Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tạ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 84 - 87)

- Ƣu tiên phát triển và củng cố năng lực quản trị rủi ro tín dụng chung, đặc biệt tập trung cảnh báo sớm rủi ro, thẩm định và giám sát tín dụng.

- Cơ cấu và đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng, không tập trung cấp tín dụng quá mức cho một hoặc một nhóm khách hàng, nhất là nhóm có rủi ro cao.

- Về lựa chọn khách hàng: ƣu tiên lựa chọn những khách hàng và khoản vay có mức độ rủi ro thấp, tài liệu, thông tin rõ ràng minh bạch để đảm bảo hiệu quả trong việc đánh giá và kiểm soát rủi ro. Đối với những khách hàng cá nhân đƣợc hệ thống cảnh bảo thì cần phải cập nhập thông tin liên tục để dự báo và giảm thiểu tối đa rủi ro.

- Thƣờng xuyên đánh giá lại tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng có mức độ rủi ro cao để có kế hoạch sàng lọc, điều chỉnh hạn mức tín dụng và xử lý nợ đối với các khách hàng có nhiều rủi ro.

- Nâng cao năng lực thẩm định, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định cho vay và thực hiện các quy trình nghiệp vụ tín chấp.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank Bình Dƣơng HDBank Bình Dƣơng

Qua nghiên cứu một cách tổng thể và các cuộc phỏng vấn sâu với cán bộ nhân viên của HDBank Bình Dƣơng. Đồng thời, qua công tác thực tế nhiều năm tại ngân hàng mạnh dạn đề xuất các giải pháp hoàn thiện với mức độ ƣu tiên từ trên xuống nhằm phù hợp với công tác quản trị rủi ro khách hàng cá nhân phù hợp với đặc thù của của đơn vị mình.

4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác nhận dạng rủi ro tín dụng cá nhân

75

+ Xây dựng danh mục các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng cá nhân từ các nguồn thông tin. Thông tin thu thập đƣợc phải lập bảng kê ghi rõ nguồn gốc và tài liệu đính kèm nhằm nâng cao đƣợc tính chính xác của thông tin:

Thông tin bên trong HDBank: thông tin các khách hàng đã phát sinh nợ

quá hạn, nợ xấu và phân tích các nguyên nhân rủi ro, thông tin từ các khách hàng đã từ chối cấp tín dụng và nguyên nhân từ chối, thông tin từ công tác kiểm toán nội bộ, kiểm toán NHNN, thông tin từ CIC, thông tin thu thập đƣợc trong quá trình thẩm định khách hàng.

Thông tin từ bên ngoài HDBank: thông tin trên internet, trên báo, trên tạp

chí của ngân hàng nhà nƣớc, văn phòng tài nguyên môi trƣờng, cơ quan thuế, thông tin thu thập từ các ngân hàng bạn…

+ Phân loại các thông tin và nhập vào hệ thống theo dõi, các thông tin nào mà đối tƣợng khách hàng nằm trong danh sách đối tƣợng không cấp tín dụng thì đăng ký vào đối tƣợng từ chối cấp tín dụng tại hệ thống phần mềm LO của HDBank. Thông tin trƣớc khi nhập vào hệ thống cần có sự phê duyệt của Ban Giám đốc chi nhánh nhằm đảm bảo đƣợc chất lƣợng thông tin.

+ Tổng hợp các rủi ro tín dụng theo đối tƣợng khách hàng, theo tài sản đảm bảo và theo sản phẩm tín dụng thành từng danh mục để sử dụng.

+ Liên tục tiến hành cập nhật mới thông tin và hằng tháng xuất dữ liệu ra theo từng đối tƣợng khách hàng, sản phẩm tín dụng và tài sản đảm bảo, tổng hợp và đúc kết thành danh mục các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng.

Danh mục các thông tin trên sẽ làm cơ sở, tài liệu tham khảo cho chuyên viên quan hệ khách hàng trong công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng, trong công tác kiểm tra kiểm soát khi cho vay và sau khi cho vay, điều này giúp cho chuyên viên quan hệ khách hàng gia tăng độ nhạy bén trong việc phát hiện các rủi ro tín dụng.

- Nâng cao chất lượng hệ thống quản lý thông tin tín dụng của khách hàng để phục vụ công tác trước, trong và sau cho vay

76

Thông tin về khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng đóng vai trò quyết định giúp ngân hàng thẩm định yêu cầu vay và ra quyết định có cấp tín dụng hay không. Tuy nhiên, hiện nay vì nhiều lý do khác nhau mà các thông tin từ phía khách hàng cá nhân nhiều không không đảm bảo sự đầy đủ, trọn vẹn và chính xác nên các cán bộ tín dụng đã gặp phải nhiều trở ngại trong việc đánh giá đúng mức độ rủi ro của khoản vay từ đó dẫn tới những sai sót trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng của mình. Hiện nay, nguồn thông tin về khách hàng của chi nhánh chủ yếu đƣợc lấy từ Hệ thống CIC của Ngân hàng nhà nƣớc và các thông tin này vẫn có nhiều trƣờng hợp không đảm bảo đƣợc chất lƣợng cần thiết. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, HDBank cần phải thực hiện đƣợc những mục tiêu sau:

Đa dạng hóa nguồn thông tin khách hàng từ nhiều nguồn chính thống khác bên cạnh hệ thống thông tin tín dụng CIC nhƣ: đơn vị chủ quản/nơi làm việc của khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh trang, cơ quan nhà nƣớc, các cơ quan thông tin đại chúng,…

Trang bị và nâng cao các kĩ năng giao tiếp, điều tra, nghiên cứu, thu thập dữ liệu, thu thập thông tin cho các cán bộ tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng hoàn thiện của riêng mình hoặc có sự hợp tác với hệ thống các ngân hàng và công ty tài chính khác để xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng liên ngân hàng theo hƣớng phân cấp quản trị theo từng nhóm khách hàng và giá trị tín dụng của từng nhóm và có tiêu chí chấm điểm, phân loại hợp lý.

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Hoạt động kiểm tra kiểm soát cần đƣợc đổi mới về nội dung và phƣơng pháp kiểm tra nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động trong giai đoạn hội nhập. Nghiệp vụ ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng do đó phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có thể ngăn ngừa những tổn thất do các rủi ro xảy ra. Muốn vậy bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ phải đủ mạnh về số lƣợng và chất lƣợng để có thể bao quát đƣợc tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, nhất là nghiệp vụ tín dụng.

77

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động ổn định và sự phát triển của ngân hàng cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nhờ quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ mà ngân hàng có thể kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng của đội ngũ cán bộ nhân viên và các khoản nợ có mức độ rủi ro cao. Chính vì vậy, chi nhánh cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiếm soát nội bộ bằng cách thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

xuyên bồi dƣỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ+ Tổ chức các chƣơng trình kiểm tra tại trụ sở chi nhánh và các phòng giao dịch theo định kì hoặc đột xuất khi cần thiết theo chƣơng trình, chính sách kiểm tra nội bộ của HDBank.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát chuyên trách và thƣờng của đội ngũ cán bộ này.

+ Không ngừng đổi mới và phát triển phƣơng pháp, quy trình, cách thức kiểm tra; xây dựng chế độ thƣởng phạt và quy kết trách nhiệm rõ ràng để nâng cao hiệu quả và tinh thần trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)