3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
HDBank chi nhánh Bình Dƣơng đƣợc thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 0300608092-005 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng đăng ký lần đầu ngày 09/10/2006. Hiện chi nhánh có địa chỉ trụ sở chính tại 558 Đại lộ Bình Dƣơng, phƣờng Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. Trong hệ thống mạng lƣới chi nhánh của HDBank, HDBank Bình Dƣơng hiện thuộc khu vực Đông Nam bộ và Tây nguyên của toàn hệ thống HDBank.
Ngành nghề kinh doanh chính theo đăng ký của chi nhánh là: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn đầu tƣ và phát triển của các tổ chức trong nƣớc; Cho vay vốn các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế; các dịch vụ
35
ngân hàng khác trong quan hệ với nƣớc ngoài khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép (mã ngành 6419).
Hiện tại, HDBank Bình Dƣơng có 7 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Thủ Dầu Một, PGD Bình An, PGD Bàu Bàng, PGD Bến Cát, PGD Dĩ An, PGD Hòa Lân, PGD Lái Thiêu. Tổng số cán bộ nhân viên là 148 ngƣời, Ban giám đốc chi nhánh gồm 01 giám đốc chi nhánh; 02 phó giám đốc; 07 giám đốc phòng giao dịch.
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của HDBank Bình Dương
(Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng và ngân quỹ HDBank Bình Dương)
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng/ bộ phận:
Ban giám đốc: là đơn vị chịu trách nhiệm quản trị điều hành toàn bộ các
hoạt động của chi nhánh. Ban giám đốc của Chi Nhánh TPHCM bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc, trong đó:
- Giám đốc: là ngƣời đại diện theo pháp luật của Chi nhánh và là lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai, quản lý và giám sát mọi hoạt động của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc để đạt đƣợc kế hoạch đƣợc giao với kết quả tốt nhất.
- Các Phó Giám đốc: là thành viên trong Ban giám đốc, hỗ trợ và tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh trong việc quản trị điều hành chi nhánh, thay mặt Giám đốc triển khai và thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Giám đốc giao.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp Department Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Dịch vụ khách hàng và ngân quỹ Phòng Giao dịch Ban Giám đốc chi nhánh
36
Phòng Khách hàng doanh nghiệp:
- Cung cấp vốn cho khách hàng doanh nghiệp thông qua nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh; tổ chức thực hiện công tác khách hàng thƣờng xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng hiện tại đồng thời mở rộng phát triển khách hàng mới.
- Tham mƣu cho Giám đốc về chiến lƣợc kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng và chính sách lãi suất đối với KHDN của Chi nhánh.
- Bên cạnh đó, phòng khách hàng doanh nghiệp cũng hỗ trợ cho phòng dịch vụ khách hàng và ngân quỹ trong việc huy động vốn thông qua việc bán chéo sản phẩm.
Phòng Khách hàng cá nhân:
- Cung cấp vốn cho khách hàng cá nhân thông qua nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh; tổ chức thực hiện công tác khách hàng thƣờng xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng hiện tại đồng thời mở rộng phát triển khách hàng mới.
- Tham mƣu cho giám đốc về chiến lƣợc kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng và chính sách lãi suất đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh.
- Bên cạnh đó, phòng khách hàng cá nhân cũng hỗ trợ phòng dịch vụ khách hàng và ngân quỹ trong việc huy động vốn thông qua việc bán chéo sản phẩm đối với KHCN.
Phòng Dịch vụ khách hàng và Ngân quỹ:
- Huy động vốn thông qua nhận tiền gửi và phát hành trái phiếu, trái phiếu; Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ nhƣ nộp tiền, tính lƣơng,...
- Thực hiện hạch toán kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Thực hiện các báo cáo kế toán gửi các cơ quan quản lý Nhà nƣớc theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc và thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của HDBank.
37
- Quản lý toàn bộ tiền mặt VND, ngoại tệ, vàng, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; thực hiện các nghiệp vụ thu chi, kiểm kê và quản lý tài sản. Thực hiện xuất - nhập tiền mặt đảm bảo khả năng thanh khoản của Chi nhánh và các dịch vụ tiền mặt, kho quỹ cho khách hàng.
- Chịu trách nhiệm hạch toán thu chi của Ngân hàng. Tổng hợp và lƣu trữ tài liệu kế toán, bảng cân đối kế toán hàng tháng, quý, năm, báo cáo quyết toán và kiểm toán nội bộ ngân hàng. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Phòng giao dịch:
- Trực tiếp nhận tiền gửi từ tổ chức kinh tế, huy động vốn từ dân cƣ, thực hiện nghiệp vụ tín dụng cá nhân và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của ban Giám đốc chi nhánh.
3.1.2.3. Tình hình hoạt động của HDBank Bình Dương giai đoạn 2017 – 2020
HDBank chi nhánh Bình Dƣơng tọa lạc tại thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dƣơng. Đây là thị trƣờng đang phát triển với nhu cầu vốn của ngƣời dân và doanh nghiệp đang tăng trƣởng ổn định. Theo xu thể phát triển hiện nay, thu nhập và mức sống của ngƣời dân đang ngày một tăng cao làm thay đổi thói quen chi tiêu của họ. Dƣới tác động của những kỳ vọng cao vào thu nhập trong tƣơng lai, ngày càng nhiều ngƣời dân tìm tới những kênh tín dụng cá nhân để phục vụ nhu cầu vốn của mình. Đồng thời, trên địa bàn cũng có những điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình và các doanh nghiệp tƣ nhân với quy mô vừa và nhở từ đó thúc đẩy nhu cầu về vốn của các đối tƣợng này.
Những năm qua, tận dụng những cơ hội phát triển tín dụng cá nhân, chi nhánh đã từng bƣớc đổi mới và phát triển các sản phẩm, dịch vụ tín dụng cá nhân tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cho vay kinh doanh cá thể quy mô nhỏ, cho vay tiêu dùng và những khoản cho vay nhỏ. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay hộ gia đình chủ yếu là cho vay mua nhà, đất; cho vay mua xe máy, xe ô tố, cho vay làm kinh tế hộ gia đình và các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác.
38
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động thu hút và tiếp nhận các tài sản có giá trị của các cá nhân, tổ chức trong xã hội thông qua nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Hoạt động huy vốn có vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Trong bối cảnh mức độ cạnh tranh về hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh ngày càng cao, hoạt động huy động vốn của HDBank chi nhánh Bình Dƣơng cũng đã và đang gặp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên, chi nhánh luôn cố gắng đa dạng hóa các sản phẩm huy động cũng nhƣ phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, có đầy đủ kĩ năng tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Trong thời gian qua, HDBank chi nhánh Bình Dƣơng cũng đã tăng cƣờng đẩy mạng hoạt động quảng bá thƣơng hiệu và cách chƣơng trình khuyến mại, tiếp thị hấp dẫn nhằm nâng cao độ bao phủ của thƣơng hiệu từ đó thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn hơn.
Bảng 3. 1. Tình hình huy động vốn của HDBank Bình Dƣơng (2017-2020)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2017 2018 2019 2020
Phân theo loại tiền: 2.149 2.479 2.182 3.056
- VNĐ 2.130 2.451 2.158 3.026 - Ngoại tệ quy đổi 19 28 24 31
- Vàng quy đổi - - - -
Phân theo hình thức: 2.149 2.479 2.182 3.056
- Tiền gửi thanh toán 224 604 267 825 - Tiền gửi kỳ hạn 1.925,9 1.875 1.915 2.232
Phân theo kỳ hạn: 2.149 2.479 2.182 3.056
- Ngắn hạn 1.454 1.793 1.514 2.246
39
Phân theo khách hàng: 2.149 2.479 2.182 3.056
- Khách hàng doanh nghiệp 622 881 554 933 - Khách hàng cá nhân 1.527 1.598 1.629 2.123
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HDBank Bình Dương giai đoạn 2017 – 2020)
Dựa vào số liệu ở bảng trên có thể thấy nguồn vốn mà HDBank Bình Dƣơng huy động đƣợc đã có sự tăng trƣởng qua các năm. Vào năm 2017, tổng vốn huy động đƣợc của chi nhánh là 2.149 tỷ đồng và sau đó tăng lên khoảng 15% tới mức 2.479 tỷ đồng vào năm 2018. Dù có sự sụt giảm xuống 2.182 tỷ đồng vào năm 2019 nhƣng tới năm 2020 nguồn vốn huy động đƣợc đã tăng mạnh lên mức 3.056 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ các chiến lƣợc nâng cao thƣơng hiệu và thu hút nguồn vốn của chi nhánh đã có hiệu quả rõ rệt. Có thể thấy, phần lớn nguồn vốn huy động đƣợc của chi nhánh là dƣới hình thức tiền gửi kì hạn. Đồng thời, trung bình khoảng 70% tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn khảo sát là tiền gửi ngắn hạn. Điều này đặt ra nhu cầu phải có kế hoạch rõ ràng để đảm bảo khả năng trả lãi của ngân hàng cho các khách hàng khi tới hạn. Ngoài ra, phần lớn nguồn vốn huy động đƣợc của chi nhánh đến từ các khách hàng cá nhân. Lƣợng vốn huy động đƣợc từ khách hàng cá nhân lớn hơn nhiều lƣợng vốn đến từ khách hàng doanh nghiệp.
Hoạt động cho vay:
Cho vay là nghiệp vụ đặc trƣng nhất của các NHTM. Các ngân hàng sẽ tiến hành phân phối nguồn vốn huy động đƣợc giúp điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các chủ thể trong xã hội. Dù hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhƣng nó lại là hoạt động chính của ngân hàng và sử dụng phần lớn nguồn vốn huy động đƣợc. Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng cho vay sẽ thu đƣợc lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Đối với các hầu hết các ngân hàng, dƣ nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng.
40
Bảng 3. 2. Thống kê dƣ nợ cho vay của HDBank Bình Dƣơng (2017 – 2020)
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 2020 Phân theo khách hàng: 4.366 5.132 5.910 7.292 - Khách hàng doanh nghiệp 2.804 3.557 3.979 5.142 - Khách hàng cá nhân 1.562 1.575 1.931 2.150 Phân theo kỳ hạn: 4.366 5.132 5.910 7.292 - Ngắn hạn 2.838 3.490 3.605 5.250 - Trung và dài hạn 1.528 1.642 2.305 2.042
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HDBank Bình Dương giai đoạn 2017 – 2020)
Theo dữ liệu từ Bảng 3.2, có thể thấy hiện nay dƣ nợ cho vay của HDBank Bình Dƣơng có sự tăng trƣởng mạnh qua các năm: Năm 2018 dƣ nợ cho vay đạt mức 5,132 tỷ đồng, tăng 17,54% so với năm 2017; Năm 2019 dƣ nợ cho vay đạt 5.910 tỷ đồng, tăng 15,15% so với năm 2018; Năm 2020 dƣ nợ cho vay đạt 7.292 tỷ đồng, tăng mạnh 23,38% so với năm 2019. Trong 3 năm, tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân là 18,69%. Trong đó, dƣ nợ vay của HDBank Bình Dƣơng vẫn là các khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị cho vay khách hàng cá nhân cũng tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong danh mục cho vay. Sự tăng trƣởng này thể hiện những thành công của chi nhánh trong việc xây dựng thƣơng hiệu và thu hút khách hàng cá nhân.
41
Bảng 3. 3. Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank Bình Dƣơng (2017 – 2020) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 2020 I. CÁC KHOẢN THU NHẬP 717,635 804,201 862,027 1.091,429 1. Thu nhập từ hoạt động tín dụng 686,648 725,578 790,653 908,055 2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 5,207 13,712 10,086 10,967 3. Thu nhập từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối 18,614 62,329 60,099 172,402
4. Thu nhập từ hoạt động kinh
doanh khác - - - -
5. Thu lãi góp vốn, mua cổ phần - - - -
6. Thu nhập khác 7,166 2,582 1,189 5
II. CÁC KHOẢN CHI PHÍ
TRƢỚC THUẾ TNDN 542,834 618,897 703,309 835,172
1. Chi phí hoạt động tín dụng 476,909 507,139 554,758 599,569
2. Chi phí hoạt động dịch vụ 536 708 763 628
3. Chi phí hoạt động ngoại hối 16,462 59,577 57,320 166,731 4. Chi phí hoạt động kinh doanh
khác - - - -
5. Chi phí quản lý và phục vụ kinh
doanh 40,306 43,463 50,310 59,338
6. Chi phí dự phòng, bảo hiểm,
bảo toàn 5,591 6,998 23,356 5,897
7. Chi phí khác 3,022 1,004 16,794 3,001
8. Thuê mặt bằng, thuế GTGT
kinh doanh ngoại hối 8 8 8 8
KẾT QUẢ CHUNG TRƢỚC
THUẾ TNDN 174,801 185,304 158,718 256,257
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HDBank Bình Dương giai đoạn 2017 – 2020)
42
Dựa vào thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank Bình Dƣơng (2017– 2020) ở trên, có thể các chi phí hoạt động của chi nhánh đều tăng lên qua các năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là chi phí hoạt động tín dụng, theo sau là chi phí cho hoạt động ngoại hối. Nguyên nhân của sự tăng chi phí này là do chi nhánh đã có sự đầu tƣ về nhân lực, công nghệ và cơ sở vật chất để mở rộng quy mô hoạt động qua các năm cùng với sự phát triển của hoạt động tín dụng của chi nhánh đã làm phát sinh nhiều chi phí tín dụng hơn.
Tƣơng ứng với sự gia tăng chi phí, mức lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng cũng tăng mạnh qua các năm, trừ năm 2019. Năm 2018, lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh đạt mức 185,304 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trƣớc đó; Năm 2019, lợi nhuận trƣớc thuế giảm 14,3% còn 158,718 tỷ đồng tuy nhiên lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh của năm 2020 đã tăng mạnh đạt 256,257 tỷ đồng, tăng 61,45% so với năm 2019. Có thể thấy trong 4 năm qua, nhờ các chính sách cơ cấu và quản lý danh mục đã giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chất lƣợng tài sản nên lợi nhuận trƣớc thuế của HDBank Bình Dƣơng đã có sự tăng trƣởng cao. Đặc biệt, nhờ tập trung vào các dòng dịch vụ tín dụng bán lẻ, tiêu dùng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ các dịch vụ thanh toán, dịch vụ tiện ích, nộp thuế điện tử, nộp tiền điện thoại, tiền điện nƣớc qua thẻ,… đã giúp gia tăng đáng kể số lƣợng giao dịch. Nhất là trong bối cảnh các ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19, chi nhánh ngân hàng đã có những chiến lƣợc đúng đắn để thích nghi với tình hình, ứng phó với những khó khăn và gia tăng hiệu quả hoạt động.