7. Bố cục của luận văn
1.2.1.4. Nông nghiệp là ngành chủ đạo
Cơ cấu kinh tế thời Edo có ba ngành độc lập là nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong đó nông nghiệp là ngành chủ đạo, ngành sản xuất căn bản của xã hội phong kiến châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng. Nhưng nông nghiệp ở Nhật Bản lúc này có sự chuyển biến từ tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa giản đơn,
chính sách phát triển kinh tế của Nhật Bản là coi nông nghiệp là trung tâm của hoạt động kinh tế nên đã ban hành nhiều chính sách để tăng năng suất nông nghiệp.
Biểu đồ 1.1: Chỉ số tăng trưởng nông nghiệp (1600 – 1872)
Chú thích
Màu đỏ: đất canh tác;
Màu nâu: dân số (triệu người);
Màu xanh lá: đầu ra sản phẩm nông
nghiệp.
Nguồn: (Michael Smitka, 2009, trang 8)
Biểu đồ 1.2: Đo lường năng suất nông nghiệp (1600 – 1872)
Chú thích
Màu đỏ: sản lượng bình quân/ người;
Màu xanh dương: diện tích đất canh
tác/ người;
Màu xanh lá: sản lượng bình quân/
đơn vị đất đai.
Nguồn: (Michael Smitka, 2009, trang 8) Như vậy sự phát triển kinh tế thời Edo đã tạo tiền đề quan trọng đóng góp cho sự nghiệp CNH – HĐH của Nhật Bản gồm những điểm như: nền chính trị thống nhất và ổn định; phát triển nông nghiệp cả về diện tích lẫn sản lượng; ngành giao thông vận tải được nhìn nhận là huyết mạch giao thương của cả nước; sự phát triển của thương mại, tài chính và tầng lớp thương nhân giàu có; sự ra đời của các
phương thức sản xuất mới; bên cạnh các chính sách về kinh tế chính quyền còn tích cực mở trường học nên ngành giáo dục cũng phát triển với tỷ lệ người biết chữ cao.
Chiến lược phát triển kinh tế thời Minh Trị (1868 - 1912)
1.2.2.
Sau khi giành lại được quyền kiểm soát đất nước từ tay chính quyền Mạc phủ, chính phủ Minh Trị đã đề ra cho mình một chiến lược phát triển và công nghiệp hóa đất nước nhằm: (1) phòng thủ đất nước, chống xâm lăng của các nước phương Tây; và (2) HĐH Nhật Bản. Giới lãnh đạo Minh Trị đã nhận thức được tình hình đất nước và khu vực lúc đó, buộc họ phải cải cách nhanh chóng.
Thứ nhất, đến giữa thế kỷ XIX Nhật Bản vẫn còn là nước phong kiến với nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
Thứ hai, sự tiếp xúc với phương Tây tuy ngắn ngủi nhưng cũng đã gây ra
những ấn tượng khá sâu sắc và đủ làm cho giới lãnh đạo Nhật Bản hiểu ra rằng các cường quốc phương Tây với sức mạnh kinh tế và quân sự hơn hẳn so với phương Đông, đã và đang chứng tỏ ưu thế bằng cách chinh phục và thôn tính phương Đông.
Thứ ba, trong nước những phần tử chống đối chính phủ mới thuộc tầng lớp võ
sĩ bất mãn ở một số lãnh địa do bị tước quyền lợi kinh tế và chính trị vẫn còn mạnh. Chính phủ Minh Trị cho rằng sự yếu kém về quân sự, sự lạc hậu về kinh tế và sự bất ổn định về chính trị có thể rất dễ làm cho Nhật Bản trở thành miếng mồi ngon của các cường quốc phương Tây. Vì thế không còn cách nào khác là Nhật Bản cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp phương Tây vào chiến tranh và vào công nghiệp để làm cho Nhật Bản lớn mạnh về kinh tế, cũng như giữ vững nền độc lập của mình trước các cường quốc phương Tây.
Như vậy ngay từ đầu, CNH ở Nhật Bản đã đưa ra 2 mục tiêu chiến lược gắn bó chặt chẽ với nhau: HĐH quân sự và phát triển kinh tế với quyết tâm cao xây dựng một Nhật Bản Phú quốc cường binh không bị lệ thuộc vào phương Tây.
Tiểu kết chương 1
Ở chương này chúng tôi đã trình bày các vấn đề liên quan đến CNH từ khái niệm theo các quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu đến nội dung và tính tất yếu khách quan mà bất cứ quốc gia nào cũng sẽ tiến hành CNH ở quốc gia của mình trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Và các mô hình CNH mà các nước CNH đã thực hiện thành công.
Cùng với đó là các vấn đề thực tiễn tại Nhật Bản, chính hoàn cảnh địa lý tạo nên sự phát triển của quốc đảo Nhật Bản. Và tổng quan về bối cảnh kinh tế - xã hội cuối thời phong kiến (1854 – 1868) đã có sự xuất hiện của các phương thức sản xuất mới, chính sách đóng cửa giúp Nhật Bản đẩy mạnh trao đổi, buôn bán trong nước nhằm củng cố sức mạnh của nền kinh tế từ bên trong và chuẩn bị nội lực để đối phó với các nước phương Tây. Và chiến lược phát triển kinh tế thời Minh Trị là phải phòng thủ đất nước, chống xâm lăng của các thế lực phương Tây; đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế với phương châm Phú quốc cường binh thông qua quá trình
CHƯƠNG 2
NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO CÔNG NGHIỆP HÓA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ (GIAI ĐOẠN 1868 – 1885)
Để đạt được mục tiêu CNH thì bước chuẩn bị tiền đề là một bước cơ bản và mang tính quyết định sự thành công của quá trình thực hiện mục tiêu CNH Nhật Bản lúc này. Ba tiền đề quyết định sự thành công cho quá trình CNH đó chính là: (1) Thể chế; (2) Vốn; và (3) Nguồn nhân lực.
2.1. THỂ CHẾ
Sau khi lật đổ chính quyền Mạc phủ, xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ còn chưa ổn định. Do đó muốn phát triển kinh tế mà cụ thể là thực hiện mục tiêu CNH thì trước hết phải ổn định được đất nước hay nói cách khác là tình hình chính trị trong nước phải được đảm bảo. Việc này được tiến hành đồng thời bằng các hoạt động cải tổ bộ máy chính quyền; thực hiện Bản tịch phụng hoàn và Phế Han lập Ken; tiến hành
tạo dựng lực lượng quân đội của chính phủ; và xây dựng một trật tự xã hội mới thay thế cho xã hội phong kiến bị lật đổ.
Tổ chức lại bộ máy chính quyền và xây dựng luật pháp 2.1.1.
Chính phủ Minh Trị được tổ chức theo hình thức Thái chính quan (太政官), đứng đầu là hoàng thân Arisugawa no Miya. Dưới là một cơ quan có tên gọi là Gijo (議定), dưới Gijo là Sanyo (参与); năm 1885 Sanyo được thay thế bằng Sangi (参議). Hai cơ quan đứng đầu chính phủ Minh Trị trong thời kỳ đầu là Gijo và Sanyo thì số người xuất thân ở các Han Tây Nam Satsuma, Choshu, Tosa và Hizen lúc nào cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
(1) Các Han này là những địa phương có công lớn trong việc lật đổ chính quyền Mạc phủ nên sau khi chính quyền Minh Trị được thành lập họ được ban thưởng những chức vụ cao trong chính phủ.
(2) Do mới thành lập nên chính quyền Minh Trị rất cần những quan chức có kiến thức sâu rộng để quản lý đất nước, đặc biệt là những người đã từng đi du học về cách thức tổ chức bộ máy hành chính, về kinh tế, chính trị hay quân sự ở các nước phương Tây. Và có rất nhiều người ở Han Tây Nam đáp ứng được điều này. Han Tây Nam Satsuma, Choshu, Tosa và Hizen là những Han đầu tiên trong cả nước tiến hành cải cách kinh tế, quân sự, chính trị và đã thành công rực rỡ. Những Han này đã đưa ra những chính sách CNH hết sức thiết thực và có hiệu quả.
Chính vì thế để thực hiện phương châm Phú quốc cường binh, tiến hành CNH đất nước chính quyền Minh Trị non trẻ rất cần những kinh nghiệm quý báu từ các Han này. Vì vậy mà những người ở Han Tây Nam dễ dàng thâm nhập vào chính phủ và dần dần nắm giữ những chức vụ quan trọng. Chính những Han Tây Nam đã đưa ra những kiểu mẫu đầu tiên giúp chính quyền mới xây dựng Nhà nước cũng như tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức chính quyền Minh Trị
Th ái C hí nh Q uan Hoàng thân
Arisugawa no Miya Đứng đầu Thái Chính Quan là Hoàng thân Arisugawa no Miya.
Gijo
Gồm 10 thành viên là những quý tộc triều đình đã ủng hộ Thiên Hoàng chống lại Mạc Phủ và những Daimyo dẫn đầu trong phong trào “đảo Mạc” là Satsuma, Choshu, Tosa và Hizen.
Có vai trò như những người đứng đầu các cơ quan đầu não của chính quyền Minh Trị.
Sanyo (Sangi)
`Gồm 19 thành viên lúc đầu sau đó tăng lên 102 người, trong đó có 50 người xuất thân từ quý tộc triều đình, 53 người xuất thân từ các Han ở địa phương.
Tháng 8 năm 1885, Sanyo được thay thế bằng Sangi. Họ có vai trò rất lớn và trở thành những người ban hành và kiểm soát các chính sách của quốc gia trên mọi lĩnh vực.
Nguồn: Tác giả tổng hợp. Chính vì hiểu được chính phủ muốn cai quản được đất nước thì bộ máy chính quyền phải mạnh bên cạnh việc tổ chức lại bộ máy quan chức bao gồm những người có năng lực, có học thức và phải được nhân dân kính trọng, nể sợ; họ được giao
quyền lực lớn hơn, được hưởng lương cao hơn và đồng thời cũng phải gánh chịu những trách nhiệm nặng nề trước công việc mình làm; vào tháng 4 năm 1868 Thiên Hoàng Minh Trị cho công bố Năm điều thề nguyện được coi là cương lĩnh cho công cuộc Duy tân xây dựng nước Nhật Phú quốc cường binh, là cơ sở pháp lý để tiến
hành hàng loạt cải cách trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội Nhật Bản, đánh dấu sự chuẩn bị về mặt tư tưởng cho việc xây dựng chính quyền mới cũng như kế hoạch hành động trong thời gian tới.
Bên cạnh việc tổ chức lại bộ máy chính quyền thì việc cai trị đất nước dựa trên luật pháp là rất quan trọng và cần thiết. Năm 1889, Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp (thường gọi là Hiến pháp Minh Trị) được công bố, xác định một cách rõ ràng từ thể chế chính trị mới của Nhật Bản đến những đạo luật khác và hệ thống pháp luật này được thực hiện rất nghiêm minh, bất cứ ai sai phạm đều bị trừng trị nghiêm khắc. Nhờ đó mà xã hội Nhật Bản thời Minh Trị là xã hội có trật tự và luật pháp rõ ràng. Theo Hiến pháp, người thống trị quốc gia là Thiên Hoàng. Thiên Hoàng được xem là thần thánh bất khả xâm phạm, quyền lực của Thiên Hoàng là tuyệt đối, là người đứng đầu quân đội, có quyền tuyên chiến, giảng hòa, ký kết hiệp ước hoặc từ chối các dự luật mà Quốc hội đưa ra, kể cả các bộ trưởng cũng chỉ chịu trách nhiệm trước Thiên Hoàng thay vì trước Quốc hội. Hiến pháp đã xác định một cách rõ ràng thể chế chính trị mới của Nhật Bản. Sự ra đời của Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản nhờ có công lao to lớn của nhiều người như chuyên gia cố vấn người Đức, Inuoe Kowashi, Ito Miyoji, Kaneko...nhưng nổi bậc nhất là Ito Hirobumi là người trực tiếp soạn thảo Hiến pháp, người đã xây dựng nền móng đầu tiên cho nền chính trị Nhật Bản. Như vậy Hiến pháp vừa mang yếu tố của hiến pháp tư bản hiện đại vừa giữ được những yếu tố truyền thống (Nguyễn Tiến Lực, 2010, trang 109).
Ông Lafcadio – một nhà quan sát người Mỹ đã có ấn tượng rất sâu sắc về luật pháp và trật tự xã hội ở Nhật Bản thời Minh Trị đã viết: “Tôi sống ở những huyện
mà hàng trăm năm nay không hề có vụ trộm cắp nào, các nhà tù được xây dựng ở thời Minh Trị vẫn để trống và không được sử dụng đến, nhân dân để ngỏ cửa nhà mình cả đêm lẫn ngày” (Lưu Ngọc Trịnh, 1998, trang 76).
Thực hiện “Bản tịch phụng hoàn” và “Phế Han lập Ken” 2.1.2.
Khi chính quyền Minh Trị thành lập trong bối cảnh các Han (đã tồn tại từ thời Mạc phủ) tương đối độc lập với chính quyền trung ương về kinh tế, chính trị, quân sự. Điều này càng làm cho chính quyền Minh Trị khó quản lý, chính vì vậy nhằm đề cao vai trò của Thiên Hoàng từ đó xây dựng một chính quyền trung ương vững mạnh thì những nhân vật được xem là chủ chốt của chính phủ như Kido Takayoshi (木戸孝允, 1833 – 1877), Okubo Toshimichi (大久保 利通, 1830 – 1878) đã đưa ra chủ trương “Bản tịch phụng hoàn”.
“Bản tịch phụng hoàn” là một chủ trương kêu gọi các Daimyo ở tất cả các Han trao trả lại đất đai và dân cư của Han mình cho Thiên Hoàng trên cơ sở đó tiến hành chính sách “Phế Han lập Ken” (bỏ phiên lập huyện) tức là xóa bỏ các Han tồn tại trong thời Mạc phủ để thiết lập ken (tương đương với tỉnh của Việt Nam) được thực thi vào ngày 14 tháng 7 năm 1871, theo đó hơn 260 Han tồn tại từ trước đến nay đã bị phá bỏ và thay vào đó là một hệ thống chính quyền địa phương thống nhất với 1 thủ đô, 3 phủ và 72 huyện.
Khi bắt đầu thực hiện các chính sách này, chính quyền Minh Trị gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía các lãnh chúa địa phương do những quyền lợi vốn có của mình ở những Han cũ bị tước đoạt. Chính lúc này 3 anh kiệt hay còn gọi là “Duy tân tam kiệt” đã cùng hợp sức để xúc tiến những cải cách quan trọng này. Nếu như Okubo và Kido có công trong việc đến từng Han để thuyết phục các lãnh chúa chấp nhận những chính sách này thì Saigo lại đóng góp về mặt quân sự để đảm bảo cho chúng được thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả. Sự thành công của “Bản tịch phụng hoàn” và “Phế Han lập Ken” đã xây dựng những nền tảng cơ bản cho sự nghiệp cải cách, đưa Nhật Bản tiến lên con đường HĐH. Tuy công lao thể hiện ở mỗi khía cạnh khác nhau như Saigo – thủ lĩnh quân sự dũng mãnh, Okubo – chính trị gia có khả năng kiến tạo, Kido – chính trị gia có khả năng điều đình, nhưng chính nhờ sự hiệp lực, bổ sung cho nhau mà họ đã hoàn thành tốt vai trò đặt nền
tảng cho các thế hệ lãnh đạo tiếp theo trong sự nghiệp Duy tân vĩ đại của Nhật Bản (Huỳnh Phương Anh, 2018).
Xây dựng trật tự xã hội mới “ Tứ dân bình đẳng” 2.1.3.
Xã hội Nhật Bản thời Edo được phân chia thành các đẳng cấp: sĩ (võ sĩ) – nông (nông dân) – công (thợ thủ công) – thương (thương nhân). Một trong những cải cách quan trọng nhất về mặt xã hội là xóa bỏ chế độ đẳng cấp. Sau khi xóa bỏ sự phân chia lãnh địa phong kiến thì cũng phải xóa bỏ sự phân chia xã hội theo đẳng cấp.
Năm 1869, chính quyền Minh Trị ra sắc lệnh xóa bỏ sự phân chia đẳng cấp và lập ra 4 tầng lớp mới nhưng không có đặc quyền là Kazoku (華族,Hoa tộc), Shizoku (士族,Sĩ tộc), Sotsuzoku (卒族,Tốt tộc) và Heimin (平民,Bình dân); và ra tuyên bố “Tứ dân bình đẳng” và đưa ra những quy định liên quan:
Tầng lớp trước đây bị coi là tiện dân đều được giải phóng về thân phận trở thành bình dân, được quyền mang họ, được kết hôn với các tầng lớp khác, được quyền mặc lễ phục,...
Tầng lớp võ sĩ trở thành Hoa tộc và Sĩ tộc, họ bị tước quyền mang kiếm, mất tước vị, bổng lộc để giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước. Chính vì vậy mà chính phủ cũng đề ra nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho tầng lớp võ sĩ cũ này để xoa dịu họ, tránh gây ra những cuộc bạo động nổi dậy chống chính phủ. Cụ thể: (1) ưu tiên đưa các sĩ tộc vào các ngành nghề: quân đội, cảnh sát, giáo viên, quan chức; (2) đưa các sĩ tộc nghèo đi khai khẩn và phát triển vùng Hokkaido; (3) chính phủ đã chi trả tới 9 triệu yên cho việc đào tạo quản lý và kinh doanh cho các sĩ tộc để khuyến khích động viên các sĩ tộc đầu tư vào hoạt động thương mại.
Việc xóa bỏ đặc quyền của tầng lớp võ sĩ là một công việc khó khăn và nguy hiểm những cuộc bạo động từ tầng lớp này có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì đây là tầng lớp xã hội đông đảo vốn độc quyền về quân sự, chính trị và hưởng các đặc quyền có tính chất cha truyền con nối. Do đó việc chuẩn bị tốt các điều kiện để cho mọi người thuộc các đẳng cấp khác nhau chuyển một cách hòa bình vào chế độ mới
cho thấy sự khéo léo linh hoạt của giới cầm quyền Nhật Bản lúc này. Tầng lớp võ sĩ, vốn là tầng lớp được hưởng nhiều đặc quyền nhất trước kia, khi chuyển sang chế độ