Các mô hình CNH trước thế kỷ XX

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 32 - 34)

7. Bố cục của luận văn

1.1.5.1. Các mô hình CNH trước thế kỷ XX

Mô hình CNH cổ điển

Anh là quốc gia đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp và là nước điển hình nhất của mô hình CNH cổ điển, cuộc cách mạng này bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ XVIII và hoàn thành vào thập niên 40 của thế kỷ XIX, nối tiếp nước Anh là Pháp. Đây là mô hình CNH diễn ra như một quá trình lịch sử tự nhiên, tuần tự, chắc chắn từ thấp lên cao với hai đặc điểm sau:

Thứ nhất, những chuyển biến kinh tế xã hội của chế độ phong kiến tan rã và

chủ nghĩa tư bản hình thành như là một sự khởi động tạo ra những tiền đề cần thiết cho quá trình CNH, nổi bậc nhất là ba yếu tố giúp giải phóng sức sản xuất xã hội chống lại sự ràng buộc của chế độ phong kiến là:

(1) Cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như cải cách phương thức canh tác lẫn chế độ sở hữu ruộng đất, để mở đường cho sản xuất công nghiệp ra khỏi phạm vi của sản xuất nông nghiệp. Và sự thay đổi to lớn của chế độ sở hữu ruộng đất đã giúp giải phóng mạnh mẽ những ràng buộc của chế độ phong kiến.

(2) Sự hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, tín dụng...quyết định sự ra đời của cách mạng công nghiệp.

(3) Không ngừng mở rộng hoạt động ngoại thương kết hợp với những chính sách chinh phạt xâm chiếm thuộc địa. Điều này đóng vai trò trong việc chuẩn bị tư bản cho cuộc cách mạng về công nghiệp.

Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp được diễn ra một cách từ từ, tuần tự, và

chắc chắn theo trình tự bắt đầu từ sự thay đổi trong cơ cấu ngành, cụ thể xuất phát điểm là thay đổi phương thức sản xuất trong nông nghiệp, đến tập trung vào công nghiệp nhẹ rồi lan truyền sang công nghiệp nặng; kéo theo là sự phát triển của

ngành giao thông vận tải; máy móc thiết bị kỹ thuật cho nông nghiệp và cuối cùng là HĐH các ngành dịch vụ.

Mô hình kiểu cổ điển là một khuôn mẫu chuẩn mực làm bước đi của tiến trình CNH ngày nay mà mỗi quốc gia sẽ tùy vào điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, mục tiêu của nước mình để áp dụng nhưng logic về trình tự của quá trình CNH trong mô hình này vẫn là một chuẩn mực để tham khảo.

Mô hình CNH phi cổ điển (CNH cổ điển rút ngắn)

Mô hình CNH phi cổ điển (CNH cổ điển rút ngắn) phát triển muộn hơn về mặt thời gian, quy mô và tính chất của quá trình CNH khác nhau, nên có thể chia thành hai loại là: (1) Mô hình CNH ở các nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô lớn; (2) Mô hình CNH ở các nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô nhỏ hơn.

(1) Mô hình CNH ở các nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô lớn:

Các quốc gia điển hình áp dụng mô hình này là các nước Mỹ, Đức và Nhật. Tuy quá trình CNH muộn hơn nhưng vẫn dựa trên những tiền đề tương tự như ở Anh và Pháp. Sự khác biệt mang tính chất rút ngắn của tiến trình CNH là lợi thế của nước đi sau, nhanh chóng tiếp cận với những thành quả của các nền văn minh công nghiệp của các nước đi trước để đẩy nhanh và rút ngắn quá trình CNH của mình, đặc biệt vai trò to lớn của Nhà nước góp phần làm cho CNH thành công.

(2) Mô hình CNH ở các nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô tương đối nhỏ hơn: Các nước Bắc Âu và một số nước Tây Âu đã tiến hành

CNH bằng cách tham gia vào phân công lao động quốc tế tư bản chủ nghĩa dựa trên những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lấy những ngành xuất phát từ lợi thế này làm ngành trụ cột và mở rộng ra các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào và những ngành chế biến sản phẩm đầu ra của nó. Vì vậy mà quá trình CNH ở những nước này phải tiến hành chặt chẽ ngay từ đầu với việc áp dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ và quản lý, nhờ đó mà rút ngắn được thời gian đạt tới trình độ hiện đại.

Như vậy do những ràng buộc của điều kiện lịch sử, quá trình CNH theo mô hình cổ điển đã diễn ra một cách tuần tự từ thấp lên cao dựa vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật ở nước mình là chính. Còn mô hình CNH cổ điển rút ngắn là một cách thức tiến hành CNH nhờ vào lợi thế của nước đi sau, áp dụng khuôn mẫu và tận dụng khoa học – công nghệ – kỹ thuật của nước đi trước để rút ngắn thời gian.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)