3. Mục tiêu nghiên cứu
3.4.1. Nhóm chỉ tiêu trên khía cạnh kinh tế
Đối với bất cứ mô hình nào, bền vững về kinh tế là một phần quan trọng để duy trì hoạt động trong mô hình. Các chỉ tiêu trên khía cạnh kinh tế sẽ được phân tích cụ thể dưới đâỵ
• (1) Tỷ lệ thu hồi chi phí của dịch vụ QLCTRSHĐT
Theo Klundert (2001), tỷ lệ thu hồi chi phí là tỷ lệ giữa doanh thu từ hoạt động QLCTR với tổng chi phí dành cho hoạt động nàỵ Cardone, R. (2013) lại đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn; theo đó, thu hồi chi phí là việc bù đắp tất cả các chi phí dịch vụ cung cấp nước sạch, hoặc vệ sinh môi trường đô thị đểđảm bảo dịch vụ được bền vững lâu dàị Mặc dù còn có nhiều tranh cãi, nhưng đây vẫn được coi là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá tính bền vững về tài chính trong mô hình QLCTRSHĐT. Bảng dưới đây thể hiện các số liệu về chi phí, doanh thu và đặc biệt là tỷ lệ thu hồi chi phí ở 2 địa bàn nghiên cứụ UBND Xã CĐạộng i DiĐồện ng Đơn Vị Thực Hiện Dịch Vụ Cộng Đồng Phối hợp Lựa chọn Cung cấp Dịch Vụ Trả Phí Dịch Vụ
Bảng 3.3: Doanh thu và chi phí hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSHĐT ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn năm 2016
Nhân Chính Sài Sơn Thu gom Thu gom và
vận chuyển Thu gom
1. Chi phí thu gom (VNĐ/năm) 3.567.497.600 5.898.565.782 646.196.933 2. Chi phí trên 1 tấn CTRSHĐT (VNĐ/tấn) 241.271 398.923 130.634 3. Doanh thu (VNĐ/năm) 2.509.778.304 5.998.572.942 644.391.504
4. Tỷ lệ thu hồi chi phí 0,70 1,02 1,00
Nguồn: HTX Thành Công và tổ thu gom - xã Sài Sơn
Mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Nhân Chính và Sài Sơn có sự khác biệt về phạm vi cung ứng dịch vụ. Nếu như ở Sài Sơn, chỉ có phân đoạn thu gom được thực hiện thì ở mô hình Nhân Chính vận chuyển là phân đoạn được HTX Thành Công cung ứng thêm theo hợp đồng với Sở Xây dựng Hà Nộị Số liệu từ bảng 3.3 cho thấy sự chênh lệch khá lớn về chi phí giữa 2 địa bàn nghiên cứụ Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhaụ Một là, sự khác biệt về dịch vụ cung cấp. Dịch vụ thu gom ở phường Nhân Chính được thực hiện với thời gian, tần suất nhiều hơn và phạm vi cung ứng dịch vụ rộng hơn ở Sài Sơn. Do vậy, các chi phí cho số lượng nhân công thu gom, phương tiện và dụng cụ thu gom cũng gia tăng tương ứng. Hai là, chi phí cho nhân lực thu gom làm việc toàn phần thời gian ở Nhân Chính là 5.100.000VNĐ/ người/ tháng, cao gấp 3 lần so với chi phí nhân công làm việc bán thời gian ở Sài Sơn. Ba là, ở mô hình Nhân Chính danh mục chi phí nhiều hơn, bao gồm: chi phí hoạt động; chi phí đầu tư (mua phương tiện vận chuyển và thu gom) và chi phí quản lý; trong khi ở Sài Sơn danh mục chi phí chỉ bao gồm chi phí hoạt động, chi phí đầu tư bằng 0 do chi tiêu này được quỹ thôn trợ cấp toàn bộ. Giống như nhiều DN khác hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ môi trường, chi phí thu gom cao là một rào cản lớn cho HTX Thành Công khi họ muốn tối đa lợi ích kinh tế trong phân đoạn này
Tỷ lệ thu hồi chi phí của hoạt động thu gom, vận chuyển ở Nhân Chính và Sài Sơn được tính toán và thể hiện trong bảng 3.3. Đối với Nhân Chính, có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ thu hồi chi phí trên phân đoạn thu gom là khá thấp, chỉ đạt 0,70. Như vậy, nếu chỉ tính nguồn thu từ phí vệ sinh của hộ gia đình thì HTX sẽ không thể bù đắp được chi phí thu gom và càng không thể bù đắp thêm chi phí vận
chuyển. Điều này cho thấy nếu chỉ xem xét dưới góc độ thị trường, nghĩa là giữa nhà cung ứng và người sử dụng, thì rõ ràng sự chi trả của người tiêu dùng khi thụ hưởng dịch vụ là chưa thỏa đáng, doanh nghiệp bị thua lỗ khi cung ứng phân đoạn này trên thị trường. Trên thực tế, nguồn thu chính thức của HTX chính là khoản thu phí vệ sinh từ hộ gia đình. Tuy nhiên, HTX hoàn toàn không được quyền quyết định mức phí nàỵ Mức thu 6.000 đồng/ người/ tháng bị giới hạn theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, đó là chưa kể khoản phí thu gom còn bị thất thu do nhiều nguyên nhân khác nhaụ Đây cũng là tình trạng chung của nhiều Công ty/ HTX cung ứng dịch vụ môi trường ở các đô thị trong và ngoài nước. Để giải được bài toán về nguồn thu, các DN này phải thực hiện thêm nhiều dịch vụ khác. Trong trường hợp của Thành Công, HTX phải thực hiện phân đoạn vận chuyển rác, ép rác... nhằm gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu như tổng hợp toàn bộ các hoạt động này, tỷ lệ thu hồi chi phí vừa đủ đảm bảo (1,02). Tuy nhiên về dài hạn, để tái đầu tư và gia tăng chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thu hồi chi phí này là chưa thỏa đáng. Do đó, doanh thu từ hoạt động thu gom cần phải có sự thay đổị
Trong mô hình ở Sài Sơn, mặc dù tỷ lệ thu hồi chi phí ở mức xấp xỉ 1 (0.997), vừa đủ bù đắp các chi phí hoạt động của mô hình; nhưng vẫn tiềm ẩn những vấn đề bất ổn. Tiền lương trả cho lao động thu gom đang phải chịu sức ép tăng lên khi thu nhập của họ chỉ bằng 60% thu nhập bình quân ở địa phương; danh mục tái đầu tư vào phương tiện thu gom đang cần phải thực hiện sau một thời gian dài sử dụng. Nếu tính đủ toàn bộ các chi phí này thì doanh thu từ phí vệ sinh không thể bù đắp chi phí. Như vậy, khả năng bền vững về kinh tế ở mô hình xã Sài Sơn vẫn là một bài toán chưa có câu trả lờị Thực tế này có thể làm giảm động lực của nhà cung cấp dịch vụ CTRSHĐT, từ đó chất lượng dịch vụ cũng sẽ bị ảnh hưởng, chứa đựng nguy cơ không ổn định và bền vững của mô hình.
• (2) Tỷ lệ hộ gia đình nộp phí
Nộp phí thu gom là một điểm trọng tâm của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng. Theo Anschutz, J. (1996), hộ gia đình nộp phí không đủ sẽảnh hưởng đến động lực cung ứng dịch vụ của nhà cung cấp và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Khi chất lượng dịch vụ giảm, với tư cách là người sử dụng - hộ gia đình - lại không muốn thực hiện nghĩa vụ tài chính nàỵ Và như vậy một vòng luẩn quẩn lại tiếp tục xảy rạ Thực tếở các mô hình trên thế giới, vấn đề này xảy ra khá phổ biến, đe dọa sự thành công của mô hình QLDVCĐ.
Bảng 3.4: Lý do không nộp phí vệ sinh từ phía hộ gia đình ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn
Lý do Số hộ
ở Nhân Chính
Số hộ ở Sài Sơn
1. Thu gom rác là trách nhiệm của Thành phố nên không hộ gia đình không phải trả tiền
25 2
2. Thu nhập của hộ gia đình thấp nên không có tiền để trả 10 6 3. Hộ gia đình tạo ra ít rác thải nên không phải trả tiền phí vệ sinh 18 3 4. Phần lớn lượng rác thải trong gia đình là tái sử dụng và dùng
vào việc hoạt động khác nên hộ gia đình không tạo ra rác thải
11 9
5. Các lý do khác 7 0
Tổng số (hộ gia đình) 71 20
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ gia đình nộp phí ở Nhân Chính là 80%, trong khi ở Sài Sơn số liệu này là 86.3%. "Thu gom rác thải là trách nhiệm của Thành phố" và "hộ gia đình tạo ra ít rác thải" là 2 lý do mà nhiều hộ gia đình ở Nhân Chính đưa ra để giải thích cho hành động không nộp phí. Cụ thể, các hộ gia đình cho rằng phí vệ sinh phải được trích từ ngân sách của Thành phố và người dân không có nghĩa vụ nộp phí. Một số hộ lại cho rằng họđi làm cả ngày nên không tạo ra rác thải và do vậy không phải nộp phí vệ sinh.
Ở trường hợp Sài Sơn, một số hộ gia đình lập luận rằng: rác thải sinh hoạt đã được tái chế, tái sử dụng, phần còn lại là đem đốt ở bãi đất trống. Điều đó có nghĩa là họ không phát sinh chất thải, không sử dụng dịch vụ thu gom, nên không phải đóng phí. Đây là một hạn chế đáng kể trong nhận thức của người tiêu dùng vì thực tế, việc thu gom vẫn phải thực hiện đối với các hộ nàỵ
Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ thu phí ở Nhân Chính lại hé mở 03 nguyên nhân của tình trạng nàỵ Một là, nhận thức của hộ dân về nghĩa vụ tài chính khi sử dụng/thụ hưởng dịch vụ CTRSHĐT chưa đầy đủ nên việc tuân thủ các quy định về nộp phí còn thấp. Hai là, cơ cấu dân số phức tạp với số lượng lớn lao động nhập cưở Nhân Chính nên rất khó kiểm soát việc thu phí. Ba là, chế tài áp dụng cho những trường hợp không nộp phí chưa được xây dựng càng làm giảm sự tuân thủ của người sử dụng dịch vụ. Một điểm khá thú vị từ kết quả phỏng vấn cán bộ thu phí là ngay cảđối với những hộ nộp phí thì một số hộ cũng không nộp đủ. Có trường hợp, hộ gia đình kê khai số người ít hơn so với thực tế với lý do nhân khẩu đó đi học xa, đi vắng dài ngày để giảm số tiền phí phải nộp.
• (3) Sự phù hợp của mức phí
Sự hài lòng của hộ gia đình về phí vệ sinh được xem xét ở 2 góc độ: mức phí và phương thức thu phí.
- Mức độ hài lòng của hộ gia đình về mức phí
Ở Nhân Chính, HTX Thành Công là đơn vị thu phí vệ sinh của hộ gia đình. Mức phí được thực hiện theo Quy định số 61-2013/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội là 6.000 đồng/người/tháng. Ở Sài Sơn mức thu phí là 3.000 đồng/người/tháng và được thu bởi các thành viên của tổđội thu gom. Theo số liệu thống kê của phường Nhân Chính và xã Sài Sơn, mức thu nhập bình quân đầu người ở 2 địa phương lần lượt là 80.000.000 đồng/người/năm và 33.000.000 đồng/người/năm. Như vậy, khoản phí vệ sinh phải nộp hàng năm là 72.000VND/ người/ năm ở Nhân Chính và 36.000VND/ người/ năm ở Sài Sơn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng thu nhập cá nhân. Kết quả phỏng vấn cho thấy tỷ lệ hộ gia đình ở 2 địa bàn hài lòng và rất hài lòng về mức phí khá cao, 50% ở Nhân Chính và xấp xỉ 60% ở Sài Sơn. Trong một số cuộc phỏng vấn sâu, các hộ gia đình ở Sài Sơn chia sẻ là họ rất hài lòng vì mức phí này đã được thảo luận nhiều lần trong các cuộc họp của thôn và khá phù hợp với thu nhập của họ.
Bảng 3.5: Mức độ hài lòng của hộ gia đình về mức phí vệ sinh Mức độ hài lòng Nhân Chính Sài Sơn Số người trả lời Phần trăm (%) Số người trả lời Phần trăm (%) Rất hài lòng 58 16.20 18 12,33 Hài lòng 117 32.68 69 47,26 Bình thường 114 31.84 32 21,92 Không hài lòng 69 19.27 27 18,49
Hoàn toàn không hài lòng 0 0.00 0 0,00
Tổng số 358 100.00 146 100.00
Điểm trung bình 3,458 3,534
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả - Mức độ hài lòng của hộ gia đình về phương thức thu phí
Trong 2 mô hình, phương thức thu phí có sự khác biệt. Nếu ở Nhân Chính, phí được thu tại hộ gia đình theo từng quý; thì ở Sài Sơn, phí vệ sinh lại được thu theo từng tháng. Lý giải cho phương thức thu phí này, HTX Thành Công cho rằng: việc thu phí theo quý sẽ làm giảm chi phí nhân lực đi thụ Mặt khác, do nhiều hộ gia đình là người lao động nhập cư từ các tỉnh thành khác nên việc gặp và thu phí hàng tháng là rất khó khăn. Theo Anschutz, J. (1996), điều này hoàn toàn phù hợp với tình huống ở
một số đô thị khác tại châu Á. Các nghiên cứu ở đó chỉ ra rằng việc thu phí vệ sinh gộp theo từng quý, thậm chí là nửa năm được coi là một cách thức thu phí tốt nhằm hạn chế khả năng thất thụ Phương thức này cũng nhận được sự hài lòng của gần 50% hộ gia đình trong phường.
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng hộ gia đình về phương thức thu phí vệ sinh Mức độ hài lòng Nhân Chính Sài Sơn Số người trả lời Phần trăm (%) Số người trả lời Phần trăm (%) Rất hài lòng 63 17,60 16 10,96 Hài lòng 112 31,28 59 40,42 Bình thường 106 29,61 43 29,45 Không hài lòng 77 21,51 28 19,17
Hoàn toàn không hài lòng 0 0,00 0 0
Tổng số 358 100.00 146 100.00
Điểm trung bình 3,450 3,432
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
Ở Sài Sơn, mức độ hài lòng (rất hài lòng) 50% là chỉ báo tốt cho phương thức thu gom hàng tháng hiện đang được áp dụng. Tuy vậy, kết quả phỏng vấn một số nhân viên ở tổ/đội thu gom cho thấy việc đi thu phí tại từng hộ gia đình tốn nhiều công sức và thời gian khi diện tích của xã trải dài hơn 10km2. Vì vậy, lãnh đạo một số thôn phải hỗ trợ công việc này cho tổđội thu gom. Một số thành viên đã đề xuất phương thức thu phí nên thực hiện theo tần suất là 2 tháng/1 lần hoặc 3 tháng/1 lần để tiết kiệm nhân lực.