Các đối tƣợng khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại là vô cùng đa dạng, mỗi khoản vay của khách hàng lại có những đặc điểm và mức độ rủi ro khác nhau. Việc nhận dạng và phát hiện sớm các rủi ro của khách hàng và khoản vay của họ sẽ giúp ngân hàng có thời gian chuẩn bị và đƣa ra các phƣơng án nhằm kiểm soát rủi ro có thể xảy ra.
43
Hệ thống ngân hàng HDBank đã ban hành những chính sách, quy trình tín dụng thống nhất, áp dụng trong toàn hệ thống và cho từng thời kỳ.
Các văn bản quy phạm pháp luật:
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 /04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
- Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
- Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành
- Thông tƣ 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành
- Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Các văn bản hƣớng dẫn của HDBank:
- Quy chế cho vay của HDBank đƣợc thực hiện theo Quyết định số 31/2017/QĐ–HĐQT, ngày 15/03/2017.
- Quy chế phê duyệt tín dụng của HDBank đƣợc thực hiện theo Quyết định số 20/2019/QĐ–HĐQT, ngày 28/01/2019.
- Định hƣớng cho vay và cảnh báo rủi ro một số sản phẩm tín dụng cá nhân theo Quyết định số: 565/2020/QĐ-TGĐ, ngày 01/07/2020.
- Hƣớng dẫn thẩm định bán lẻ có TSĐB theo Quyết định số: 338/2020/QĐ- TGĐ, ngày 20/04/2020.
44
- Hƣớng dẫn hồ sơ khách hàng và thủ tục bảo đảm tiền vay theo Quyết định số: 757/2020/QĐ-TGĐ, ngày 27/08/2020.
HDBank Bình Dƣơng đã và đang áp dụng những chính sách và quy trình tín dụng chung của hệ thống HDBank cùng với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Kết quả khảo sát đối với cán bộ chuyên viên HDBank Bình Dƣơng có cùng đánh đánh giá: “Trong công tác cho vay, Ban Lãnh đạo HDBank Bình Dương nhận
biết khá đầy đủ các loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro lãi xuất”. Trong đó chú trọng cho vay khách hàng nhỏ lẻ, phân tán để đạt
đƣợc biên độ lãi suất cao và tránh rủi ro tín dụng dồn vào một nhóm khách hàng hoặc một khách hàng có dƣ nợ lớn, mục đích cho vay phát sinh nhiều rủi ro nhƣ là đầu tƣ bất động sản, cho vay cầm đồ,….
Ngoài ra, tại mỗi thời điểm, HDBank có các định hƣớng tín dụng riêng yêu cầu các chi nhánh thực hiện. Nhƣ các chi nhánh khác trong hệ thống, HDBank Bình Dƣơng đã triển khai cho vay những sản phẩm có độ rủi ro thấp và biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mỗi sản phẩm phù hợp với từng vùng miền đặc thù nhƣ tại Khu vực Đông Nam bộ (ví dụ nhƣ sản phẩm cho vay nông nghiệp: Cho vay vốn đầu tƣ chuồng trại chăn nuôi heo, gà/vịt; cho vay vốn phục vụ trồng trọt nhƣ: trồng bƣởi, cam tai các xã trọng điểm Hiếu Liêm, Thƣờng Tân của huyện Bắc Tân Uyên,…).
HDBank Bình Dƣơng nhận thức đúng đắn quan điểm chấp nhận rủi ro có sự tính toán trƣớc, không vì ngại rủi ro mà không cho vay; Luôn cẩn trọng trong mọi quá trình cho vay; Bổ sung, cập nhật định kỳ mô hình đánh giá hạn mức khách hàng nhằm nâng cao tính chính xác và hiệu quả; Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá các tiêu chí cho vay theo “check list sản phẩm” nhằm phản ánh đầy đủ toàn bộ hoạt động cũng nhƣ rủi ro tiềm ẩn; Tuyệt đối tuân thủ quy trình, quy định trong cho vay khách hàng cá nhân. HDBank Bình Dƣơng đã triển khai những sản phẩm tín dụng có độ rủi ro thấp và biện pháp phòng ngừa cho mỗi sản phẩm ví dụ nhƣ đối với khoản vay mua ô tô thì phải mua bảo hiểm cho xe, khoản vay mua bất động sản thì bất động sản phải có nguồn gốc, giấy tờ rõ ràng và có tính thanh khoản.
45
Kết quả khảo sát thì phần đông cán bộ chuyên viên HDBank Bình Dƣơng đều nhìn nhận: “công tác thu thập không đủ thông tin trong quá trình thẩm định và
quyết định khoản vay dẫn đến cho vay sai đối tượng khách hàng”. Nguyên nhân là năng lực thẩm định của ngƣời thẩm định cho vay yếu, lƣời biếng chỉ dựa vào thông tin một chiều mà khách hàng cung cấp tại quán cà phê mà không đi kiểm tra thực tế. Chính vì thế Ban Giám đốc HDBank Bình Dƣơng tổ chức họp Hội đồng tín dụng cơ sở theo định kỳ thứ hai và thứ tƣ hoặc khi phát sinh hồ sơ khi cần thiết để kịp thời xử lý hồ sơ tín dụng của khách hàng. Điều này đã giúp Chi nhánh kịp thời phát hiện những nguyên nhân có thể dẫn tới rủi ro tín dụng.