Mơi trường chính trị - pháp luật bao gốm các luật lệ, các quy tắc và những hoạt động của các cơ quan Nhà Nước có ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức. Mơi trường chính trị bao gồm: hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật; các cơng cụ chính sách của Nhà Nước, tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội. Thể chế chính trị giữ định hướng và chi phối các hoạt động trong xã hội. Mơi trường chính trị - pháp luật thuộc nhóm các yếu tố vĩ mơ, nó có tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới hoạt động của các tổ chức trên toàn lãnh thổ.
Sự tác động của mơi trường thể chế - chính trị tới hoạt động của các tổ chức phản ánh sự can thiệp của các chủ thể quản lí vĩ mơ tới hoạt động cung cấp DVHCC
của các cơ quan nói chung và Chi cục thuế quận Thanh Xn nói riêng.
Hệ thống cơng cụ chính sách của Nhà Nước tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các tổ chức HCC. Nhóm những cơng cụ chính sách quản lí rất nhiều bao gồm cả những cơng cụ chính sách chung cho tồn bộ nền kinh tế quốc dân và các chính sách đặc thù về DVHCC cũng như chính sách đặc thù về quản lí DVHCC ngành Thuế
Cơ chế điều hành của Chính phủ cũng tác động trực tiếp tới hoạt đông của các tổ chức cung cấp DVHCC. Cơ chế điều hành của Chính phủ sẽ quyết định trực tiếp tới tính hiệu lực của luật pháp và các chính sách quản lý hành chính - kinh tế. Nếu một chính phủ mạnh, điều hành chuẩn mực và tốt thì sẽ khuyến khích các hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về DVHCC của người dân, doanh nghiệp
Điều hành của chính phủ cịn thể hiện qua mức độ can thiệp và hình thức can thiệp của chính phủ vào các hoạt động cung cấp DVHCC. Trong xu hướng cải cách, chuyển đổi từ nhà nước cai trị sang nhà nước phục vụ thì việc đổi mới, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cũng được đặt ra. Bởi lẽ, nâng cao chất lượng dịch vụ công cũng tức là thước đo việc đảm bảo quyền con người, là điều kiện quan trọng đảm bảo tốt hơn quyền con người.
Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ cơng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Chủ trương xã hội hóa đã được Chính phủ cụ thể hóa thơng qua Nghị quyết số 40 (40/NQ-CP) ban hành ngày 9-8-2012. Nghị quyết này ra đời nhằm thực hiện thơng báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp cơng”. Đối với ngành Thuế, Nhà Nước đã ban hành quyết định số 2710/QĐ-BTC về vấn đề cải cách quản lí thuế giai đoạn 2016 – 2020. Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XII và Quyết định số 41/2019/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính và cơng bố hồn thành kế hoạch triển khai thành lập Chi cục Thuế khu vực. Theo đó, đã cắt giảm 2.189 đầu mối trung gian; hợp nhất 565 Chi cục Thuế để thành lập 269 Chi cục Thuế khu vực, đưa số Chi cục Thuế từ 711 xuống còn 415; số
cán bộ thuế phục vụ gián tiếp giảm trên 850 người. Nhà Nước sẽ tiếp tục có những cải cách tồn diện hơn trong tương lại đối với Ngành Thuế.
Tất cả những quyết định và chính sách của Nhà Nước về chính trị và pháp luật đều ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ tới ngành Thuế nói chung và chất lượng dịch vụ của ngành Thuế nói riêng