3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.3. Lý thuyết về hành động tập thể
Lý thuyết về hành động tập thể (Collective Action) được học giả Mancur Olson đưa ra vào năm 1965. Olson đã đề cập đến khả năng cung cấp Hàng hóa Công cộng (HHCC), mà dịch vụ CTRSH được coi là một trong những loại hàng hóa như vậỵ
1.3.3.1. Hàng hóa, dịch vụ quản lý chất thải rắn
Quan điểm đầu tiên phân loại dịch vụ CTRSH là HHCC bắt nguồn từ dịch vụ vệ sinh đường phố với lập luận cho rằng dịch vụ này gây ra ngoại ứng tiêu cực. Tiếp đó, Cointreau-Levine (1995) đã chứng minh rằng dịch vụ CTR là HHCC bởi 3 lý do: (i) dịch vụ CTR là những dịch vụ cần thiết cho phúc lợi của xã hội; (ii) dịch vụ này có đặc tính không loại trừ bởi vì khi được cung cấp cho một bộ phận cộng đồng, nó sẽđem lại phúc lợi cho toàn bộ cộng đồng chứ không riêng gì các cá nhân nhận dịch vụđó. Điều đó có nghĩa là rất khó loại trừ các cá nhân ra khỏi việc sử dụng dịch vụ CTRSH; (iii) dịch vụ CTR cũng có tính không cạnh tranh bởi vì bất cứ một thành viên nào trong cộng
NGOs CBOs Ủy Ban Đại Diện Cộng Đồng Phối Hợp Cộng Đồng Kiểm Tra Hỗ Trợ Kiểm Tra Cung Cấp Dịch Vụ Thành lập Trả Phí
đồng cũng có thể thụ hưởng lợi ích của dịch vụ mà không làm suy giảm khả năng thụ hưởng của các cá nhân khác. Bảng dưới đây cung cấp khung phân loại dịch vụ CTRSH.
Hình 1.7: Khung phân loại dịch vụ CTRSH
Nguồn: Hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân trong QLCTR, Furedy, 1989 1.3.3.2. Lý thuyết hành động tập thể
Năm 1965, trong cuốn sách "The logic of Collective actions" (Sự logic của hành động tập thể), Mancur Olson đã cho rằng: khi quyết định cung ứng hàng hóa tập thể được nhìn nhận từ góc độ cá nhân, họ sẽ có động lực rất lớn để trở thành "kẻ ăn theo" dựa trên những nỗ lực của cá nhân khác. Một điều hiển nhiên là nếu tất cả mọi người đều có hành động như vậy, sẽ chẳng có ai cung cấp HHCC. Olson cũng khẳng định: nếu tập thểđó không có những đặc tính nổi bật thì việc cung cấp HHCC gần như là thất bạị Và ngược lại, nếu cộng đồng có thể cung ứng được HHCC thì họ sẽ phải khắc phục được vấn đề "kẻ ăn theo".
Năm 1965, Hardin đã tiếp tục lý thuyết của Olson với những đóng góp đáng kể. Thông qua một ví dụ mang tính thực nghiệm là trò chơi về tình thế khó xử của tù nhân, tác giả đã cho rằng các cá nhân có thể hợp tác với nhau để gia tăng lợi ích chung. Liên quan đến dịch vụ CTRSH, Hardin (1968) kết luận rằng các hoạt động cộng đồng là điều kiện cần thiết để đạt một giải pháp đáng mong muốn cho vấn đề QLCTR. Vì vậy, cộng đồng ở những khu vực không có khả năng tiếp cận với dịch vụ
- Thu gom CTR ở khu vực công cộng
- Xử lý/chôn lấp CTR an toàn - Vận chuyển CTR đến nơi chôn lấp - Giữ vệ sinh các điểm công cộng. Không cạnh tranh Hàng hóa cánhân Khôngkhí Thu gom CTR có thể tái chế Dịch vụ thu gom CTRSH tại nhà Khôngthể loạitrừ Mức độ loại trừ Dễ loại trừ Hàng hóa công cộng Bán chất thải tái chế Cạnh tranh cạMnh tranhức độ
công sẽ phải tự hợp tác và tham gia vào một hệ thống thu gom, xử lý rác thải để tối thiểu hóa chi phí (chi phí về ô nhiễm môi trường, chi phí sức khỏe…) (Anand, 2000). Hệ thống thu gom CTR của cộng đồng có thể bao gồm cả việc thu gom chất thải từ khu vực công cộng, tư nhân và hộ gia đình. Hệ thống này đòi hỏi sự tham gia và đóng góp tự nguyện của mọi thành viên trong cộng đồng (Anand, 2000).
Kế thừa và tiếp tục phát triển các nghiên cứu của Olson và Hardin, Ostrom (1990) đã đề xuất 7 nguyên tắc về mặt thể chế để mô hình dựa vào cộng đồng hoạt động một cách lâu dài và hiệu quả. Đây là các nguyên tắc cơ bản và được coi "như là một yếu tố hoặc điều kiện đem lại sự thành công nhằm duy trì sự tuân thủ của người sử dụng". Mặc dù đã được đưa ra trong một khoảng thời gian khá dài, nhưng các nguyên tắc về một cơ chế tự tổ chức vẫn còn khá mới mẻở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực QLCTRSH.
• Nguyên tắc 1- Xác định ranh giới của cộng đồng
Ostrom (1990) chỉ ra rằng việc xác định rõ ranh giới khu vực, địa dư của các nguồn tài nguyên sở hữu chung và cụ thể hóa người có quyền sử dụng được coi là bước đầu tiên trong tổ chức quản lý các tài nguyên nàỵ Nếu ranh giới không được xác định, không ai biết cái gì đang được quản lý và quản lý cho aị Đối với QLCTR, khái niệm về cộng đồng cần phải được định nghĩa một cách rõ ràng. Trong nghiên cứu này, cộng đồng được xác định căn cứ vào địa giới hành chính hoặc phạm vi thu phí đối với người sử dụng. Người thu gom CTRSH sẽ quen thuộc với các hộ gia đình và xác định rõ phạm vi cung cấp dịch vụ. Vì vậy, họ có thể loại trừ cư dân từ cộng đồng khác tới thụ hưởng dịch vụ QLCTRSH mà không đóng góp cho hệ thống.
• Nguyên tắc 2 - Có sự tương thích giữa những quy định về chiếm dụng và cung cấp với những điều kiện cụ thể tại địa phương (Congruece between appropriation and provision rules and local conditions)
Nội hàm của nguyên tắc này gồm 2 phần: (i) sự tương thích về chiếm dụng và cung cấp cần phù hợp với điều kiện của từng địa phương; (ii) sự tương thích về chiếm dụng phù hợp với các nguyên tắc cung ứng. Có khá nhiều bằng chứng thực nghiệm minh chứng cho nguyên tắc nàỵ Nội hàm thứ 2 của nguyên tắc này được thể hiện như là sự tương thích (phù hợp) giữa chi phí mà người sử dụng phải gánh chịu với lợi ích mà họ nhận khi tham gia vào hành động tập thể. Trong QLCTR, nguyên tắc này gợi ý rằng phí sử dụng dịch vụ thu gom CTRSH phải tương ứng với khối lượng chất thải mà hộ gia đình tạo rạ Điều đó có nghĩa là các cá nhân/ hộ gia đình tạo ra nhiều chất thải sẽ phải trả phí nhiều hơn. Pomeroy (2001) nhận định: "các cá nhân có kỳ vọng rằng những lợi ích thu được từ việc tham gia và tuân thủ QLDVCĐ sẽ vượt quá chi phí đầu tư cho các hoạt động như vậỵ"
•Nguyên tắc 3 - Lựa chọn tập thể (Collective - choice arrangements)
Về nguyên tắc này, Ostrom (1990) cho rằng phần lớn các cá nhân chịu tác động bởi các quy định quản lý cần phải được tham gia từ việc ra quyết định đến vận hành, giám sát hay thay đổi các quy định đó. Nguyên tắc này đảm bảo tính dân chủ và công bằng đối với hầu hết công dân thụ hưởng cũng như có trách nhiệm vận hành. Tính đồng thuận cao đảm bảo sự thành công của mô hình QLDVCĐ.
• Nguyên tắc 4 - Giám sát (Mornitoring)
Để các mô hình QLDVCĐ đạt hiệu quả cao, giám sát có vai trò rất quan trọng. Nguyên tắc này, theo Ostrom (1990) cần 2 điều kiện: (i) có sự góp mặt thường xuyên của nhóm giám sát; (ii) thành phần nhóm giám sát cần bao gồm những người là thành viên của cộng đồng hoặc là những người có trách nhiệm cao nhất trước cộng đồng.
• Nguyên tắc 5 - Chế tài (Graduated sanctions)
Chế tài được đưa ra đối với những người tham gia có hành vi vượt quá mức quy định của cộng đồng. Các cư dân có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nếu họ không nộp phí sử dụng dịch vụ quản lý CTRSH hoặc có những hành động không tuân thủ các quy định của cộng đồng. Tương tự, các cá nhân không tham gia vào hệ thống có thể bị loại trừ ra khỏi các hoạt động của cộng đồng. Chế tài xử phạt có thể khuyến khích các thành viên tuân thủ chặt chẽ các quy định trong cộng đồng.
• Nguyên tắc 6 - Cơ chế giải quyết xung đột (Conflict - resolution mechanisms)
Xung đột có thể xảy ra khi quyền lợi của các thành viên bị ảnh hưởng. Do đó, hình thành cơ chế giải quyết xung đột nhằm đảm bảo cho hành động tập thể thành công là yêu cầu không thể thiếụ Khi cơ chế giải quyết tranh chấp không đủ, hoặc khó tiếp cận, thành công của mô hình QLDVCĐ hầu như không thểđạt được.
• Nguyên tắc 7- Công nhận tối thiểu về các quyền (Minimum recognition of rights)
Cơ quan chính phủ các cấp nên trao quyền cho các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ tạo lập các thể chế riêng của mình. Việc tổ chức nhà nước áp đặt các quy định của họ lên QLDVCĐ rất có thể mang lại thất bạị Ghi nhận quyền của người dân địa phương, lắng nghe tiếng nói của họ, duy trì thể chế nhất quán từđầu quá trình giao quyền từ trung ương xuống địa phương được coi là những yếu tố cần thiết đem lại sự thành công cho mô hình QLDVCĐ.