NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CN HỞ NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 122)

7. Bố cục của luận văn

4.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CN HỞ NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Quá trình CNH ở Nhật Bản tuy có phần muộn hơn các nước Anh, Pháp nhưng về cơ bản cũng dựa trên những tiền đề tương tự như ở Anh, Pháp, tạo thành nhóm các nước CNH theo mô hình phi cổ điển hay còn gọi là mô hình cổ điển rút ngắn.

Sự khác biệt này xuất phát từ “lợi thế của nước đi sau”, nhanh chóng tiếp cận với thành quả của nền văn minh công nghiệp, tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến mà các nước CNH theo mô hình cổ điển đi trước đã tạo ra để đẩy nhanh và rút ngắn quá trình CNH của nước mình. Thông qua cách tiếp cận tổng hợp, đồng bộ về cơ cấu ngành cũng như về các thể chế kinh tế thị trường và phương pháp tiếp cận công nghệ tiên tiến nêu trên chủ yếu bằng con đường nhập khẩu: nhập khẩu bằng phát minh sáng chế, nhập khẩu máy móc để sử dụng hoặc nghiên cứu cách thức vận hành để bắt chước tự chế tạo ra sản phẩm của nước mình với phương châm “Kỹ thuật phương Tây và tinh thần Nhật Bản”. Đặc biệt Nhà nước đóng vai trò rất lớn trong việc khởi động và thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp này.

Nhà nước đóng vai trò quan trọng 4.2.1.

Khi chính quyền Minh Trị mới thành lập thì hầu hết các nhà lãnh đạo còn non trẻ (kể cả Thiên Hoàng khi lên ngôi chỉ mới 14 tuổi), chưa có kinh nghiệm chính trị, các cuộc xung đột nội bộ diễn ra mạnh mẽ thì lúc này Nhật Bản cần điều hành đất nước theo “Pháp trị” – tức dùng hệ thống pháp luật chung áp dụng trên phạm vi cả nước để trị dân, thì việc ra đời Ngũ điều Ngự thệ văn (cương lĩnh duy tân thời

Minh Trị) là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Xây dựng một Nhà nước Trung ương tập quyền, một dân tộc hiện đại thống nhất đủ sức canh tân đất nước, trong đó nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong cải cách, vai trò của giới ưu tú cầm quyền là những hạt nhân quản lý Nhà nước. Các yếu tố khách quan tạo nên đặc tính của quan chức Nhật Bản đó là sự ưu tú về năng lực và tương đối hội đủ những đạo đức cần thiết của một quan chức Nhà nước. Bắt đầu từ năm 1880, hệ thống thi tuyển công chức cao cấp hết sức ngặt nghèo, dựa vào năng lực là chính, từ mọi tầng lớp xã hội khác nhau và qua nhiều cấp thi tuyển với nội dung thi là các kiến thức về luật pháp, kinh tế, chính trị.

Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong thời Minh Trị chịu ảnh hưởng rất lớn của chính phủ như là người tham gia tích cực vào phát triển kinh tế với tư cách là người đầu tư, nhà kế hoạch và người đổi mới. Xác định phương hướng chủ yếu để tiến hành các cuộc cải cách trên tất cả lĩnh vực để biến nước Nhật thành một nước tiên tiến hiện đại. Nhờ có cương lĩnh rõ ràng được vạch ra ngay từ đầu nên sự nghiệp duy tân thời Minh Trị mới đạt được những thành quả to lớn. Và quá trình HĐH được điều hành một cách chặt chẽ và mạnh mẽ của chính phủ Minh Trị, nâng cao quyền lực của các tập đoàn kinh tế khổng lồ như Mitsubishi, Mitsui,...

Chính phủ có vai trò rất lớn trong việc thực hiện thành công chính sách xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nhờ vào việc ban hành các chính sách hỗ trợ xuất khẩu như: áp dụng lãi xuất ưu đãi cho các xí nghiệp xuất khẩu, miễn giảm thuế cho các công ty xuất khẩu và tổ chức yểm trợ tín dụng xuất khẩu đối với những sản phẩm có kim ngạch lớn như tàu bè, thép.

Các chiến lược phát triển kinh tế tập trung vào quá trình CNH thành công vì các chính sách được đưa ra với tính khả thi cao, thực hiện có hiệu quả nhờ huy động được sức mạnh tổng hợp của năng lực xã hội, thể hiện bằng năng lực phẩm chất của giới lãnh đạo Nhà nước và doanh nghiệp. Các chiến lược, chính sách công nghiệp được chuẩn bị hoạch định với sự tham gia rộng rãi của nhiều tầng lớp xã hội. Để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và các công ty đa quốc gia,

Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế đã tích cực khuyến khích, kết nối các công ty lại tạo thành những công ty lớn. Bằng việc liên kết giữa chính phủ với doanh nghiệp và trí thức trong việc định ra các chiến lược bằng sức mạnh của các tập đoàn kinh tế đã giúp Nhật Bản thành công đi lên trở thành nước công nghiệp đầu tiên ở châu Á.

Vai trò của Nhà nước trong công cuộc cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản là vô cùng to lớn, in dấu ấn sâu đậm đến nỗi được nhìn nhận là một cuộc cách mạng từ trên. Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc khởi động quá trình CNH, chính phủ là người đầu tư lớn và quan trọng nhất trong nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu, để làm cho nhân dân hiểu rõ về những cơ hội mới sẵn có, chính phủ đã thành lập những nhà máy công nghiệp; về sau chính phủ giảm dần sự can thiệp của mình mà nhường lại cho tư nhân nhưng vẫn giữ vai trò tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, và tạo ra môi trường thích hợp cho các xí nghiệp kinh tế tư nhân phát triển. Chính phủ tham gia điều phối kinh tế, vừa là chủ đầu tư vừa là nhà kế hoạch và là người đổi mới.

Quy mô sản xuất của chính phủ tuy không lớn nhưng cho các nhà đầu tư thấy được tiềm năng và tính ưu việt của phương pháp sản xuất mới hiện đại vì hầu hết đây đều là những nhà máy kiểu mẫu với kỹ thuật mới nhất. Vai trò của chính phủ còn thể hiện ở các biện pháp làm cho công chúng hiểu rõ được sức mạnh của công nghiệp hiện đại và chính phủ chịu trách nhiệm trước hết về những dự án đầu tư tư bản lớn nhằm tạo ra bước khởi đầu tốt đẹp cho nền kinh tế. Nhờ những chính sách điều chỉnh mới như thế, chính phủ Minh Trị đã huy động được đáng kể nguồn lực đầu tư của đất nước vào quá trình CNH.

Cùng với đó là vai trò quan trọng của cá nhân trong cải cách, sử dụng tầng lớp tinh hoa của chế độ cũ, những nhà lãnh đạo tài năng, tầm nhìn xa, cùng với tinh thần dân tộc cao nhất cùng với chính sách chiêu mộ nhân tài trên cả nước và con đường lưu học để tiếp thu kiến thức của thế giới, tiếp cận văn minh tiên tiến phương Tây với quyết tâm đưa đất nước phát triển đuổi kịp phương Tây. Các nhà quân sự,

tài chính, nhà tư bản tư nhân, nhà tư tưởng,...là những người có công lao lớn nhất tạo nên sự thành công của quá trình CNH. Hầu như tất cả mọi người dân Nhật Bản, kể cả các chính trị gia và giới ngôn luận đều thừa nhận rằng quan chức Nhà nước của Nhật là những người rất ưu tú.

Phát triển nền kinh tế tư nhân 4.2.2.

Trong quá trình CNH thì các doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Để nhằm khuyến khích tư nhân kinh doanh, chính phủ đã bán các xí nghiệp quốc doanh cho các tư nhân với giá thấp, và người mua được phải là công chức từng gắn bó chặt chẽ với chính phủ, những người có năng lực kinh doanh và trung thành với sự nghiệp HĐH đất nước. Nhờ đó mà chính phủ Minh Trị đã huy động được đáng kể nguồn lực đầu tư cho đất nước vào quá trình CNH. Đồng thời để khắc phục nguồn vốn hạn chế của mỗi cá nhân, nhằm tập trung những nguồn vốn lớn tạo ra những xí nghiệp hiện đại quy mô lớn. Để làm giàu cho đất nước thì phải phát triển công thương nghiệp, muốn làm được điều đó cần phải có nhiều người góp vốn đầu tư, nhờ đó mà hình thức công ty cổ phần phát triển mạnh mẽ trong thời gian đó.

Ngoài ra, chính phủ cũng giúp đỡ các công ty tư nhân về mặt tài chính và bán cho họ theo những điều kiện dễ dàng những máy móc mà chính phủ nhập từ nước ngoài để phục vụ cho mục đích mở mang công nghiệp. Do sự khuyến khích của chính phủ, tư bản tư nhân cũng dần dần đóng góp vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia. Năm 1911, có khoảng 1.400 dặm đường sắt tư nhân và khoảng 1.800 tàu tư nhân chạy bằng hơi nước với tổng trọng tải là 1.375.000 tấn.

Ngành công nghiệp nặng của Nhật Bản đã bắt đầu được phát triển cuối thời kỳ Mạc phủ, khi các tướng lĩnh Nhật Bản và các chính quyền địa phương tiếp cận được với các công nghệ của phương Tây để phát triển ngành công nghiệp chế tạo vũ khí hiện đại, phát triển công nghiệp sắt thép, đóng tàu và chế tạo máy móc chính xác, có sự hỗ trợ lớn của chính phủ, nhưng chưa vượt qua được sự cạnh tranh của nước ngoài cho đến khi Nhật Bản lấy lại được quyền ấn định thuế vào năm 1911. Từ đây

khu vực tư nhân cũng được khuyến khích tham gia phát triển công nghiệp nặng cùng với chính phủ, nhờ đó công nghiệp nặng đã dần dần hình thành và khẳng định vị trí của nó với tư cách là ngành công nghiệp mạnh nhất.

Kế hoạch chuẩn bị chu đáo và có hướng đi rõ ràng 4.2.3.

Khi giành lại được quyền kiểm soát Nhà nước từ tay các tướng quân của triều đình Mạc phủ, chính quyền Minh Trị nhận thức được rằng sự yếu kém về quân sự của Nhật Bản, sự lạc hậu về kinh tế và sự bất ổn về chính trị có thể rất dễ làm cho Nhật Bản trở thành miếng mồi ngon của các nước phương Tây. Chính vì vậy, để không bị mất nước, Nhật Bản cần nhanh chóng tiến hành CNH, áp dụng nhanh chóng các phương pháp phương Tây vào chiến tranh và vào công nghiệp nhằm làm cho Nhật Bản lớn mạnh về kinh tế, giữ vững được nền độc lập của mình và cuối cùng đảm bảo loại bỏ được những Hiệp ước bất bình đẳng đã ký với phương Tây của triều đình Mạc phủ. Như vậy ngay từ đầu CNH, Nhật Bản đã nhằm hai mục tiêu chiến lược gắn bó chặt chẽ với nhau là hiện đại hóa quân sự và phát triển kinh tế.

Khi tiến hành mở cửa hội nhập quốc tế, Nhật Bản đã khẩn trương vạch ra chiến lược phát triển công nghiệp nhằm xây dựng những ngành công nghiệp và những công ty ngày càng có sức cạnh tranh trong thị trường nội địa và trên thế giới. Hay nói cách khác, khi đã xác định mở cửa hội nhập thì Nhật Bản đã sớm nhận thức rằng phải thay đổi, phải cách cách nếu không sẽ đứng trước nguy cơ mất nước. Do vậy để hội nhập có hiệu quả phải tăng sức mạnh cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp và các công ty trong nước. Việc xác định rõ thế mạnh của từng vùng, cơ cấu kinh tế và phát huy sức mạnh của công ty tư nhân tham gia xây dựng và định hình nền kinh tế lan rộng khắp cả nước vì mục tiêu CNH đất nước.

Lấy nông nghiệp làm bàn đạp: Cải cách địa tô và việc cho phép mua bán

ruộng đất, đóng tô thuế bằng tiền là một bước tiến mới trong hoàn cảnh lịch sử Nhật Bản lúc bấy giờ. Phần lớn thuế đất và địa tô được chuyển hóa thành tiền vốn góp phần giải quyết những khó khăn to lớn về tài chính và là nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp CNH, cận đại hóa đất nước.

Tập trung phát triển công nghiệp nhẹ: Thành lập Bộ Công nghiệp để ra sức

phát triển một nền công nghiệp cận đại, trước hết cần giải quyết tình trạng mậu dịch quá thiên về nhập khẩu, ngành sản xuất tơ lụa và vải bông (2 ngành chính của Nhật trong giai đoạn đầu) được cơ giới hóa, máy móc tân tiến ở châu Âu được nhập về phục vụ cho sản xuất tại các nhà máy, các chuyên gia nước ngoài được mời sang để huấn luyện cho công nhân, năng suất và chất lượng được sản xuất bằng máy được nâng lên đáng kể, hơn hẳn so với sản phẩm được sản xuất bằng tay. Từ nhập khẩu chuyển sang sản xuất quốc nội và đạt đến trình độ xuất khẩu sang nước ngoài. Công nghiệp dệt vải bông và tơ lụa của Nhật Bản có vị trí đặc biệt quan trọng trong bước khởi đầu CNH, song nó đã nhanh chóng nhường lại vai trò dẫn dắt quá trình tăng trưởng lại cho các ngành công nghiệp nặng.

Chú trọng công nghiệp quốc phòng: Chính phủ đã tập trung nguồn lực quốc

gia để xây dựng cơ sở thiết bị và cơ sở công nghiệp nặng. Xác định vận tải đường sắt là tuyến giao thông huyết mạch trên cả nước. Mặt khác, trong Điều 6 của Thuyền

trung Bát sách cũng nêu rõ tầm quan trọng của biển đảo và sự cần thiết phải xây

dựng một lực lượng Hải quân mạnh cho Nhật Bản.

Phát huy thế mạnh biển vào công nghiệp vận tải, đóng tàu: Nhật Bản là một

hải quốc, nên chọn con đường vươn lên từ biển. Ngành công nghiệp vận tải, đóng tàu chiếm vị trí quyết định chiến lược về phát triển theo mục tiêu Phú quốc cường binh. Những ngành này đều có sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ cả về mặt tài chính

và kỹ thuật nhờ có chính sách thuê chuyên gia nước ngoài về làm việc mà dần dần người Nhật vừa làm vừa học có thể tự mình đóng được tàu mà không cần đến chuyên gia.

Chiến lược “Thỉnh cầu tri thức nhân loại”: Mặc dù khi kết thúc thời đại phong kiến cao hơn so với các nước khác trong khu vực nhưng so với một số nước châu Âu khi bước vào giai đoạn CNH, HĐH thì vẫn chưa đủ để Nhật Bản có thể nhanh chóng lấp được khoảng cách phát triển quá lớn với các nước phương Tây đương thời. Nhận thức được hạn chế đó cũng như thấy rõ được nhu cầu nhân sự cấp

bách của nền sản xuất mới, ngay từ đầu chính phủ Nhật Bản thời Minh Trị đã ưu tiên cao cho việc hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, tạo ra một lớp người có đủ trí, đức và năng lực để đưa đất nước vững bước trong thời đại mới. Tinh thần học tập cao của người Nhật cùng với chiến lược rõ ràng của chính phủ về việc so sánh xem xét nước nào là nước xuất sắc nhất và tiên tiến nhất trong từng lĩnh vực để dựa trên cơ sở đó chính phủ quyết định lĩnh vực nào cần theo khuôn mẫu của nước nào để mời chuyên gia nước ngoài về Nhật làm việc và cử người tài sang các nước đó để học tập. Chẳng hạn như Học chế được công bố vào năm 1872 là theo mẫu của hệ thống giáo dục ở Pháp; hải quân hoàng gia Nhật Bản là bản sao của hải quân hoàng gia Anh; quân đội thì chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quân đội Pháp; điện tín và đường sắt thì được thành lập theo mẫu của Mỹ; Hiến pháp Minh Trị và Luật dân sự có nguồn gốc từ Đức còn luật hình sự thì có nguồn gốc từ Pháp,... Giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành công của CNH. Nhật Bản đã thành công trong việc xây dựng phương thức tác chiến trên tất cả các lĩnh vực là nhờ vào chú trọng giáo dục nguồn nhân lực, xây dựng mô hình Nhà nước lấy giới tri thức, những người tài năng và trung thành làm hạt nhân để quản lý điều hành đất nước.

Giải quyết thành công vấn đề xung đột Đông – Tây 4.2.4.

Mâu thuẫn giữa 2 giá trị của nền văn hóa, tư tưởng; giữa Tây học và các giá trị truyền thống của Nho học. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trước sức ép “mở cửa” của phương Tây, họ chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là cải cách là canh tân đất nước nếu không sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây như các nước khác, nếu không cải cách sẽ mất nước, vì vậy mà họ “dám” đặt mục tiêu cho mình phải phát triển kinh

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)