3. Mục tiêu nghiên cứu
4.2.2. Định hướng xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô
đô thị dựa vào cộng đồng
Cơ sở xác định định hướng phát triển mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng là căn cứ vào chủ trương XHH hoạt động BVMT của Chính phủ. Hiện tại, mô hình QLDVCĐ ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được định hướng ở tầm quản lý vĩ mô nên thiếu sự phối hợp, liên kết và hiệu quả trong quá trình hoạt động. Do vậy, định hướng phát triển mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng cần được xác định như sau:
• Khuyến khích hình thành và phát triển các nhà cung cấp dịch vụ CTRSHĐT (Doanh nghiệp, HTX, tổ/đội) theo nguyên tắc bình đẳng và hiệu quả. "Bình đẳng" là không phân biệt thành phần sở hữu hay loại hình hoạt động. "Hiệu quả" là tác động tích cực cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Định hướng này sẽ tạo "sân chơi" công bằng cho các nhà cung cấp dịch vụ.
•Thực hiện cơ chế "người gây ô nhiễm phải trả tiền", "người được hưởng lợi phải trả tiền". Theo lộ trình dài hạn, cộng đồng phải chịu trách nhiệm về lượng CTRSH mà họ phát sinh, bao gồm toàn bộ chi phí quản lý từ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chính quyền địa phương chỉ chịu trách nhiệm chi trả chi phí QLCTR tại các khu vực công cộng; và một phần kinh phí trợ cấp cho người nghèọ
• Thay đổi quan niệm nộp "phí vệ sinh môi trường" bằng hình thức "chi trả giá vệ sinh môi trường" hoặc "giá thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSHĐT". Cách thay đổi này sẽ tạo động lực để các thành phần tham gia thị trường đạt được sự cân bẳng nhanh hơn, thuận theo định hướng thị trường. Khi đó, mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng sẽđạt được bền vững.
•Khuyến khích sự liên kết, phối hợp trong hoạt động, tạo sự phân công lao động hợp lý giữa các mô hình hoạt động. Định hướng này không chỉ khắc phục tình trạng mô hình quản lý gẫy khúc (chưa tham gia vào phân đoạn vận chuyển và xử lý CTRSHĐT) mà còn hướng tới phát huy những ưu thế, liên kết trong hoạt động cung cấp dịch vụ CTRSHĐT.