ các nguồn sau:

27

- Các thông tin số liệu thu thập đƣợc từ Internet, các báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HD Bank liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

- Các thông tin, số liệu từ sách báo, tạp chí, tin tức từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

Các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu, bài viết học thuật trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả khác đƣợc thu thập tại hệ thống Thƣ viện Đại học Quốc Gia Hà Nội và từ các nguồn khác có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

- Các tài liệu, thông tin có liên quan tới QTRR tín dụng cá nhân đƣợc thu thập từ các trang website điện tử, các báo cáo của cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành, Ngân hàng nhà nƣớc.

- Các tài liệu thu thập và phân tích về kết quả kinh doanh, công tác cho vay, QTRR trong cho vay của Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. HCM – chi nhánh Bình Dƣơng từ năm 2017 đến năm 2020 thể hiện qua các báo cáo thƣờng niên, bản cáo bạch của HDBank công bố trên Website HDBank; và các Báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm của Khối Tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ của Ban Tổng Giám đốc, Khối Kinh doanh, khối QLRR, Khu vực Đông Nam bộ & Tây nguyên … và các báo cáo định kỳ của phòng Dịch vụ khách hàng và Ngân quỹ tại HDBank Bình Dƣơng. Các tài liệu này đƣợc thu thập từ kinh nghiệm thực tiễn kết hợp với việc khảo sát, phỏng vấn và kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn, bổ sung các thông tin có liên quan đến tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận, khung phân tích của luận văn. Đồng thời, tác giả sử dụng các dữ liệu này nhằm đánh giá về thực trạng hoạt động quản trị ngân rủi ro tại HDBank Bình Dƣơng.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Để đảm bảo tính khoa học, khách quan, đồng thời tìm hiểu thêm những vấn đề cần khắc phục trong thực tế nhằm hạn chế rủi tín dụng với khách hàng cá nhân, tác giả đã thực hiện các cuộc khảo sát chuyên sâu với cán bộ quản lý đơn vị.

Bảng câu hỏi xây dựng một cách khoa học và đƣợc gửi đến Giáo viên hƣớng dẫn để xin ý kiến nhận xét. Bảng câu hỏi sau khi lấy ý kiến từ Giáo viên hƣớng dẫn đƣợc hoàn thiện và tiến hành thực hiện các cuộc phỏng vấn 15 cán bộ thuộc các bộ

28

phận có liên quan tới công tác QTRR tín dụng cá nhân của HDBank Bình Dƣơng để có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng chất lƣợng tín dụng của HDBank Bình Dƣơng và tìm ra những ý kiến đóng góp, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh (Xem Danh sách CBNV tham gia khảo sát tại

Phụ lục 1).

Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu đƣợc thực hiện chủ yếu bằng cách gọi điện do yêu cầu phải thực hiện giãn cách để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Một số cuộc phỏng vấn trƣớc đó đƣợc thực hiện tại phòng làm việc của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn mỗi cuộc từ 20-30 phút. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sẽ bao gồm 03 phần (Xem Bảng câu hỏi khảo sát tại Phụ lục 2):

Phần 1:

a) Giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn và đề nghị sự giúp đỡ và phối hợp của ngƣời đƣợc phỏng vấn để phục vụ mục đích nghiên cứu.

b) Hỏi các thông tin cá nhân nhƣ tên, độ tuổi, giới tính, học vấn,… và các thông tin liên quan tới kinh nghiệm làm việc nhƣ thâm niên, chức vụ cửa ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Phần 2: Các câu hỏi phỏng vấn sâu tìm hiểu về công tác quản trị rủi ro tín

dụng cá nhân tại HDBank Bình Dƣơng:

- Anh/Chị đánh giá nhƣ thế nào về các biện pháp nhận diện rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dƣơng?

- Anh/Chị đánh giá nhƣ thế nào về công tác đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dƣơng?

- Anh/Chị đánh giá nhƣ thế nào về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dƣơng?

- Anh/Chị đánh giá nhƣ thế nào về công tác xử lý rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dƣơng?

- Trong quá trình triển khai công việc của mình, anh/chị gặp khó khăn gì? - Anh/chị thấy cần cải thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân theo hƣớng nào?

29

Phần 3: Cảm ơn sự cộng tác của ngƣời tham gia phỏng vấn.

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Tác giả căn cứ vào các dữ liệu thu thập đƣợc về công tác QTRR tín dụng tiêu dùng cá nhân của đơn vị nghiên cứu trong giai đoạn từ 2017 tới 2020 và tiến hành phân tích dựa trên các chỉ tiêu đánh giá nhƣ giá tỷ lệ khách hàng cá nhân trên tổng dƣ nợ của toàn chi nhánh, tỷ lệ nợ cần chú ý (nhóm 2) và tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 – 5) trên tổng dƣ nợ, tỷ trọng các khoản cho vay tín chấp và các khoản cho vay có tài sản bảo đảm trên tổng dƣ nợ, tốc độ tăng trƣởng tín dụng cá nhân của toàn chi nhánh, tỷ trọng các khoản vay có rủi ro cao nhƣ đầu tƣ bất động sản, tiêu dùng,… để tìm ra các kết quả tích cực đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt cần khắc phục trong công tác QTRR tín dụng cá nhân tại đơn vị nghiên cứu. Từ đó, tác giả tìm ra những đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển các điểm mạnh, khắc phục những nhƣợc điểm nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng cá nhân của ngân hàng HDBank Bình Dƣơng nhằm đảm bảo phụ vụ tốt hơn cho các nhu cầu vốn thiết yếu của khách hàng và đảm bảo sự vận hành an toàn cho hệ thống ngân hàng nói chung.

Các dữ liệu sơ cấp đƣợc ghi chép cẩn thận ngay sau mỗi cuộc phỏng vấn. Sau đó tác giả tổng hợp, so sánh với dữ liệu thứ cấp, tìm ra những vấn đề mang tính bản chất, nguyên nhân chính có liên quan đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cá nhân hiện nay, so sánh với lý thuyết để đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế này.

Bên cạnh đó, Luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp so sánh nhằm xác định các biến động tƣơng đối và tuyệt đối cùng với xu hƣớng biến động của hoạt động cấp tín dụng cá nhân và công tác QTRR tín dụng cá nhân. Mức độ biến động tuyệt đối đƣợc xác định bằng cách so sánh trị số của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Trong khi đó, mức độ biến động tƣơng đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo quy mô của chỉ tiêu phân tích. Các chỉ tiêu đƣợc so sánh phải thống nhất về nội dung, phƣơng pháp tính cũng nhƣ phải đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, số lƣợng, thời gian và giá trị.

30

Luận văn so sánh các mức độ biến động tuyệt đối và tƣơng đối của các chỉ tiêu về rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng HDBank Bình Dƣơng ngoài ra còn có sự so sánh với số liệu trung bình của toàn ngành để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và công tác QTRR tín dụng cá nhân của đơn vị nghiên cứu.

31

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI HDBANK BÌNH DƢƠNG

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank)

3.1.1. Giới thiệu sơ lược về HDBank

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển HDBank

Năm 1989: HDBank đƣợc thành lập với tên gọi Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2011: Ngân hàng chính thức đổi tên gọi thành Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ hiện nay.

Năm 2013: HDBank mua lại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tài chính tiêu dùng Societe Generale Viet Finance (SGVF), công ty con 100% vốn của tập đoàn Societe Generale (Cộng hòa Pháp). Sau khi đƣợc HDBank mua lại, SGVF đƣợc đổi tên thành HDFinance. Ngân hàng thực hiện sáp nhập Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đại Á. Với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, có tổng tài sản gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ là 8.100 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên hơn 6.000 ngƣời. Trên thị trƣờng quốc tế, HDBank đã thiết lập quan hệ với hơn 300 ngân hàng, chi nhánh tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Năm 2015: HDBank chuyển nhƣợng 49% vốn tại HDFinance cho đối tác Credit Saison (Nhật Bản) và Công ty đƣợc đổi tên thành HD SAISON. Tính đến tháng 07/2015, HDBank đã có hơn 220 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc nhƣ TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa – Vũng Tàu,, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ,…

Năm 2017: HDBank IPO thành công và đƣợc phê duyệt niêm yết cổ phiếu HDB tại HOSE và nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất.

Năm 2018: Ngày 5/1/2018, gần 981 triệu cổ phiếu “HDB” của HDBank đã chính thức lên sàn HOSE và nhanh chóng lọt vào top 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE. Sự kiện này đã mở màn cho các doanh nghiệp vốn hóa lớn gia nhập thị

32

trƣờng chứng khoán, góp phần nâng cao thanh khoản thị trƣờng, mang lại cơ hội cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Cổ phiếu HDB cũng lọt danh mục chỉ số VN30, Top 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản tốt nhất. Tính đến 31/12/2020, HDBank có vốn điều lệ: 16.088 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 319.127 tỷ đồng; mạng lƣới 285 điểm giao dịch ngân hàng và gần 14.000 điểm giao dịch tài chính của HD SAISON; phục vụ 20 triệu khách hàng trong hệ sinh thái đặc quyền từ hàng không, siêu thị, viễn thông, tài chính- ngân hàng… , đặc biệt tại khu vực nông thôn.

Năm 2019: HDBank khai trƣơng Văn phòng Đại diện đầu tiên tại Myanmar. Năm 2020: HDBank kỷ niệm chặng đƣờng 30 năm thành lập và phát triển và đón nhận nhiều giải thƣởng và danh hiệu cao quí. Đồng thời, HDBank triển khai chiến lƣợc Ngân hàng số - Happy Digital Bank. HDBank nắm giữ 51% quyền biểu quyết tại HD Saison Finance, một trong 3 công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến 30/-9/2020, Ngân hàng có 308 chi nhánh/PGD, 19.500 điểm giao dịch tài chính, 14.170 nhân viên phục vụ hơn 20 triệu khách hàng.

Mục tiêu 2021 và các năm tiếp sau, mục tiêu trở thành HDBank- Happy DigitalBank, Ngân hàng số hiện đại, hạnh phúc đƣợc định hƣớng tiếp tục phát triển vì sự Hạnh phúc của khách hàng, cán bộ nhân viên và cộng đồng xã hội.

3.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh HDBank

HDBank đƣợc thành lập và hoạt động theo Quyết định số 47/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 02 năm 1989 và Giấy phép số 00019/NH-GP của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 06 tháng 06 năm 1992. Ngân hàng đƣợc thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ,

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)