Đặc điểm kinh tế xã hội Nhật Bản cuối thời phong kiến

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 37 - 38)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Nhật Bản cuối thời phong kiến

Thời Edo (1603 – 1868) là thời kỳ phát triển cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến Nhật Bản, tình hình kinh tế – xã hội có những bước phát triển nhất định. Nền công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của giao thông, thương mại trong cả nước. Tuy nhiên đến thế kỷ XVIII tình trạng túng quẫn về tài chính của chính quyền Mạc phủ đã gây nên những biến động về kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đến các giai tầng trong xã hội đặc biệt là giai cấp nông dân. Tuy nhiên nhờ có các đạo luật cấm mua bán ruộng đất, cấm chia nhỏ ruộng đất nên tình trạng phân hóa nông thôn đã giảm bớt, tạo điều kiện cho các cơ sở thủ công nghiệp được duy trì.

Chính sách “Đóng cửa” đã tạo điều kiện để Nhật Bản đẩy mạnh trao đổi, buôn bán trong nước nhằm củng cố sức mạnh của nền kinh tế từ bên trong và chuẩn bị

nội lực để đối phó với các biến động bên ngoài. Nhưng sự phát triển mạnh mẽ của các nước chủ nghĩa tư bản phương Tây và dưới áp lực của Mỹ, chính quyền Mạc phủ đành phải đồng ý “Mở cửa” vào năm 1854, sau đó những hiệp ước bất bình đẳng lần lượt được ký với các nước Anh, Pháp, Nga làm cho Nhật Bản rơi vào tình trạng không kiểm soát được, gây ra bất ổn đối với nền kinh tế trong nước.

Điều này làm bộc lộ rõ những hạn chế của nền kinh tế trước yêu cầu cấp thiết phải tiến hành canh tân đất nước, trước những áp lực nội tại và sự va chạm sức mạnh của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phương Tây.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)