Khuyến nghị về kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 151 - 154)

3. Mục tiêu nghiên cứu

4.3.2. Khuyến nghị về kinh tế

Trong quá trình phân tích, có thể nhận thấy kinh tế là một khía cạnh chưa bền vững ở mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng. Do vậy, một số khuyến nghị về tài chính được đề xuất như sau:

Các khuyến nghị về cơ chế hỗ trợ, ưu đãi tài chính.

- Hình thành cơ chế hỗ trợ tài chính từ chính quyền trung ương/ chính quyền địa phương. Cơ chế hỗ trợ là hết sức cần thiết vì kết quả phân tích cho thấy khả năng tựđảm bảo nguồn tài chính của cộng đồng là rất khó khăn, đặc biệt là cộng đồng ở khu vực ven đô, khu vực nông thôn có mức thu nhập thấp. Khoản hỗ trợ có thể được bắt nguồn từ Ngân sách Nhà nước hoặc các ưu đãi phi Ngân sách.

+ (i) Khoản trợ cấp từ Ngân sách Nhà nước được thực hiện thông qua khoản chi đầu tư phát triển và chi cho sự nghiệp môi trường. Căn cứ vào các phân tích về chi phí, doanh thu ở chương 3, Luận án đề xuất sự hỗ trợ tài chính từ NSNN cần được thực hiện ở giai đoạn đầu khi mới thiết kế mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng, hoặc được nhắc lại sau một thời gian vận hành từ 3-5 năm. Quy mô tài trợ nên được giới hạn bằng với toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom CTRSHĐT. Các danh mục của chi phí vận hành sẽ do cộng đồng tự trang trảị Như vậy, sự hỗ trợ về chi phí cung ứng dịch vụ QLCTRSH từ phía chính quyền sẽ tạo điều kiện cho mô hình QLDVCĐ có thể hoạt động lâu dàị

+ (ii) Khoản ưu đãi tài chính phi Ngân sách Nhà nước, bao gồm: miễn giảm thuế, giảm lãi suất vay tín dụng và các nguồn hỗ trợ từ quỹ môi trường. Trong thời gian tới cần nới lỏng các quy định này để các nhà cung ứng dịch vụ (DN/ HTX hoặc tổđội thu gom) có thể tiếp cận quỹ vay vốn, mở rộng đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ QLCTRSHĐT.

Các khuyến nghị về phí vệ sinh

- (i) Phí vệ sinh nên được thiết kế một cách linh hoạt tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng và của từng địa phương. Nhưđã phân tích ở chương 3, thực tế

cho thấy mức phí có một số tồn tại, trong đó tập trung chủ yếu là mức phí còn thấp, cứng nhắc, chưa tương xứng để bù đắp chi phí cho nhà cung ứng dịch vụ. Hoàn thiện mức phí thu gom cần được thực hiện theo hướng tạo sự thuận lợi trong quản lý nhưng đồng thời cũng tăng cường chủ động cho các nhà cung cấp dịch vụ trong xác định mức phí. Điều này có nghĩa là Chính phủ chỉ nên đưa mức phí "sàn"; UBND tỉnh/thành phố quyết định mức mức phí tối thiểu dựa theo điều kiện thực tế ở từng địa phương. Mức phí "sàn" được xác định trên nguyên tắc: (i) khuyến khích, thúc đẩy XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSHĐT; (ii) thay đổi quan niệm nộp "phí vệ sinh môi trường" bằng hình thức chi trả "giá vệ sinh môi trường" hoặc "giá thu gom CTRSHĐT". Mức phí cụ thể sẽ do tổ chức cung cấp dịch vụđưa ra trên cơ sở đồng thuận giữa bên cung ứng và người sử dụng dịch vụ tùy theo bối cảnh từng nơi, trong đó bao gồm cả trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên. Cơ chế xác định mức phí sàn sẽ đem lại 2 điểm ưu việt:

+ Một là, khắc phục được sự cứng nhắc và bất cập hiện nay, cũng như tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho nhà cung cấp dịch vụ;

+ Hai là, thể hiện đúng và cụ thể chủ trương XHH của Chính phủ trên quan điểm huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho công tác BVMT nói chung và QLCTRSHĐT nói riêng.

- (ii) Về mức phí vệ sinh. Các kết quả tính toán ở chương 3 cho thấy mức phí hiện nay không bù đắp được chi phí của nhà cung ứng. Trong giai đoạn 2006 - 2016, mức phí đã điều chỉnh từ 3.000đ/người/tháng ở khu vực nội đô năm 2007 lên mức 6.000 đồng/ người/ tháng vào năm 2013 (mức này ở khu vực ngoại thành là 1.500 đồng/ người/ tháng lên 3.000 đồng/ người/ tháng). Mặc dù đã được tăng 100% nhưng có thể thấy thời gian điều chỉnh phí là khá dài, khoảng 6 năm. Bảng 4.8. thể hiện mức phí trung bình một hộ gia đình phải nộp và tỷ lệ phí trên tổng thu nhập của hộ gia đình.

Bảng 4.8: Tỷ lệ phí vệ sinh trung bình so với thu nhập của hộ gia đình ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 - 2016 Năm (VND/hSố phí vệ sinh ộ/tháng) Thu nhập của hộ gia đình (VND/hộ/tháng) Tỷ lệ phí vệ sinh với thu nhập hộ gia đình (%) 2006 6.475,00 2.813.525 0,230 2008 8.175,83 4.018.217 0,203 2010 8.694,17 5.560.842 0,156 2012 10.511,67 7.652.450 0,137 2014 14.981,67 9.088.667 0,165 2016 17.960,83 10.629.533 0,169

Có thể nhận thấy mức phí chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trên tổng thu nhập của hộ gia đình và đang có xu hướng giảm xuống. Điều này hàm ý rằng: tổng số phí vệ sinh hộ gia đình phải nộp tăng chậm hơn so với thu nhập của hộ trong thời gian quạ So sánh tỷ lệ này ở Hà Nội với tỷ lệ ở các nước do UN-Habitat (2010a) khảo sát cho thấy tồn tại một khoảng cách khá xạ Mức phí vệ sinh ở Hà Nội là khá thấp, chiếm từ 0,1 - 0,2% tổng thu nhập của hộ; trong khi đó, mức phí trung bình ở các thành phốđạt tỷ lệ xấp xỉ 1% thu nhập hộ gia đình.

Bảng 4.9: Mức phí thu gom CTR ở một số thành phố trên thế giới năm 2010 Thành phố Quốc gia Mức phí hàng tháng

theo hộ gia đình (USD)

Tỷ lệ phí trên thu nhập hộ gia đình (%)

Adelaide Úc 8,0 0,21

Belo Horizonte Brazil 3,9 - 7,9 3,60

Canete Peru 3,0 - 3,9 0,90

Dhaka Bangladesh 1,0 2,00

Côn Minh Trung Quốc 0,35 - 1,45 1,00

Moshi Tanzania 1,0 0,30

San Francisco Hoa Kỳ 22,0 1,43

Trung bình 8,0 0,98

Nguồn: UN-Habitat - 2010a

Kết quả nghiên cứu và tính toán mức WTP của hộ gia đình ở 2 mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội đã cho thấy mức WTP bình quân là 35.000 đồng/ hộ/ tháng ở khu vực Nhân Chính và 25.000 đồng/ hộ/ tháng cho khu vực Sài Sơn. Như vậy, mức sẵn lòng chi trả cao của hộ gia đình cao gấp 1,5 - 2 lần so với mức phí hiện tạị Căn cứ vào hiện trạng kém bền vững về kinh tế của 2 mô hình QLDVCĐ, căn cứ vào mức WTP của hộ gia đình trong 2 mô hình này, và căn cứ vào mặt bằng chung về mức phí ở các quốc gia khác; nghiên cứu đề xuất tăng mức phí vệ sinh lên 1,5 lần so với mức phí hiện tạị Cụ thể hóa cho từng khu vực, mức phí vệ sinh ở khu vực nội đô là 9.000 đồng/ người/ tháng; mức phí cho người dân ở khu vực ngoại thành là 4.500 đồng/ người/ tháng.

Phí vệ sinh nên được điều chỉnh theo chu kỳ từ 2 - 3 năm để phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, phù hợp với nhu cầu cải thiện chất lượng dịch vụ công của người dân khi mà chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng caọ Trong tương lai, phí sẽ tiếp tục được điều điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với mục tiêu là bù đắp toàn bộ chi phí QLCTRSH (bao gồm cả thu gom, vận chuyển và xử lý).

- (iii) Về cách thức thu phí: thu đầy đủ phí vệ sinh cũng là một yêu cầu quan trọng đểđảm bảo nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ. Kết quảđiều tra hộ gia đình ở 2 dịa bàn nghiên cứu cho thấy, vẫn còn một tỷ lệ nhất định hộ gia đình chưa nộp phí hoặc tìm cách giảm thiểu số phí phải nộp. Vì vậy, một vài giải pháp cần được đưa ra để khắc phục tình trạng nàỵ

+ Một là, ban hành chế tài và nâng cao năng lực thực thi chế tài trên thực tế nếu các thành viên trong cộng đồng không tuân thủ các quy định về đóng góp tài chính. Một biện pháp có thể được học hỏi từ kinh nghiệm thành công ở Indonesia là chính quyền địa phương từ chối xác nhận/ cung cấp các giấy tờ hành chính cho hộ gia đình không đóng phí (Anschutz, J., 1996). Với cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin chặt chẽ như hiện nay giữa nhà cung ứng dịch vụ và chính quyền địa phương, biện pháp này hoàn toàn có thể triển khai trên địa bàn Hà Nội để giảm sự thất thoát phí.

+ Hai là, thay đổi phương thức thu phí. Bản chất của hàng hóa dịch vụ môi trường là HHCC. Nếu hộ gia đình không đóng phí vệ sinh, họ vẫn có thể vứt rác ở những khu đất trống và hoạt động thu gom vẫn phải thực hiện vì rác thải có thể gây ra ngoại ứng tiêu cực. Kinh nghiệm của một số cộng đồng tại Inđonesia cho thấy, nếu gắn phí vệ sinh với hóa đơn tiền điện, nước thì tỷ lệ chi trả của hộ gia đình tăng lên rất cao vì điện và nước là hàng hóa có khả năng loại trừ. Nếu hộ gia đình không trả phí vệ sinh, họ sẽ bị cắt điện hoặc nước. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang tích hợp phí nước thải trên hóa đơn tiền nước. Do vậy, việc tích hợp phí vệ sinh vào hóa đơn điện nước hoàn toàn mang tính khả thị

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)