PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 80 - 84)

7. Bố cục của luận văn

3.1. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

Trong giai đoạn triển khai của quá trình CNH Nhật Bản cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đẩy mạnh cơ khí hóa, tận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào phát triển kinh tế, tăng cường sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; tuần tự thực hiện các biện pháp chuyển đổi như sau:

 Nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Trong nông nghiệp tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu và gieo trồng giống mới cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn, làm tăng nhanh nguồn cung cấp lương thực và xuất khẩu hàng hóa nông sản trong đó xuất khẩu chè và tơ lụa để tạo một nguồn tích lũy lớn về vốn và nguồn thu quan trọng về ngoại tệ góp phần tích cực cho quá trình CNH.

 Ngành thủ công xây dựng nhà máy sử dụng máy móc hiện đại. Áp dụng đầu tiên trong công nghiệp là ngành dệt bông, thay thế việc kéo sợi thủ công chuyển sang sử dụng máy móc hiện đại với quy mô lớn. Như vậy không những giảm dần

được lượng nhập khẩu vải bông mà còn tự cung cấp cho nhu cầu trong nước, vượt nhập khẩu dẫn đến trở thành mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

 Giảm dần nông nghiệp chuyển sang công nghiệp nhẹ và bước đầu dần tập trung vào công nghiệp nặng. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mặc dù trong giai đoạn này nông nghiệp vẫn là một nền kinh tế quan trọng, sự tăng trưởng của nó tác động lớn đến toàn bộ thành quả kinh tế. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất mà lượng nhân công dành cho nông nghiệp cũng giảm, do đó nhiều người đã giảm bớt việc làm nông chuyển sang khu vực phi nông nghiệp vừa tăng nguồn lao động cho công nghiệp vừa góp phần tăng sức mua lương thực thúc đẩy ngành nông nghiệp trong nước phát triển. Mà nông nghiệp phát triển thì thu nhập từ thuế đất cũng tăng góp phần vào nguồn thu ngân sách của chính phủ, góp phần vào việc tái phân bổ nguồn lực để thúc đẩy công nghiệp phát triển. Đây là bước đầu giảm dần nông nghiệp chuyển sang công nghiệp nhẹ.

 Cơ khí hóa và tốc độ đổi mới công nghệ nhanh chóng mở rộng ra nhiều ngành công nghiệp khác như đóng tàu, kéo sợi, khai khoáng (sắt, thép), ...để tăng sản lượng với mục tiêu hướng đến xuất khẩu mang lại nguồn thu ngân sách cho chính phủ.

Kazushi Ohkawa và Hirohisa Kohama (2004) trình bày trong công trình nghiên cứu Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển về cách tiếp cận thương mại để thực hiện

mục tiêu CNH Nhật Bản gồm các giai đoạn phát triển như sau:

(1) Xuất khẩu sản phẩm truyền thống và thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp thông thường;

(2) Xuất khẩu hàng công nghiệp thông thường; (3) Thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo; (4) Xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo.

Việc phân định thời hạn một cách thích hợp cho các giai đoạn được xác định bằng cách tiếp cận thương mại. Các giai đoạn phát triển và tỷ phần của công nghiệp chế tạo1/GDP được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Quá trình phát triển thương mại của Nhật Bản

Thời kỳ Các giai đoạn phát triển nghiệp chế tạo/GDP Tỷ phần của công (%)

1870 – 1900 Xuất khẩu sản phẩm truyền thống và thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp thông thường 10,8 – 17,4 1900 – 1919 Xuất khẩu hàng công nghiệp thông thường 17,4 – 23,4 1919 – 1960 Thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo 23,4 – 24,2 1960 - 1975 Xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo 24,2 – 36,4

Nguồn: (Kazushi Ohkawa & Hirohisa Kohama, 2004, trang 39). Trong thời Minh Trị thì Nhật Bản có những kế hoạch đối với ngành công nghiệp chủ yếu là 2 giai đoạn đầu của quá trình phát triển thương mại, gồm:

(1) Xuất khẩu sản phẩm truyền thống và thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp thông thường;

(2) Tập trung phát triển công nghiệp nhẹ để lấy vốn đầu tư cho công nghiệp nặng bằng cách xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ từ sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào;

(3) Giảm dần công nghiệp nhẹ, bước đầu phát triển công nghiệp nặng chủ yếu là công nghiệp quốc phòng (đường sắt, vận tải, đóng tàu).

1 Công nghiệp chế tạo là một khu vực hạt nhân của nền công nghiệp và là một khu vực mà trong đó sự thay đổi công nghệ hầu như rất đáng chú ý. Trong tiến trình phát triển bình thường thì mức tăng trưởng đầu ra của công nghiệp chế tạo sẽ lớn hơn GDP (Kazushi Ohkawa & Hirohisa Kohama, 2004, trang 38).

Bảng 3.2: Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 1880 – 1915

Năm chung Tính Dệt Máy móc và công cụ Hóa chất Hơi đốt và điện Kim loại 1880 1,51 1,10 -2,38 - -0,21 1,30 1885 1,51 1,60 2,36 - -0,19 0,79 1890 3,74 5,85 4,67 1,24 0,34 1,29 1900 11,30 20,40 12,53 7,72 1,81 1,34 1905 21,79 27,75 27,78 17,03 4,10 15,22 1910 31,88 36,95 32,46 26,81 14,52 31,48 1915 48,64 57,90 39,93 18,34 38,18 59,55

Nguồn: Dẫn theo (Lưu Ngọc Trịnh, 1998, trang 65) (tác giả có chỉnh lý) (Chi tiết bản gốc xem Phụ lục 8) Trọng tâm phát triển trong giai đoạn đầu là công nghiệp dệt, nhưng quan trọng nhất là nghề sản xuất và xuất khẩu tơ sống. Đây vốn là nghề sản xuất truyền thống trong các thôn làng Nhật Bản. Năm 1870 ở châu Âu xảy ra dịch bệnh tằm, tận dụng cơ hội này Nhật tăng cường xuất khẩu tơ sống để thu ngoại tệ. Khi dịch bệnh tằm hết, Nhật lại chuyển sang kéo tơ bằng máy, chất lượng cao hơn tơ của các nước châu Âu nên vẫn tiếp tục chiếm được thị trường. Giai đoạn 1899 – 1903, Nhật là nước xuất khẩu tơ sống nhiều nhất thế giới, đạt mức 15 triệu Pound (tương đương 6806 tấn) mỗi năm. Năm 1887 ngành đường sắt năm 1890 gấp khoảng 9,2 lần; ngành dệt may tăng 8,4 lần và ngành khai thác mỏ tăng 3,7 lần... sự nổi lên của công ty này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng Công nghiệp ở Nhật Bản. (Sato Yasushi, 1990, trang 61). Từ 1886 – 1890, số lượng công ty được thành lập tăng lên đáng kể, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, đường sắt, kéo sợi và hầm mỏ,... Tỷ lệ tăng trưởng năng suất của ngành chế tạo máy dệt ở Nhật Bản giai đoạn 1902 – 1940 xem thêm Phụ lục 10.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)