7. Bố cục của luận văn
3.3.2.3. Xây dựng bến tàu khô
Bên cạnh việc phát triển ngành vận tải biển và xây dựng các nhà máy đóng tàu, thì việc xây dựng các bến tàu khô cũng rất được chú ý trong việc phát triển các ngành công nghiệp quốc phòng, đây là nơi sửa chữa bảo trì các con tàu. Sau đây, chúng tôi xin trình bày về quá trình xây dựng, thiết kế, vị trí cũng như việc lựa chọn vật liệu để tiến hành xây dựng bến tàu khô.
Quá trình xây dựng bến tàu khô:
Quá trình xây dựng bến tàu khô vào thời Minh Trị dựa trên quan điểm của các kỹ sư, kỹ thuật xây dựng, mô hình và địa điểm xây dựng; do đó được chia làm 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn hình thành; (2) Giai đoạn ổn định; (3) Giai đoạn phát triển.
(1) Giai đoạn hình thành (cuối thời Edo – 1878): Bến tàu khô đầu tiên được ra đời do các kỹ sư người nước ngoài chịu trách nhiệm thiết kế và hướng dẫn xây dựng bến tàu, 4 trong số đó là các kỹ sư người Pháp F.Lverny và LF.Florent, bến tàu ở Osaka là do kỹ sư người Anh G.F.Codor thiết kế, 5 năm sau khi hoàn thành thì các bến tàu được xây dựng lại từ gỗ sang đá. Mục đích xây dựng bến tàu trong giai đoạn này là tăng cường sức mạnh hải quân Nhật Bản. Vào năm 1869, bến tàu Kosuge là một cơ sở sửa chữa tàu biển hiện đại được xây dựng với các triền tàu cho phép nâng – hạ tàu để sửa chữa bằng động cơ hơi nước. Đây cũng là nơi được cho là kết hợp hài hòa giữa việc nhập khẩu các công nghệ, máy móc thiết bị từ châu Âu và đào tạo nguồn nhân lực mới về công nghiệp tàu thủy cho Nhật Bản những năm sau này.
(2) Giai đoạn ổn định (1878 – 1898): Khoảng thời gian này đã có 10 bến
tàu được xây dựng vào năm 1889, đến bến tàu của Nhà máy Đóng tàu Kawasaki, được đóng vào năm 1896. Lúc này, tất cả các thiết kế bến tàu đều do các kỹ sư Nhật Bản đảm nhận. Họ là những kỹ sư đẳng cấp được đào tạo đại học về kỹ thuật dân dụng, chẳng hạn như Ishiguro Isoji (石黒五十二) (tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật, Khoa Khoa học, Đại học Tokyo năm 1891), người đã thiết lập các bến tàu của Kho hải quân Sasebo và Kho vũ khí hải quân Maizuru. Trong thời kỳ này, hoạt động của các kỹ sư Nhật Bản đã giúp họ có thể tự thiết kế và xây dựng các bến tàu khô mà không cần sự hỗ trợ của các kỹ sư nước ngoài. Ngoài ra, do quy mô tàu thuyền và thương thuyền được mở rộng nhanh chóng, quy mô của bến tàu cũng tăng lên so với giai đoạn hình thành nói trên, với tổng chiều dài vượt quá 200m.
(3) Giai đoạn phát triển (1898 – 1912): Bên cạnh số lượng và quy mô các
bến tàu đều được tăng lên, thì đây là giai đoạn có sự thay đổi trong cấu trúc xây dựng bến tàu là bằng bê tông. Các bến tàu được xây dựng tại các cảng quân sự của Hải quân Nhật Bản như Yokosuka (横須賀), Sasebo (佐世保), Maizuru (舞鶴)
hoặc tại các cảng thương mại quốc tế như Nagasaki (長崎), Yokohama (横浜) và Kobe (神戸).
Sự phân bố bến tàu
Sự phân bố trên toàn quốc các bến tàu khô được xây dựng vào thời Minh Trị tập trung ở tỉnh Kanagawa ( 神 奈 川 ), bờ biển nội địa Seto ( 瀬 戸 ) và tỉnh Nagasaki (長崎),và ở phía bắc Nhật Bản, ở Hakodate (函 館 )chỉ có 1 bến tàu được xây
dựng. Trong đó tập trung nhiều Hình 3.1: Sự phân bố bến tàu khô thời Minh Trị
nhất là ở 2 tỉnh Kanagawa và Nagasaki; cụ thể là ở tỉnh Kanagawa, số lượng bến tàu khô được xây dựng tại Căn cứ Hải quân Yokosuka (横須賀): 4 bến, ở Yokohama (横浜): 3 bến và ở Uraga (浦賀): 2 bến; tại tỉnh Nagasaki, ở cảng Nagasaki (長 崎): 3 bến, và Kho chứa Hải quân Sasebo(佐世保) trong căn cứ hải quân: 3 bến.
Vị trí và vật liệu xây dựng
Điều đầu tiên trong việc thiết kế bến tàu đó là lựa chọn địa điểm. Một yếu tố quan trọng để xác định vị trí của thân bến tàu là hướng gió thổi liên tục và cần căng chỉnh trục trung tâm của bến tàu với hướng này. Điều này ngăn chặn được các luồng gió chéo va vào tàu khi nó được cập cảng hay dỡ hàng, đồng thời rút ngắn được thời gian để thân tàu khô sau khi cập cảng và thoát nước giúp nâng cao hiệu quả công việc. Bước tiếp theo là xác định quy mô xây dựng, mô hình bến tàu được thiết kế theo mô hình tàu thuyền và tàu buôn dự kiến cập cảng.
Vật liệu xây dựng bến tàu khô được chia thành 3 loại: bằng gỗ, đá/gạch, và bê tông. Việc lựa chọn vật liệu được xác định bằng cách xem xét điều kiện mặt bằng và quy mô của địa điểm cũng như nguồn cung cấp nguyên vật liệu ở đó. Kết cấu bằng đá có khả năng chịu nước tốt hơn so với gạch và bê tông, do đó đá được sử dụng làm cấu trúc chủ đạo cho việc xây dựng bến tàu khô vào thời Minh Trị.
Thành công lớn nhất trong việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng mà đại diện là ngành công nghiệp đóng tàu thì phải kể đến chiến thắng trong chiến tranh Nhật – Nga (1904 – 1905), đây là một trận hải chiến giữa hai hạm đội Nhật – Nga với số lượng chiến hạm mà ngành công nghiệp quốc phòng Nhật cung ứng là 106 chiến hạm với tải trọng 232.000 tấn. Cuộc chiến diễn ra suốt 8 tháng, chiến tranh chỉ kết thúc sau cuộc hải chiến giữa hạm đội liên hợp Nhật Bản với hạm đội Baltic của Nga vào ngày 27 tháng 5 năm 1905 trên eo biển Tsushima (giữa Nhật Bản và Triều Tiên). Hạm đội Nga bị hải quân Nhật phục kích và đánh bại hoàn toàn. Tuy sau cuộc chiến Nhật Bản không được nhận tiền bồi thường chiến tranh của Nga nhưng đối với chính quyền Minh Trị nói riêng và nước Nhật nói chung thì kết quả đã đạt được mục tiêu đề ra ngay từ đầu thời Minh Trị trong bước tiến lên
CNH là độc lập, bình đẳng với các nước phương Tây. Và theo bản hòa ước được ký kết vào năm 1905 giữa 2 nước thì Nhật Bản nắm giữ được đặc quyền ở bán đảo Triều Tiên; Lữ Thuận; Đại Liên cùng tuyến đường sắt Nam Trường Xuân – Lữ Thuận (sau này gọi là Nam Mãn Châu – nơi này trở thành bàn đạp của Nhật ở Bắc Trung Hoa) và các hầm mỏ trong vùng; thêm nữa là Nga giao cho Nhật phía Nam đảo Sakhalin kể từ vĩ tuyến 50, Nhật Bản được quyền đánh cá ở Bắc Băng Dương. Bằng việc chủ động mở cửa, học tập và đi theo con đường của các nước phương Tây cùng với sự đầu tư tập trung vào ngành công nghiệp quốc phòng, Nhật Bản không những không bị biến thành thuộc địa mà ngược lại sau chiến thắng vang dội trong cuộc chiến với Trung Quốc (trong chiến tranh Nhật – Thanh năm 1894 – 1895) và với Nga (trong chiến tranh Nhật – Nga năm 1904 – 1905) đã giúp Nhật Bản bước vào hàng ngũ các nước đế quốc chủ nghĩa.
Các ngành công nghiệp nặng khác 3.3.3.
3.3.3.1. Công nghiệp sản xuất thép
Từ thời Mạc phủ, lò đúc thép Nirayama được xây dựng năm 1854, nằm tại Naka thành phố Izunokuni, gồm hai cấu trúc giống nhau bằng gạch chịu lửa. Năm 1855, 2 lò tại phía Nam được hoàn thành, đến năm 1857 thì đến 2 lò phía Bắc được xây dựng xong, đây là hình mẫu cho các lò nung khác được xây dựng trên khắp Nhật Bản vào các năm sau đó.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sắt, thép cho sản xuất tàu; máy móc và đường sắt; cũng như cho mục đích quốc phòng quân sự. Nhà máy thép Yawata do chính phủ điều hành bắt đầu xây dựng năm 1896 và đưa vào vận hành năm 1901 nhờ kỹ sư, thợ cả được tuyển dụng từ Đức và công nhân Nhật có tay nghề cao được đào tạo từ Nhà máy thép Kamaishi (Kamaishi Ironwroks, xây dựng từ năm 1858), nằm tại một ngôi làng nhỏ Yawata, gần biển và các khu vực giàu than đá. Sản phẩm của nhà máy là thép tấm, thép hình loại vừa và nhỏ, đường ray và các sản phẩm thép cán khác. Nhà máy thép Yawata ra đời thể hiện một bước ngoặc trong quá trình chuyển đổi sang công nghiệp nặng tại Nhật Bản, đánh dấu sự khởi đầu của
một giai đoạn quan trọng trong lịch sử sản xuất sắt, thép của Nhật Bản, châu Á và cả trên thế giới.
Sau chiến tranh Trung – Nhật năm 1894 và chiến tranh Nga – Nhật năm 1904 kết thúc với chiến thắng thuộc về Nhật Bản. Nhật Bản được nhìn nhận là một cường quốc ngang với Tây Âu, đặc biệt là nhờ chiến thắng trước đế quốc Nga. Chiến tranh khiến chi tiêu quân sự tăng mạnh. Vào thời điểm đó, chính phủ nhắm đến việc mở rộng quân sự, mở rộng các nhà máy quân sự thuộc sở hữu của chính phủ, đồng thời hướng đến sản xuất thép trong nước. Do đó ngoài các nhà máy thép được chính phủ hỗ trợ và quản lý thì các nhà máy thép tư nhân cũng lần lượt được thành lập để sản xuất, dần dần đầu mở rộng quy mô và phát triển.
3.3.3.2. Công nghiệp sản xuất than
Với mục đích phục vụ cho các cơ sở công nghiệp tại Shuseikan lò sản xuất than củi Terayama được hình thành vào năm 1858, là một lò đốt than truyền thống Nhật Bản, nguồn nguyên liệu là các khu rừng xung quanh. Lò than kiểu hình móng ngựa, xây dựng bằng đá. Đến năm 1869, mỏ than Takashima được hình thành, là mỏ than Nhật Bản đầu tiên sản xuất theo công nghệ phương Tây là bằng động cơ hơi nước. Để phục vụ cho xuất khẩu than và kết hợp với các công trình dân dụng; Cảng Tây Misumi được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống của Nhật Bản và kỹ thuật hiện đại từ phương Tây, trước hết là từ Hà Lan tại thành phố Uki, tỉnh Kumamoto, được hình thành vào năm 1887.
Mỏ và cảng than Miike nằm tại Omuta, tỉnh Fukuoka, gồm 2 hầm lò chính: hầm lò Miyanohara xây dựng năm 1898 và Manda xây dựng năm 1902. Than tại đây có chất lượng cao nhưng do nằm sâu dưới mực nước ngầm nên cần thiết phải có các máy móc thiết bị hiện đại để khai thác. Đây là mỏ than thứ hai được HĐH sau mỏ than Takashima. Các thiết bị khai thác than trước hết là máy bơm và các đường ống thu gom thoát nước tập trung cho đến băng chuyền đều được nhập từ Anh. Mỏ than Miike là ví dụ tiêu biểu cho việc tiếp thu các công nghệ hiện đại của châu Âu vào sản xuất, hình thành một cảnh quan văn hóa khai thác than hiện đại.
Cảng Miike được xây dựng vào năm 1908, là cảng xuất khẩu than lớn nhất được xây dựng tại Nhật Bản về cả công nghệ, quy mô và cách thức bố trí vào thời Minh Trị. Mỏ than được kết nối với cảng Miike qua tuyến đường sắt vận tải than, tuyến đường sắt này được xây dựng vào năm 1905. Đường sắt vận chuyển và cảng có vai trò quan trọng cho việc xuất khẩu với khối lượng lớn than khai thác tại mỏ Miike. Kế đến là mỏ than Hashima, là một hòn đảo nhân tạo hình thành từ khai thác than ngầm dưới biển được bao quanh bởi một bức tường cao. Mỏ than được thành lập vào năm 1890, được coi là một trong những cộng đồng khai thác mỏ nổi bậc nhất thế giới.
3.3.3.3. Công nghiệp chế tạo máy
Trong ngành công nghiệp chế tạo máy phải kể đến Tanaka Hisashige (田 中 久 重) (1799 – 1881), ông là một học giả thuộc phái Lan học, là nhà kỹ sư và nhà phát minh tài năng sinh ra ở tỉnh Chikugo (nay là tỉnh Fukuoka) ngay từ nhỏ ông đã có năng khiếu trong việc chế tạo. Năm 14 tuổi ông đã tự mình chế ra được khung dệt có khả năng dệt được những thiết kế phức tạp vào vải. Ông lên Kyoto theo học Lan học và thiên văn học. Ông được gọi là "Edison của phương Đông". Những nguyên lý mà ông tạo ra được áp dụng rất rộng, bao gồm trọng lực, thủy lực, khí động lực, hơi nước, điện hóa học và phạm vi sản xuất đã lên tới 10 loại như súng, tàu hơi nước, tàu hỏa, điện báo, và
các loại máy điện thông thường khác. Trong số đó, việc chế tạo tàu hơi nước và máy móc điện là một lĩnh vực tiên phong ở Nhật Bản.
Hình 3.2: Tanaka Hisashige (田中久重) (1799 – 1881)
Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tanaka _Hisashige
Năm 1851, ông chế tạo ra chiếc đồng hồ hiển thị vô số năm, hiện được chính phủ công nhận là tài sản văn hóa quan trọng. Năm 1862, ông còn cải tiến máy mài, chân đế bỏ túi, đồng hồ Nhật Bản, đồng hồ hiển thị năm, ... Sau phong trào Tôn vương Nhương di, ông được mời đến Saga làm việc, ở đây ông đã thiết kế và chế tạo được đầu máy hơi nước và tàu chiến hơi nước được sản xuất đầu tiên trong nước của Nhật Bản. Bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất máy bay dân dụng đầu tiên vào năm 1874. Tháng 7 năm 1875, ông thành lập công ty Tanaka Seisakusho (田中製作 所) hay tên khác là Tanaka Engineering Works,là công ty Nhật Bản đầu tiên sản xuất thiết bị điện báo. Công ty này cũng sản xuất công tắc và các thiết bị điện, thông tin liên lạc khác. Năm 1881, sau khi ông qua đời thì con trai ông tiếp quản công ty. Công ty còn nhận đơn đặt hàng cho Hải quân, đặc biệt là ống phóng ngư lôi, và hoạt động như một nhà máy chế tạo máy lớn nhất của khu vực tư nhân với 465 thợ thủ công vào năm 1890. Năm 1904, công ty Tanaka Engineering Works đổi tên thành Shibaura Engineering Works. Trong giai đoạn xuất khẩu sản phẩm truyền thống, kim ngạch xuất khẩu thiết bị sản xuất nói chung (chủ yếu là máy móc) là cao mặc dù có xu hướng giảm (tỷ lệ phần trăm so với sản lượng nội địa ước tính là 46,5% từ năm 1900 đến 1904; 40,1% từ năm 1905 đến năm 1909 và 25,4% từ năm 1910 đến năm 1914.
Như vậy chỉ xét từ năm 1878 – 1893 tổng sản lượng ngành công – nông nghiệp tăng từ 373 triệu yên lên đến 1.017 triệu yên. Tỷ lệ tăng trưởng trong 15 năm tăng gấp 2,73 lần, trong đó ngành công nghiệp nhà máy tăng từ 4 triệu yên lên 231 triệu yên, tỷ lệ gia tăng đạt 5,78 lần. Khoáng sản từ 1 triệu yên tăng lên 8 triệu yên, tỷ lệ gia tăng gấp 8 lần. Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành nông lâm ngư nghiệp, thủy sản cũng tăng 22,75 lần. Đó là sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn triển khai CNH (Nguyễn Tiến Lực, 2010, trang 114).
Ngoài các ngành kể trên, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Để thực thi chính sách Phú quốc cường binh của chính quyền Minh Trị, Murata Tsuneyoshi (村田経芳,1838 – 1921) đã nghiên cứu cải
tiến súng tiểu liên và thể nghiệm thành công trong cuộc chiến tranh Tây Nam. Trên cơ sở đó, ông đã phát minh ra súng trường Murata vào năm 1880 và được sử dụng rất hiệu quả trong cuộc chiến tranh Nhật – Thanh. Shimose Masachika (下瀬雅 允,1860 – 1911) cũng thành công trong việc chế tạo loại thuốc nổ có tính năng cao vào năm 1888 và đã thể hiện uy lực to lớn của nó trong cuộc chiến tranh Nhật – Nga (1904 – 1905).
Tiểu kết chương 3
Trong quá trình triển khai CNH, là thời kỳ được gọi là thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản. Là quá trình chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, nếu như giai đoạn chuẩn bị chính phủ tập trung vào phát triển nông nghiệp để tích lũy tư bản làm tiền đề cho phát triển công nghiệp, thì trong giai đoạn triển khai cơ cấu kinh tế được điều chỉnh từ nông nghiệp sang công nghiệp nhẹ (ngành tơ lụa, dệt bông) và bước đầu đầu tư vào công nghiệp nặng (ngành công nghiệp quốc phòng và chế tạo máy). Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là có nhiều sáng kiến ủng hộ và hỗ trợ chính thức sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân, chiến lược thay thế nhập khẩu đã thành công trong ngành dệt, khu vực công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống cùng song song tồn tại. Các ngành công nghiệp chủ chốt trong thời kỳ này bao gồm: tơ, dệt bông truyền thống, dệt bông hiện đại, cơ khí sản xuất máy móc, đóng tàu, đầu máy hơi nước.
Đây là giai đoạn mà Nhật Bản cùng lúc tạo nên nhiều kỳ tích cả về quân sự, chính trị và kinh tế. Ngành công nghiệp quân sự – quốc phòng với những cơ sở sản