7. Bố cục của luận văn
3.2.2.1. Ngành công nghiệp dệt bông truyền thống
Chính phủ chủ trương nhập khẩu bông để dệt vải sau đó xuất khẩu vải bông sang thị trường nước ngoài. Dần chuyển sang tự cung tự cấp nguồn nguyên liệu bông bằng cách trồng cây bông, sau đó thu hoạch, làm sạch, kéo sợi và dệt vải. Ngoài ra còn có công đoạn cắt may thành trang phục, vừa đáp ứng được nhu cầu trong nước vừa sản xuất theo nhu cầu của thị trường nước ngoài để xuất khẩu. Các công đoạn khác như nhuộm có thể được thêm vào. Vì thực hiện chính sách đồng phát triển nên các ngành bản địa và hiện đại thường cùng tồn tại trong quá trình CNH thời Minh Trị, và ngành công nghiệp dệt bông cũng không phải là ngoại lệ, gồm ngành công nghiệp dệt bông truyền thống và ngành công nghiệp dệt bông hiện đại.
3.2.2.1. Ngành công nghiệp dệt bông truyền thống
Ngành công nghiệp dệt bông có lịch sử lâu đời ở Nhật Bản, nhưng phương pháp bản địa sử dụng khung dệt gỗ và lao động gia đình kém năng suất hơn nhiều so với công nghệ phương Tây. Sản xuất truyền thống thường được tổ chức như một hệ thống bao tiêu, các thương gia ký hợp đồng với các hộ nông dân riêng lẻ để sản xuất các mặt hàng cụ thể. Người bán hàng đã cung cấp tất cả nguyên vật liệu và đôi khi cả dụng cụ, để nhận thành phẩm và trả tiền hoa hồng. Sản xuất diễn ra trong mỗi nhà nông dân sử dụng lao động gia đình (thường là của người vợ). Để lý giải cho phương thức sản xuất bản địa này có thể tồn tại trước sự tấn công dữ dội của hàng nhập khẩu và công nghệ hiện đại của Anh thì có 3 nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nhu cầu nội địa đối với các sản phẩm từ bông tăng quá nhanh, trong
khi nhập khẩu tăng, sản xuất trong nước cũng có thể mở rộng.
Thứ hai, nhu cầu trong nước tăng do: (1) Nông dân làm giàu nhờ sự bùng nổ
của lụa và trà, và họ chuyển từ quần áo tự chế hoặc đồ cũ sang mua bên ngoài; (2) Các thương nhân mới đã thành công trong việc thiết lập mạng lưới bán hàng trên toàn quốc; và (3) Giá quần áo so với mặt bằng giá chung giảm, điều này càng kích thích nhu cầu.
Lý do quan trọng thứ ba là các sản phẩm vải bông của Nhật Bản và Anh có sự khác biệt và không dễ thay thế. Vải bông Nhật Bản sử dụng loại sợi có số lượng ít và dày hơn, trong khi vải bông của Anh sử dụng loại sợi có số lượng nhiều và mỏng hơn. Các sản phẩm này có công dụng khác nhau và không cạnh tranh trực tiếp nhau nên ngành bông sợi truyền thống vẫn có chỗ đứng trên thị trường.
Tuy nhiên, cho dù là vậy nhưng tác động của hội nhập quốc tế đã khiến sản xuất của ngành này bị chựng lại. Các nhà sản xuất tổng hợp theo chiều dọc kết hợp sản xuất bông thô, sợi và vải giảm, trong khi các thợ dệt chuyên dụng sử dụng sợi nhập khẩu lại khởi sắc. Nhu cầu đối với vải trắng trơn giảm trong khi các sản phẩm có giá trị cao, khác biệt hơn như vải bông có hoa văn và vải màu thì tìm được lượng khách hàng lớn hơn. Các vùng sản xuất vải bông truyền thống có sống sót sau cú sốc hội nhập hay không phụ thuộc rất nhiều về sự tồn tại của các thương gia, điều này cho thấy vai trò của người bán rất quan trọng trong việc thích nghi với môi trường mới.
Vào cuối thời Minh Trị, máy móc bắt đầu được sử dụng ngay cả trong lĩnh vực truyền thống, nhưng chúng không hoàn toàn giống với bản gốc của phương Tây (giống với máy móc sử dụng cho ngành tơ lụa như đã phân tích ở mục 3.2.1). Quy mô sản xuất nhỏ hơn và việc sử dụng các bộ phận bằng gỗ thay cho thép. Đây có thể được coi là những sửa đổi của phương pháp bản địa nhằm cải tiến công nghệ theo tình hình sản xuất của từng địa phương (Kenichi Ohno, 2006, trang 74).