3. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2. Đặc điểm và điều kiện của quản lý dựa vào cộng đồng
Theo Phạm Phương Nam (2015), mô hình QLVCĐ có những đặc điểm và điều kiện như sau:
• Đặc điểm của quản lý dựa vào cộng đồng
-Thứ nhất, QLDVCĐ có ba khía cạnh chính là trách nhiệm, quyền lực và kiểm soát. Cộng đồng có trách nhiệm quản lý, khai thác nguồn lực, đồng thời có quyền kiểm soát và quyền đưa ra các quyết định trong quá trình quản lý, khai thác nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất.
-Thứ hai, sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương, quy mô của cộng đồng, pháp luật của nhà nước, thể chế và năng lực địa phương, công nghệđược sử dụng trong quản lý.
-Thứ ba, QLDVCĐ không hàm ý cộng đồng phải tham gia mọi khía cạnh của quản lý, họ có thể tham gia một, một số hay tất cả công việc liên quan đến quản lý tùy theo điều kiện cụ thể của cộng đồng.
-Thứ tư, cộng đồng đóng vai trò trung tâm và chủđộng trong quá trình quản lý, tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch, đề xuất và thực hiện các giải pháp trong quản lý tài nguyên.
-Thứ năm, cộng đồng được quyền tự chủ, tự quyết về nhân lực, tài chính. -Thứ sáu, quản lý tài nguyên phục vụ, gắn trực tiếp đời sống của cộng đồng hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
-Thứ bảy, QLDVCĐ là quá trình liên tục phát triển, được cập nhật, điều chỉnh, xây dựng trên những kinh nghiệm thực tế đã được đúc kết trong quá trình quản lý và kết hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
-Thứ tám, sự chỉđạo của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã đóng vai trò quan trọng trong QLDVCĐ.
• Điều kiện để quản lý dựa vào cộng đồng
-Thứ nhất, cộng đồng cần được biết tham gia quản lý, giám sát việc gì và được hưởng lợi gì, phải đối diện với những chi phí, rủi do gì… Do vậy, cần tuyền truyền, phổ biến để cộng đồng nhận thức được trách nhiệm phải bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Thứ hai, cộng đồng cần được tự quản, không bị áp đặt, ép buộc. Ban tự quản do chính cộng đồng lựa chọn.
- Thứ ba, cộng đồng tự nguyện, đồng thuận trong giải quyết các vấn đề; hợp tác, trao đổi trong thực thi pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật.
- Thứ tư, biện pháp chủ yếu trong QLDVCĐ là thuyết phục, hòa giải để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn.
- Thứ năm, đặc biệt tôn trọng những tri thức truyền thống, bản địa, thừa nhận giá trị tri thức và hiểu biết bản địa trong quá trình quản lý.
- Thứ sáu, tôn trọng nguyên tắc bình đẳng giới nhằm huy động sự tham gia đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng, không phân biệt nam hay nữ. Mọi người được bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về quyền hạn.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình quản lý dựa vào cộng đồng