III Số thu do Chi cục thuế quản lý (Bao
HÀNH CHÍNH CƠNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘ
3.3.1.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý
Ở Việt Nam, Đảng ta luôn đề cao tầm quan trọng của lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của các cán bộ lãnh đạo đồng thời đề ra nhiệm vụ quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp Hành Trung ương khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước đã nêu: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”.
Năng lực lãnh đạo là yếu tố then chốt dẫn tới yếu tố thành công của một tổ chức. Để yếu tố này tác động tích cực đến tổ chức thì người lãnh đạo phải có một tầm nhìn chiến lược nhằm định hướng đúng đắn, có trí tuệ un bác và khả năng truyền đạt tốt để giúp cấp dưới hiểu rõ những công việc cụ thể, thực hiện những phương án đưa ra nhằm giúp các đơn vị trực thuộc hoàn thành chiến lược tổng thể. Đồng thời người lãnh đạo cũng cần có khả năng phân quyền, uỷ quyền, khả năng động viên khuyến khích , khả năng hiểu mình hiểu người nhằm nâng cao và củng cố nhiệt huyết của nhân viên cấp dưới, truyền cho họ những nhận thức tích cực và lịng nhiệt thành với tổ chức. Qua những thước đo cứng như sự sở hữu, sự vắng mặt, năng suất lao động của nhân viên và thước đo mềm như sự nhận thức về sự công bằng trong cơ quan và niềm tin của cấp dưới, người lãnh đạo có thể đánh giá về lòng nhiệt huyết của nhân viên và điều chỉnh phương pháp lãnh đạo hợp lý. Khả năng ra quyết định, khả năng ảnh hưởng và khả năng giao tiếp lãnh đạo cũng đóng
góp một phần quan trọng trong sự thành cơng của một tổ chức, điều đó được thể hiện qua sự lớn mạnh của tổ chức đó, sự lớn mạnh và trung thành của các đối tác, sự phát triển của các đơn vị hay niềm tin, sự hài lòng của người dân.
Nhà lãnh đạo có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, đồng thời là người có khả năng nhận ra những trật tự khuôn mẫu và hướng đi ngay cả trong những khó khăn, hoặc tình huống hỗn loạn. Họ ln có tầm nhìn lớn, ln cam kết, đưa ra những mục tiêu xác thực, đúng đắn và nỗ lực cùng với cấp dưới thực hiên, biến ước mơ thành hiện thực nhằm kiến tạo tương lai.
Với khả năng động viên và khuyến khích, lãnh đạo chú trọng đề cao sáng kiến, ý tưởng mới, dùng ngôn ngữ dễ hiểu sao cho cấp dưới thấm nhuần ý tưởng và khơi dậy quyết tâm trong tồn tổ chức để thực hiện ước mơ đó. Với tư tưởng lãnh đạo tồn cầu, nhà lãnh đạo ln muốn đa dạng hố nguồn lực, thu hút nhân tài, thâu tóm kiến thức và kỹ năng tốt và thúc đẩy sự thành công của tổ chức ở mức độ cao hơn. Người lãnh đạo luôn quan tâm và chú trọng tới môi trường làm việc và văn hố của cơng ty nhằm tăng hiệu quả cơng việc và sự thối mái đối với người cấp dưới. Họ cam kết phát triển cá nhân và nghề nghiệp cho cấp dưới. Họ tạo ra cơ hội học tập và khuyến khích cấp dưới tìm ra con đường phát triển nghề nghiệp nhằm phát triển nhân sự.
Với khả năng giao tiếp lãnh đạo, họ luôn thúc đẩy các mối quan hệ nhằm tạo sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các đối tác. Bên cạnh đó nhà lãnh đạo cũng ln hiểu rằng sự sung đột cũng là cơ hội để thúc đẩy hợp tác nội bộ, luôn tin tưởng nhân viên nhằm xây dựng sự hợp tác. Họ mềm dẻo nhưng luôn định hướng đường lối và áp dụng nguyên tắc dựa trên giá trị cơ bản để đạt mục tiêu. Họ trân trọng các thức tiến hành và mục tiêu đề ra, kiên định đường lối và biết sử dụng kỹ năng và khả năng của đội ngũ chuyên gia một cách phù hợp, sát sao với quá trình thực hiện và linh hoạt điều chỉnh hành vi nhằm đạt mục tiêu trong cơng việc, thích ứng để đáp lại những thay đổi của tình huống và mơi trường.
Khi ra quyết định, nhà lãnh đạo luôn kiên định với đường lối đã chọn, trao quyền tự quyết cho nhân viên và quyền lực nhất định để cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cấp dưới.