Cử người tài đi du học ở các nước Âu – Mỹ

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 77 - 80)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2.4. Cử người tài đi du học ở các nước Âu – Mỹ

Việc xúc tiến dịch các loại sách báo phương Tây để nhanh chóng phổ biến kiến thức mới cho người Nhật ít nhiều cũng mang lại hiệu quả trong việc nắm bắt sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và văn minh phương Tây, nhưng cũng có hạn chế là đôi khi dịch thuật không chính xác hoặc không diễn tả thật chính xác nội dung của nguyên bản. Còn việc mời chuyên gia nước ngoài đến Nhật làm việc, như đã trình bày ở phần trên các chuyên gia đến giảng dạy có tác dụng to lớn trong việc tiếp thu những kiến thức tiên tiến thế giới, nhưng đó chỉ là tiếp xúc một cách gián tiếp mà không phải là biện pháp lâu dài. Chỉ có việc gửi học sinh ra nước ngoài du học mới có khả năng tiếp thu văn minh và kỹ thuật phương Tây một cách trực tiếp và sâu sắc, đó chính là chính sách bền vững lâu dài, giúp người Nhật nắm quyền chủ đạo trong công cuộc xây dựng nền khoa học, văn hóa, giáo dục độc lập, tự chủ và tiên tiến [Dẫn theo (Nguyễn Tiến Lực, 2013, trang 168)].

Đối tượng được tuyển chọn là những tài năng trẻ đang theo học tại các trường nổi tiếng như trường Tokyo Kaisen (tiền thân của Đại học Tokyo), trường Sư phạm Aichi, trường Keio Gijuku... và việc tuyển chọn thông qua một loạt các bài thi: thi tiếng nước ngoài do giáo viên nước ngoài phụ trách, kiến thức chuyên môn do giáo viên Nhật phụ trách. Trước khi đi du học họ được bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên

môn và ngoại ngữ, họ cũng xác định rõ mục đích học tập là để trở thành những nhà khoa học có thể thay thế được các chuyên gia nước ngoài và chủ động trong việc xây dựng nền khoa học kỹ thuật cho Nhật Bản. Số lượng du học sinh Nhật Bản đến các nước Âu – Mỹ giai đoạn 1868 – 1874 được thể hiện trong bảng 2.7.

Bảng 2.7: Số lượng du học sinh Nhật Bản (1868 – 1874) Đơn vị: Người Nước/năm 1868 1869 1870 1871 1872 1873 1874 Tổng số Mỹ 3 5 69 80 44 2 6 209 Anh 6 5 55 71 18 10 3 168 Đức 2 32 34 7 6 1 82 Pháp 3 - 25 17 15 - - 60 Nga - - 4 4 1 - - 9 Trung Quốc - - - 7 - 7 - 14 Áo 1 4 - 5 Bỉ 2 2 - - 4 Hồng Kông 2 - - 2 Ý 1 1 - 2 Hà Lan 1 - - 1 Thụy Sĩ 1 - - 1 Tổng số 13 13 187 218 86 30 10 557

Nguồn: Dẫn theo (Nguyễn Tiến Lực, 2013, trang 176-177) (tác giả có chỉnh lý) (Chi tiết bản gốc xem Phụ lục 7) Những du học sinh (đặc biệt du học ở châu Âu) sau khi về nước thường có vị trí và đặc quyền cao hơn trong các trường đại học, cơ quan khoa học, các Bộ và trong xã hội. Họ tích cực trong sự nghiệp giáo dục, phổ biến kiến thức tiên tiến cho quốc dân, góp phần thực hiện thành công công cuộc văn minh khai hóa để phát triển đất nước.

Cống hiến quan trọng nhất của du học sinh là họ đã góp phần đào tạo lớp trí thức mới, đây là tầng lớp đóng vai trò thúc đẩy trong quá trình cận đại hóa Nhật

Bản. Họ đóng vai trò phê phán xã hội một cách tích cực, giúp cho chính quyền điều chỉnh các chính sách thích hợp và đúng đắn hơn. Bằng cách đó họ cũng đóng góp lớn vào quá trình cận đại hóa Nhật Bản. Ngoài ra các du học sinh cũng đóng vai trò to lớn trong việc thành lập và điều hành hoạt động của các hội khoa học và các tạp chí học thuật như: các Hội Toán học Tokyo (1877), Hội công học Nhật Bản (1879), Hội địa chấn Nhật Bản (1880), Hội sinh vật học Tokyo (1882), và các tạp chí như tạp chí Gakugei Shirin (1877), Toyo Gakugei Zasshi (1881),... (Nguyễn Tiến Lực, 2013, trang 181).

Tiểu kết chương 2

Việc xóa bỏ hạn chế về lựa chọn nghề nghiệp và những đặc quyền của tầng lớp võ sĩ đã tạo ra nguồn tài nguyên to lớn cho Nhật Bản, rất đông đảo dân cư đã chuyển sang nghề nghiệp mới. Bên cạnh đó việc thiết lập chế độ ngân hàng mới và lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước, thay đổi chế độ địa tô cũ, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh,... đã giúp cho Nhật Bản từng bước phát triển hơn. Nhờ vào các chính sách liên quan đến việc cải cách ruộng đất mà nước Nhật lúc bấy giờ có nền tài chính khá vững vàng. Và trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, Nhật Bản đặt trọng tâm phát triển nông nghiệp làm nền tảng và chính phủ giữ vai trò chi phối nền kinh tế.

Để đạt được mục tiêu CNH thì bước chuẩn bị tiền đề là một bước cơ bản và mang tính quyết định sự thành công trong quá trình CNH Nhật Bản lúc này. Những vấn đề về thể chế, chính sách tích lũy tư bản và vấn đề nguồn nhân lực được xúc tiến trên 3 phương diện: mở trường trong nước trên phạm vi rộng, thuê chuyên gia nước ngoài về Nhật làm việc và cử người tài sang nước ngoài để học kỹ thuật của phương Tây và áp dụng cùng với tinh thần Nhật Bản.

CHƯƠNG 3

QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG NGHIỆP HÓA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ (GIAI ĐOẠN 1885 – 1912)

Những cải cách đầu thời Minh Trị có ý nghĩa quan trọng trong việc thủ tiêu cơ cấu kinh tế - xã hội phong kiến, tạo ra môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển. Với phương châm Phú quốc cường binh tất cả các kế hoạch cải cách địa tô, cải cách tiền tệ,... do chính quyền Minh Trị vạch ra đều mang tính chiến lược, chiến thuật và có ý nghĩa lâu dài. Trong quá trình triển khai CNH giai đoạn này, chúng tôi tập trung phân tích về sự phát triển thương mại, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Đây cũng là giai đoạn mà Nhật Bản xây dựng nền tảng công nghiệp cho nền kinh tế, chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp sử dụng máy móc thiết bị sản xuất hiện đại; vì vậy mà thời kỳ này thường được gọi là thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)