NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 66)

7. Bố cục của luận văn

2.3. NGUỒN NHÂN LỰC

Nguồn nhân lực cuối thời Edo và vai trò của nó đối với sự nghiệp CNH 2.3.1.

2.3.1.1. Quá trình tích lũy nhân công thời Edo

Nền kinh tế nông nghiệp Nhật Bản lúc này đã hình thành nên hệ thống các trang trại, nông trang rộng lớn đòi hỏi một lực lượng lớn nhân công tham gia sản xuất. Nhiều người không có ruộng đất đã đi làm thuê cho các trang trại, chính vì vậy mà xuất hiện chế độ làm thuê theo năm, theo tháng, theo công nhật; và họ có khuynh hướng bỏ nông thôn lên thành phố làm việc vì ở nơi đó dễ tìm công ăn việc làm hơn.

Từ cuối thế kỷ XVIII một số hộ nông dân giàu lên nhờ buôn bán và làm nghề thủ công, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành địa chủ mới. Một số khác không có đất hoặc bị mất đất nên bị bần cùng hóa đã trở thành tá điền làm thuê. Theo kết quả khảo sát của Shien Sato năm 1827 tại một số địa phương, có đến 40% nông dân nghèo đã bị mất đất canh tác và trở thành tá điền cho các địa chủ mới. Do bị mất đất và bị bần cùng hóa, một bộ phận nông dân bị đẩy ra khỏi nông thôn. Không còn con đường nào khác để sống, họ đành phải tham gia vào các hoạt động kinh tế - công thương nghiệp. Hệ quả là, Nhật Bản đã sớm hình thành nên một thị trường nhân công rộng lớn, chuẩn bị nguồn sức lao động có kỷ luật và tương đối có kỹ thuật cho các ngành kinh tế mới, hiện đại về sau (Nguyễn Quốc Hùng (cb), 2007, trang 210).

2.3.1.2. Trường học thời Edo

Thời Edo ở Nhật Bản có một hệ thống giáo dục phong phú và đa dạng với nhiều loại hình trường lớp, đáp ứng với nhu cầu và phù hợp với nhiều đẳng cấp trong xã hội. Trong đó có trường dành cho tầng lớp quý tộc có thể kể đến như các trường do Mạc phủ quản lý Shoheiko (昌平黌), trường do Han quản lý Hanko (藩 校), trường hương hay trường làng Goko (郷校) và trường tư thục Shijuku (私塾); còn trường dành cho tầng lớp bình dân là trường chùa Terakoya (寺子屋). Nhờ đó mà ở Nhật Bản vào cuối thời Edo tỷ lệ người biết chữ rất cao, vào những năm 1860

thì tỷ lệ biết chữ ở nam là 50% và 10% với nữ (Nguyễn Vũ Pha Phim, 2018, trang 34-38). Tỷ lệ này còn cao hơn cả ở châu Âu đương thời. Các trường học ở Nhật Bản cuối thời Edo có những đặc điểm sau:

Phát triển đa dạng: Giáo dục thời kỳ Edo rất đa dạng về tổ chức, mục đích

và nội dung đào tạo. Càng về cuối thời Edo trước làn sóng Tây Âu hóa, hiểu rõ sức mạnh của khoa học và kỹ thuật phương Tây, Mạc phủ đã chủ trương lập một số trường dạy các ngành khoa học hiện đại và muốn giành quyền kiểm soát quá trình đào tạo trong các trường này (Nguyễn Văn Kim, 2003, trang 412-413). Chính sự phong phú và đa dạng của giáo dục cuối thời Edo đã tạo nên nguồn nhân lực đáp ứng được nhiều yêu cầu của các đẳng cấp trong xã hội góp phần thúc đẩy phát triển về kinh tế của đất nước, đặc biệt là thúc đẩy kinh tế trong giới bình dân.

Coi trọng Nho học: Chế độ giáo dục ở Nhật Bản lúc này chịu ảnh hưởng nhiều

mặt hết sức sâu rộng của văn minh Trung Hoa, và Nho giáo được coi như giáo dục nền tảng của các học vấn khác. Nho giáo trong tâm thức người Nhật gồm 5 phẩm chất cơ bản: sự trung thành, nghi lễ, lòng quả cảm, sự công minh và tính tằn tiện. Sự trung thành được coi là phẩm chất giữ vai trò chi phối, được coi là phẩm chất trung tâm, phù hợp với cai trị quân sự ở Nhật Bản (Nguyễn Văn Kim, 2003, trang 408).

Coi trọng tự học: Trong nền giáo dục của Nhật Bản người học phải tự học, tự

nỗ lực luyện tập, người thầy chỉ giữ vai trò là người hướng dẫn. Ở các cơ sở Tây học thì người học phải tự dịch sách, tự luyện tập ngoại ngữ là phổ biến. Nhờ vậy mà người Nhật đã tạo cho mình tinh thần tự chủ, tự suy nghĩ, tự học tập, tự rèn luyện nhờ đó mà người Nhật tiếp nhận nhanh Tây học.

Trường Tây học phát triển nhanh: Năm 1854 dưới sức ép của phương Tây

Nhật Bản phải mở cửa giao thương, lúc này để nhanh chóng tiếp cận với văn minh phương Tây, chính quyền Mạc phủ đã thành lập các trường Tây học để đào tạo nguồn nhân lực có hiểu biết về ngôn ngữ cũng như khoa học phương Tây.

2.3.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực thời Edo đối với sự nghiệp CNH thời Minh Trị Minh Trị

Việc phát triển học tập ngôn ngữ và khoa học kỹ thuật của phương Tây vào cuối thời Edo có thể coi là quan trọng nhất trong công cuộc tiến hành CNH thời Minh Trị. Nhờ học tập phương Tây Nhật Bản đã có thể bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của ngoại bang đồng thời đưa đất nước phát triển. Cụ thể hơn về những đóng góp của trường học cuối thời Edo đối với sự nghiệp CNH thời Minh Trị đó là:

Đào tạo các nhà lãnh đạo cho công cuộc đánh đổ chính quyền Mạc phủ: Các

trường học với hệ thống đa dạng, giáo dục các kiến thức mới về tình hình đất nước và thế giới bên ngoài, tìm ra những đối sách để đối phó với nguy cơ nhằm bảo tồn độc lập cho đất nước. Từ những ngôi trường này đã đào tạo nên những nhà lãnh đạo lừng danh như Ito Hirobumi, Yamagata Aritomo, Takasugi Shinsaku, Kusaka Gensui, Kido Koin,... Ngoài ra trường Hà Lan học cũng mang lại những đóng góp quan trọng, nhân vật tiêu biểu theo phái Lan học là Fukuzawa Yukichi (福沢諭吉 ,1835 – 1901) – Cha đẻ của nền giáo dục Nhật Bản thời cận đại. Chính những trường học này là nơi đào tạo các nhà lãnh đạo cho công cuộc lật đổ chính quyền Mạc phủ, cho công cuộc duy tân đất nước sau này.

Làm cơ sở cho việc tiến hành cải cách vào thời Minh Trị: Nhờ những bước

đi tích cực của chính quyền Mạc phủ mà trình độ dân trí của Nhật Bản lúc bấy giờ khá cao so với nhiều nước trong khu vực, còn cao hơn cả ở châu Âu đương thời. Đây chính là sự chuẩn bị về nguồn nhân lực cho công cuộc HĐH đất nước. Tuy nhiên giáo dục thời Mạc phủ mang tính “hư học” ít chú trọng giáo dục “thực học” và chưa phổ cập toàn dân. Vì vậy mà vấn đề đặt ra cho chính quyền Minh Trị là làm sao để loại bỏ được tính chất này của nền giáo dục phong kiến, chế độ giáo dục đặc quyền chỉ dành cho giai cấp võ sĩ. Giáo dục cần chú trọng vào việc phổ cập tri thức đến người dân song song với việc nâng cao trình độ cho tầng lớp tri thức để toàn dân cùng chung tay xây dựng đất nước.

Như vậy giáo dục ở Nhật Bản cuối thời Edo không chỉ dành cho các thành phần trong hoàng tộc, võ sĩ mà được mở rộng cho tất cả các đẳng cấp trong xã hội. Nhờ sự phổ biến rộng rãi và tinh thần tiếp nhận cái mới, học hỏi văn minh phương Tây đã xây dựng cho người Nhật có trình độ dân trí cao, ý thức dân tộc mạnh mẽ, đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp giải phóng, canh tân và phát triển đất nước.

Đào tạo nguồn nhân lực thời Minh Trị 2.3.2.

2.3.2.1. Cử sứ đoàn đi Âu – Mỹ

Một trong những sự kiện đặc biệt trong việc học hỏi kỹ thuật phương Tây là việc chính phủ cử một phái đoàn đông đảo các quan chức chính phủ đi du học các nước tiên tiến của Âu – Mỹ vào năm 1871 (danh sách chính thức của sứ đoàn Iwakura ở Phụ lục 2) và kéo dài liên tục gần 2 năm về 4 phương diện chính:

Về mặt chính trị: Trước hết là học cách tổ chức điều hành các cơ quan ngoại

giao, quốc hội, tòa án, kế toán.

Về mặt kinh tế: Học cách tổ chức thuế vụ, quốc trái, tiền tệ, bảo hiểm, mậu

dịch, xây dựng công xưởng, đường xe lửa, điện lực, điện tín, đúc tiền,...

Về giáo dục: Học cách tổ chức xây dựng hệ thống các trường học công và tư,

cách thi cử và tuyển chọn học sinh, hệ thống các môn phải giảng dạy, phương pháp đánh giá học tập,...

Về quân đội: Học nghệ thuật chỉ huy, các chế độ lương bổng, kiểm soát hải quan,

tổ chức các xưởng đóng tàu, đào tạo quân đội và xây dựng lực lượng hải quân,..

Sứ đoàn đã có dịp quan sát một cách tổng quan toàn bộ nền văn minh Âu – Mỹ, những thành quả to lớn của cách mạng công nghiệp để lại, những điều mới mẻ của chủ nghĩa tư bản, sự vượt trội của văn minh phương Tây so với phương Đông, ... Do đó mà toàn thể sứ đoàn đều có chung một nhận thức rằng Nhật Bản cần phải học hỏi văn minh phương Tây nếu muốn phát triển đất nước. Và chuyến đi sứ Âu – Mỹ của sứ đoàn trên nhiều phương diện khác nhau đã góp phần to lớn vào việc bảo tồn độc lập, nâng cao uy tín quốc tế cho Nhật Bản; đặc biệt là những kinh nghiệm học

được trong chuyến đi sứ đã được áp dụng hiệu quả trong việc xây dựng một nước Nhật Bản hiện đại và văn minh.

2.3.2.2. Cải cách nền giáo dục

Sự choáng váng khi biết được sức mạnh quân sự cùng với sự giàu có của các nước phương Tây cuối thời Mạc phủ đã trở thành tiền đề, tiêu chuẩn và phương hướng của việc lựa chọn chính sách. Tháng 12 năm 1871, Bộ Giáo dục được thành lập theo mô hình phương Tây để quản lý, phát triển giáo dục trong cả nước và thực thi nền giáo dục cho toàn dân. Thành lập Ủy ban soạn thảo Học chế (Luật giáo dục) gồm 12 học giả danh tiếng mà phần lớn là những nhà Tây học. Tháng 12 năm 1872 ban hành Học chế với mục tiêu là xây dựng nền giáo dục cho toàn dân và xây dựng xã hội học tập làm nền tảng để các phương châm Văn minh khai hóa, Thực sản hưng nghiệp, Phú quốc cường binh được xúc tiến chính thức và mạnh mẽ vì đối với

người Nhật bây giờ đạt được sự độc lập từ các liệt cường Âu Mỹ là vấn đề ưu tiên số một, có thể nói Tây Âu hóa là một sự lựa chọn tất yếu.

Nguyên tắc cơ bản của Học chế gồm 4 điểm:

Một là, xây dựng một xã hội học tập cho toàn dân dựa trên cơ sở “tứ dân

bình đẳng” với khẩu hiệu “không người nào không được học không làng nào không được học”.

Hai là, khuyến khích toàn dân học tập, coi học vấn là tài sản cơ bản nhất để

lập thân.

Ba là, giáo dục “thực học” có ích cho đời sống hàng ngày từ khoa học tự

nhiên, công nghệ đến pháp luật, chính trị, y học...

Bốn là, xây dựng nguyên tắc nghĩa vụ giáo dục, các trường công sẽ miễn học

phí cho học sinh.

Theo quy định của Bộ Giáo dục: Trẻ em 16 tháng tuổi phải được gửi vào các nhà trẻ; hệ thống giáo dục tiểu học bắt buộc được kéo dài đến 3 năm vào năm 1880 và về sau lên đến 6 năm trên phạm vi toàn quốc. Các thầy giáo lưu động được cử đi

khắp đất nước để dạy cho những người không có điều kiện đến trường. Cùng với các trường công do chính phủ mở, cũng như các trường tư thục, dân lập và bổ túc cũng được khuyến khích. Nhờ đó đến thập kỷ đầu của thế kỷ này người ta ước tính rằng có đến 98% số con trai con gái đến tuổi đi học đã được thu hút đến trường, so với 46% vào cuối năm 1886. Cùng với các trường phổ thông, các trường trung cấp và cao đẳng kỹ thuật, đại học đã sớm được Nhà nước mở ra trên khắp cả nước. Đồng thời nội dung giảng dạy tại các nhà trường một mặt hướng vào việc nâng cao lòng yêu nước, mà cụ thể là lòng trung thành với Thiên Hoàng; cống hiến hết mình cho tập thể và sự phát triển; mặt khác ưu tiên cho lĩnh vực cơ khí, thương mại và ngân hàng nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế và phòng thủ đất nước. Đường lối giáo dục này chính là quán triệt khẩu hiệu “Khoa học phương Tây

và đạo đức phương Đông” vốn đã trở thành tư tưởng hành động của người Nhật từ

khi tiếp xúc với phương Tây (Lưu Ngọc Trịnh, 1998, trang 88-89).

Và như thế với tư cách là một trong những chính sách trọng yếu nhất nhằm thực hiện khai sáng văn minh, phát triển công nghiệp thì giáo dục đã được xây dựng và mạng hệ thống đã vươn ra khắp cả nước. Bên cạnh đó các trường trung học, đại học và các trường chuyên môn liên tiếp được mở ra. Một số lượng lớn các chuyên gia người nước ngoài cũng được mời đến làm việc (chúng tôi sẽ trình bày ở mục 2.3.2.3) đã đóng vai trò lớn trong việc giới thiệu, phổ cập văn hóa phương Tây, xúc tiến quá trình HĐH.

Bảng 2.3: Số sinh viên các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học ở Nhật Bản

Đơn vị: Nghìn người Số trung bình

cho từng thời kỳ Tổng số Tiểu học Trung học và đại học Cao đẳng

Tỷ lệ tổng dân số trong các tổ chức giáo dục (%) 1878 – 1882 1893 – 1897 1908 - 1912 2.589 3.815 7.423 2.559 3.752 6.854 23 47 512 8 16 18 7,0 9,1 14,9 Nguồn: (G.C.Allen, 1988, trang 142) (tác giả có chỉnh lý, bản gốc ở Phụ lục 3)

Như vậy, để đào tạo ra số lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp duy tân đất nước, chính phủ Minh Trị đã xúc tiến cho xây dựng các trường học hiện đại tổ chức theo kiểu đại học phương Tây. Ngoài việc xây dựng các trường công lập, chính phủ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tư thục thành lập và hoạt động. Trong phần lớn các trường hợp, chi phí xây dựng trường học chủ yếu lấy từ kinh phí của thôn làng và tiền quyên góp. Khi nhìn vào bảng danh sách ghi tên những người đã đóng góp tiền cho việc kiến thiết trường học ở các địa phương, số tiền đóng góp rất đa dạng và có những khoản tiền đóng góp khổng lồ cho thấy lòng mong mỏi về sự nghiệp khai hóa văn minh của người dân thời đó quả thật đáng kinh ngạc, đồng thời cũng thể hiện rõ tinh thần Nhật Bản, tinh thần đoàn kết, toàn dân cùng hướng về mục tiêu chung là sự độc lập tự do. Nhờ đó mà Nhật Bản có được hệ thống trường học đông đảo có chất lượng, đóng góp to lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp duy tân. Chính việc tiến hành cải cách giáo dục một cách căn bản, đồng bộ và quyết liệt mà Nhật Bản đã xây dựng được một nền giáo dục mới, hiện đại, chú trọng vào “thực học”, đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH đất nước.

Trong lĩnh vực giáo dục theo mục tiêu Văn minh khai hóa, học tập ở phương Tây, chú trọng đến giáo dục “thực học” để học những môn ứng dụng được vào cuộc sống thì nhân vật tiêu biểu, nhà tư tưởng, nhà khai sáng văn minh Âu Mỹ, người đại diện cho nền giáo dục thời cận đại, người được gọi là Voltaire (nhà cách mạng tư tưởng Pháp) của Nhật đó chính là Fukuzawa Yukichi (福沢諭吉,1835 – 1901).

Fukuzawa Yukichi sinh ra ở Osaka trong một gia đình võ sĩ của Han Nakatsu, tuổi thơ của ông trải qua ở một vùng quê bảo thủ, lạc hậu với Hình 2.5: Fukuzawa Yukichi

(福沢諭吉) (1835 – 1901) Nguồn:

https://www.ndl.go.jp/portrait/data s/185.html?cat=56

bao cảnh xót xa của đứa trẻ nghèo trong sự nghiệt ngã của chế độ phong kiến. Ông theo trường phái Lan học, dựa trên những gì được tận mắt chứng kiến sau 3 lần được cử đi theo đoàn sứ sang phương Tây, trong quá trình học ông đã có tư tưởng phê phán nội dung lẫn phương pháp giáo dục “hư học”, để khắc phục thì phải nhanh chóng áp dụng “thực học” - học những môn thực dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, chủ trương học tập văn minh phương Tây để cận đại hóa Nhật Bản. Ông cho rằng văn minh phương Đông và phương Tây có những giá trị riêng nhưng để đánh

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)