Cơ cấu tổ chức của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 45 - 47)

3. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.2. Cơ cấu tổ chức của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào

nhân trong cộng đồng. Đó có thể là một Ủy ban do cộng đồng bầu ra hoặc một tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs). Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và chất lượng hoạt động của dịch vụ CTRSH. Lý tưởng nhất, Ủy ban sẽ bảo vệ lợi ích của toàn bộ thành viên trong cộng đồng. Quyền lực của Ủy ban phụ thuộc vào người đứng đầu và thể chế luật pháp từ cách nhìn của cộng đồng. Ủy ban có quyền ra quyết định về những hoạt động, cách thức tiến hành các hoạt động đó để đạt mục tiêu đề rạ Tuy vậy, QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng không có nghĩa là cộng đồng hoạt động một cách riêng lẻ trong hệ thống kinh tế - xã hộị Trái lại, sự hợp tác với chính phủ là điều cần thiết vì chính phủ sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm cho toàn bộ hệ thống QLCTRSHĐT, đưa ra khung pháp lý và có những hỗ trợ nhất định về tài chính, kỹ thuật cho các dịch vụ mà cộng đồng quản lý. Doanh nghiệp tư nhân cũng có thể hợp tác với cộng đồng để cung cấp dịch vụ QLCTRĐT. Trong điều kiện đó, khu vực tư nhân là một chủ thể trong hệ thống QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng. Dù hợp tác với Chính phủ hay doanh nghiệp tư nhân, điều cốt lõi và quan trọng nhất trong mô hình QLDVCĐ là các thành viên trong cộng đồng hoặc đại diện của họ sẽ được quyền quyết định làm cái gì và thực hiện như thế nàọ

1.3.2. Cơ cu t chc ca mô hình qun lý cht thi rn sinh hot đô th da vào cng đồng vào cng đồng

Theo Anschutz, J. (1996),QLCTR dựa vào cộng đồng có một số cách thức tổ chức, cụ thể như sau:

1.3.2.1. Mô hình hợp tác giữa Doanh nghiệp tư nhân và Tổ chức dựa vào cộng

đồng (CBOs)

Đây là mô hình khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Doanh nghiệp tư nhân được xem như là một chủ thể trong mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng với trách nhiệm cung cấp dịch vụ CTRSHĐT. Đôi lúc, các thành viên của doanh nghiệp chính là các cư dân sống trong khu vực mà họ cung ứng dịch vụ. Các thành viên trong cộng đồng sẽ thảo luận và đề xuất thành lập tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs). Nhìn chung, CBOs sẽ có nhiệm vụ quản lý và giám sát, còn doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm vận hành dịch vụ. Hơn thế nữa, tổ chức này còn có trách nhiệm xây dựng một diễn đàn để thảo luận nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ CTR, truyền tải yêu cầu của cộng đồng tới doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và kết nối với chính quyền địa phương. CBOs thường hướng tới mục tiêu BVMT, trong khi doanh nghiệp tư nhân thường tập trung vào mục tiêu lợi nhuận. Hình dưới đây mô tả cơ cấu tổ chức hợp tác giữa doanh nghiệp tư nhân và CBOs.

Hình 1.4: Mô hình hợp tác giữa Doanh nghiệp tư nhân và Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs)

Nguồn: Anschutz, J., 1996. 1.3.2.2. Mô hình hợp tác giữa Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs) và Chính quyền địa phương

Một cơ cấu tổ chức khác của QLCTR dựa vào cộng đồng là sự tham gia của thể chế chính phủ nhằm hỗ trợ CBOs. Các thể chế này là cơ quan/đại diện của chính phủ chịu trách nhiệm QLCTR hoặc là chính quyền địa phương. Động lực lớn nhất để thể chế chính phủ tham gia vào mô hình này bắt nguồn từ sự cần thiết kiểm tra các dịch vụ của cộng đồng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sự tham gia của các thể chế này còn ở mức cao hơn, như: hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật. Trong cơ cấu tổ chức này, người đứng đầu cộng đồng sẽ chỉđịnh một nhóm đại diện cho cộng đồng có trách nhiệm thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn và thu phí. Nhóm này cũng báo cáo tình hình tài chính cho người đứng đầu cộng đồng, và nhận sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Các bên sẽ tổ chức một buổi họp để tham vấn ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Cơ cấu tổ chức này khá phổ biến ở Inđônêxia, nơi mà chính quyền địa phương thường quản lý dịch vụ thu gom rác trên cơ sở hợp tác với cộng đồng.

Hình 1.5: Mô hình hợp tác giữa Chính quyền địa phương và Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs) Nguồn: Anschutz, J., 1996 Giám Sát Cung cấp dịch vụ - Trả Phí - Phản hồi về chất lượng dịch vụ

Doanh nghiệp Tư nhân

Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs) Cộng Đồng Người đứng đầu Cộng Đồng Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs) Cộng đồng Thành lập Chính quyền địa phương Báo Cáo Hỗ trợ Kỹ Thuật Cung Cấp Dịch Vụ Trả phí

1.3.2.3. Mô hình kết hợp giữa tổ chức phi chính phủ (NGOs) và tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs)

NGOs và CBOs có thể hợp tác với nhau để quản lý dịch vụ CTR. Sự khác biệt rõ nét nhất giữa 2 tổ chức này là NGOs thường hoạt động ở một phạm vi địa lý rộng lớn, cấp thành phố, cấp vùng, quốc giạ NGOs thường xây dựng hoạt động QLCTR dựa vào cộng đồng như là một dự án phát triển và hợp tác với CBOs khi quản lý các dịch vụ nàỵ Ở mô hình này, NGOs và CBOs cùng có sáng kiến xây dựng dịch vụ QLCTR ởđịa phương. Vai trò của NGOs là giám sát và hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để thiết kế các dịch vụ. Hai bên cùng thống nhất cách thức tổ chức dịch vụ và chỉ định một ủy ban để cung cấp dịch vụ đó cho cộng đồng. Trên thực tế, mô hình này khá phổ biến ở các quốc gia châu Phi, nơi có sự hiện diện của nhiều tổ chức phi chính phủ.

Hình 1.6: Mô hình kết hợp giữa NGOs và CBOs

Nguồn: Anschutz, J., 1996

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)