Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu để đánh giá sự sẵn lòng chi trả của hộ gia

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 69)

3. Mục tiêu nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu để đánh giá sự sẵn lòng chi trả của hộ gia

ca h gia đình nhm ci thin h thng QLCTRSHĐT da vào cng đồng

Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM - Contingent Valuation Method)được tác giả lựa chọn sử dụng với mong muốn lượng hóa sự sẵn lòng chi trả (WTP- Willingness To Pay) của hộ gia đình cho những thay đổi tích cực trong dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSHĐT trên 2 địa bàn nghiên cứụ Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất để xác định giá trị phi sử dụng của tài nguyên và môi trường. Mặc dù có nhiều phê phán liên quan đến tính giả định trong quá trình điều tra và xây dựng kịch bản nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn dựa vào cách tiếp cận này trong khi tính toán giá trị phi sử dụng. Quy trình đánh giá được thực hiện như sau:

(i) Thảo luận nhóm (Focus group discussions - FDGs)

Để xây dựng bảng hỏi phù hợp với điều kiện nghiên cứu, hai cuộc thảo luận nhóm đã được tiến hành trong tháng 8 năm 2016. Cuộc thảo luận nhóm thứ nhất (1) được tiến hành với đối tượng là đại diện của chính quyền địa phương và nhà cung cấp dịch vụ trên 2 địa bàn nghiên cứụ Nội dung của cuộc thảo luận xoay quanh 2 vấn đề chính: (i) những khó khăn, trở ngại mà hệ thống QLCTRSHĐT ởđịa phương đang gặp phải; (ii) các đề xuất để nâng cao chất lượng dịch vụ CTRSHĐT và cải thiện môi trường. Đây là những thông tin quan trọng làm căn cứđể tác giả xây dựng và hoàn chỉnh kịch bản. Cuộc thảo luận nhóm thứ hai (2) được tiến hành với 8 hộ gia đình trên từng địa bàn nghiên cứụ Trong cuộc thảo luận, hộ gia đình được hỏi 3 nhóm nội dung chính, bao gồm: (i) nhóm nội dung liên quan đến hiện trạng và đánh giá chất lượng dịch vụ CTRSHĐT ở địa phương; (ii) nhóm nội dung liên quan đến nhận thức của hộ gia đình vềảnh hưởng của CTRSHĐT tới sức khỏe và môi trường; (iii) nhóm nội dung về nguyện vọng, mong muốn cải thiện dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSHĐT từ phía hộ gia đình. Những thông tin từ 2 cuộc điều tra sẽ được tác giả tích hợp làm căn cứ để xây dựng các kịch bản vừa phù hợp với điều kiện và đề xuất của chính quyền địa phương, vừa đáp ứng được mong muốn của hộ gia đình với tư cách là người sử dụng dịch vụ. Cũng trong cuộc thảo luận này, những người tham gia được hỏi có sẵn sàng chi trả một khoản tiền để thực hiện cải thiện này hay không. Các cá nhân trả lời "Có" sẽ được hỏi về mức sẵn lòng chi trả của hộ trong một (1) tháng. Để xác định số lượng các mức chi trả và khoảng cách giữa các mức hợp lý, câu hỏi đóng mở (Open-ended questions)được sử dụng để hỏi hộ gia đình về "mức sẵn lòng chi trả cao nhất cho cải thiện dịch vụ CTRSHĐT". Sau khi thảo luận nhóm với 8 hộ ở mỗi địa bàn, 5 mức sẵn lòng chi trả được xác định là: 5.000đ;

10.000đ; 20.000đ; 25.000đ và 30.000đ. Dựa trên các mức này, dải sẵn lòng chi trả được chỉnh sửa và thiết kế dưới dạng Thẻ thanh toán (Payment card) trong bảng hỏị

(ii) Điều tra thử (Pre-test)

Với mong muốn thu thập thêm thông tin để chỉnh sửa bảng hỏi, đặc biệt là để hoàn thiện dải sẵn lòng chi trả, tác giả đã tiến hành điều tra thử 30 hộ gia đình ở 2 địa bàn nghiên cứụ Tại các cuộc điều tra thử, các mức WTP trong phỏng vấn sâu đã được sử dụng. Tuy nhiên, người điều tra cũng hỏi thêm các câu hỏi mở về mức WTP để người dân tự phát biểụ Kết quả là trong số 20 mức ở dải sẵn lòng chi trảđược thiết kế, có thêm 8 mức được lựa chọn, nâng tổng mức chi trảđược lựa chọn là 13 mức. Trên cơ sởđó, dải sẵn lòng chi trả được thiết kế trong thẻ thanh toán theo thứ tự tăng dần với mức chi trả thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là trên 65.000 đồng.

(iii) Mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả

Theo Nkansah (2015), mô hình Tobit đã được Tobin phát triển vào năm 1958 và được sử dụng đểđánh giá mức WTP cho cải thiện hệ thống QLCTR. Do mức WTP trong nghiên cứu có giới hạn từ 0 đến 13 hay biến phụ thuộc có dạng số liệu kiểm duyệt, nên mô hình Tobit cũng được tác giả sử dụng đểước tính các yếu tốảnh hưởng đến mức WTP của hộ gia đình trên 2 địa bàn Nhân Chính và Sài Sơn. Khi đó hệ số ước lượng từ mô hình Tobit bằng phương pháp Cực đại hợp lý (Maximum Likelihood - ML) sẽ cho kết quảước lượng tốt hơn so với phương pháp OLS.

Mô hình Tobit được trình bày như sau:

Trường hợp (*) nếu > 0 Và (**) nếu y1* <=0

Trong đó: Y là biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu này Y là các mức WTP được mã hóa từ 0 (không sẵn lòng chi trả) và tăng dần theo số tiền sẵn sàng chi trả.

- β: là hệ số hồi quy của mô hình - ui là sai số

- Xi: Các biến độc lập

Một số nghiên cứu thực hiện tại các nước đang phát triển cho thấy mức WTP cho cải thiện dịch vụ CTR chịu ảnh hưởng của các yếu tố: tuổi tác, thu nhập, quy mô

thương mại, dịch vụ. Trong giai đoạn 2006-2016, nhiều khu đô thị và KCN hiện đại được quy hoạch; các hoạt động thương mại và dịch vụ gia tăng do sự phát triển các điểm du lịch của xã.

Dân số ở xã Sài Sơn có quy mô và tốc độ tăng khá caọ Theo số liệu thống kê của UBND xã, tính đến tháng 10 năm 2016 toàn xã có 20.067.000 nhân khẩu, chia thành 5.725 hộ. Tốc độ tăng dân số trung bình là 1,27%/năm, cao hơn so với mặt bằng chung 1,0% ở Hà Nộị

Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số được xem như những nhân tố chính làm hiện trạng môi trường ở địa bàn xã có xu hướng xấu đị Ô nhiễm bụi từ hoạt động xây dựng KCN và khối lượng CTRSHĐT gia tăng là 02 vấn đề môi trường đáng quan ngại nhất ở xã. Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương đã phối hợp với cộng đồng để xây dựng mô hình thu gom và vận chuyển rác thải khá thành công, đem lại những hiệu ứng tích cực về môi trường trên địa bàn.

Lịch sử hình thành mô hình quản lý CTRSHĐT dựa vào cộng đồng

Trước năm 2006, mọi hoạt động liên quan đến CTRSHĐT ở xã Sài Sơn đều do các hộ gia đình tự giải quyết. CTRSHĐT thường được đốt, chôn lấp hoặc đơn giản là vứt tại một khu đất trống hoặc ao hồ. Trong toàn xã, không có một tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác thảị Tại thời điểm đó, ý thức của cộng đồng về BVMT còn khá thấp, đa phần người dân cho rằng rác thải không ảnh hưởng gì đến môi trường, sức khỏe và cuộc sống của họ. Do vậy, CTRSHĐT "có mặt" ở khắp mọi nơi, từ đường phố, ao hồ, bãi đất trống gây ô nhiễm nguồn nước mặt trầm trọng ởđịa phương.

Năm 2006 đánh dấu sự thay đổi trong công tác QLCTRSHĐT ở Sài Sơn. Sự phát triển về kinh tế và dân số đã làm gia tăng khối lượng CTRSHĐT trong xã. Cùng với đó là chủ trương BVMT của Nhà nước và tỉnh Hà Tây cũ bắt đầu lan tỏa xuống cơ sở. Trình độ dân trí của người dân cũng ngày một nâng cao khi họ bắt đầu nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực của CTRSHĐT tới môi trường và sức khỏẹ Sài Sơn có sự thay đổi lớn khi quyết định tiến hành thí điểm mô hình thu gom do cộng đồng tự thành lập, tự làm, và tự duy trì ở 3 thôn: Sài Khê, Đa Phúc và Năm Trạị Mô hình bắt đầu hoạt động vào năm 2006 thông qua phương thức: từng thôn sẽ cử ra một tổ, gồm 2-4 người, có nhiệm vụ thu gom rác và đem đổ tại điểm quy định. Hộ gia đình trong thôn sẽ đóng một khoản tiền để thù lao cho tổ thu gom. Bước đầu chính quyền và người dân đã nhận thấy những thay đổi tích cực: đường

phố sạch hơn, giảm đáng kể lượng CTRSH bị đổ bỏ ở ao hồ và các khu đất trống. Mô hình này tiếp tục được nhân rộng ở các thôn khác và triển khai toàn xã vào cuối năm 2009.

Cơ cấu tổ chức mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở xã Sài Sơn

Khác với phường Nhân Chính, mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở xã Sài Sơn là mô hình tiêu biểu cho sự kết hợp giữa cộng đồng và chính quyền địa phương.

Trong mô hình, các bên tham gia bao gồm: (i) Cộng đồng địa phương; (ii) Tổ/ đội cung cấp dịch vụ CTRSHĐT; (iii) Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs); và (iv) UBND xã.

-(i) Cộng đồng địa phương bao gồm toàn bộ các hộ gia đình thụ hưởng dịch vụ QLCTRSHĐT và có trách nhiệm trả một khoản phí nhất định. Cộng đồng được tham vấn và hỏi ý kiến về việc lựa chọn tổ/đội cung cấp dịch vụ, và đặc biệt là được nêu ý kiến về mức phí vệ sinh. Họ cũng có quyền phản ánh về chất lượng dịch vụ tới CBOs.

-(ii) Chủ thế thứ 2 là tổ/ đội cung cấp cung cấp dịch vụ CTRSHĐT. Trong mô hình này, tổ/đội sẽ cung ứng dịch vụ thu gom từ các hộ gia đình đến các bãi tập kết rác thảị Phân đoạn vận chuyển rác thải đến các khu xử lý sẽ được thực hiện bởi Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai theo hợp đồng ký kết giữa công ty và Phòng TN&MT huyện Quốc Oaị Quy mô của nhà cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào diện tích và số dân của từng thôn. Tổ/ đội cung cấp dịch vụ là nhóm được CBOs lựa chọn. Họ có thể thu phí trực tiếp từ hộ gia đình hoặc nhận phí thông qua trưởng thôn.

-(iii) Chủ thể thứ 3 là Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs). CBOs bao gồm: trưởng thôn (6 trưởng thôn) và đại diện chi hội Phụ nữ của 6 thôn tương ứng. Tổ chức này có quyền lựa chọn tổ/ đội cung cấp dịch vụ, thiết kế dịch vụ và đề nghị tổ/ đội cung cấp dịch vụ thực hiện theo đúng yêu cầu của mình. CBOs sẽ phối hợp với UBND xã và tham vấn ý kiến của hộ gia đình để quyết định mức phí vệ sinh. Đây cũng là chủ thể mà hộ gia đình có thể phản ánh những thắc mắc về chất lượng dịch vụ thu gom CTRSHĐT.

-(iv) Chủ thế cuối cùng là UBND xã Sài Sơn. UBND xã đóng vai trò thứ yếu trong mô hình. Họ không hỗ trợ về kỹ thuật và cũng không đủ tiềm lực để hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, UBND có vai trò quan trọng trong việc truyền tải định hướng chủ trương XHH trong BVMT tới từng thôn. Đồng thời, UBND khuyến khích, tuyên truyền vận động từng cá nhân trong cộng đồng ủng hộ và nghiêm chỉnh thực hiện hoạt động quản lý chất thảị UBND cũng đóng vai trò trung gian, hòa giải các mâu thuân, tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.

Hình 3.7 dưới đây mô tả cơ cấu tổ chức của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở xã Sài Sơn.

Hình 3.7: Cơ cấu tổ chức mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở xã Sài Sơn

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

3.4. Phân tích tính bền vững của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng qua 02 nghiên cứu ở Thành phố Hà Nội

Căn cứ vào các chỉ tiêu được đề xuất, hoạt động của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng trên 2 địa bàn nghiên cứu sẽđược xem xét và phân tích trên 4 khía cạnh như saụ

3.4.1. Nhóm ch tiêu trên khía cnh kinh tế

Đối với bất cứ mô hình nào, bền vững về kinh tế là một phần quan trọng để duy trì hoạt động trong mô hình. Các chỉ tiêu trên khía cạnh kinh tế sẽ được phân tích cụ thể dưới đâỵ

(1) Tỷ lệ thu hồi chi phí của dịch vụ QLCTRSHĐT

Theo Klundert (2001), tỷ lệ thu hồi chi phí là tỷ lệ giữa doanh thu từ hoạt động QLCTR với tổng chi phí dành cho hoạt động nàỵ Cardone, R. (2013) lại đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn; theo đó, thu hồi chi phí là việc bù đắp tất cả các chi phí dịch vụ cung cấp nước sạch, hoặc vệ sinh môi trường đô thị đểđảm bảo dịch vụ được bền vững lâu dàị Mặc dù còn có nhiều tranh cãi, nhưng đây vẫn được coi là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá tính bền vững về tài chính trong mô hình QLCTRSHĐT. Bảng dưới đây thể hiện các số liệu về chi phí, doanh thu và đặc biệt là tỷ lệ thu hồi chi phí ở 2 địa bàn nghiên cứụ UBND Xã CĐạộng i DiĐồện ng Đơn Vị Thực Hiện Dịch Vụ Cộng Đồng Phối hợp Lựa chọn Cung cấp Dịch Vụ Trả Phí Dịch Vụ

Bảng 3.3: Doanh thu và chi phí hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSHĐT ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn năm 2016

Nhân Chính Sài Sơn Thu gom Thu gom và

vận chuyển Thu gom

1. Chi phí thu gom (VNĐ/năm) 3.567.497.600 5.898.565.782 646.196.933 2. Chi phí trên 1 tấn CTRSHĐT (VNĐ/tấn) 241.271 398.923 130.634 3. Doanh thu (VNĐ/năm) 2.509.778.304 5.998.572.942 644.391.504

4. Tỷ lệ thu hồi chi phí 0,70 1,02 1,00

Nguồn: HTX Thành Công và tổ thu gom - xã Sài Sơn

Mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Nhân Chính và Sài Sơn có sự khác biệt về phạm vi cung ứng dịch vụ. Nếu như ở Sài Sơn, chỉ có phân đoạn thu gom được thực hiện thì ở mô hình Nhân Chính vận chuyển là phân đoạn được HTX Thành Công cung ứng thêm theo hợp đồng với Sở Xây dựng Hà Nộị Số liệu từ bảng 3.3 cho thấy sự chênh lệch khá lớn về chi phí giữa 2 địa bàn nghiên cứụ Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhaụ Một là, sự khác biệt về dịch vụ cung cấp. Dịch vụ thu gom ở phường Nhân Chính được thực hiện với thời gian, tần suất nhiều hơn và phạm vi cung ứng dịch vụ rộng hơn ở Sài Sơn. Do vậy, các chi phí cho số lượng nhân công thu gom, phương tiện và dụng cụ thu gom cũng gia tăng tương ứng. Hai , chi phí cho nhân lực thu gom làm việc toàn phần thời gian ở Nhân Chính là 5.100.000VNĐ/ người/ tháng, cao gấp 3 lần so với chi phí nhân công làm việc bán thời gian ở Sài Sơn. Ba là, ở mô hình Nhân Chính danh mục chi phí nhiều hơn, bao gồm: chi phí hoạt động; chi phí đầu tư (mua phương tiện vận chuyển và thu gom) và chi phí quản lý; trong khi ở Sài Sơn danh mục chi phí chỉ bao gồm chi phí hoạt động, chi phí đầu tư bằng 0 do chi tiêu này được quỹ thôn trợ cấp toàn bộ. Giống như nhiều DN khác hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ môi trường, chi phí thu gom cao là một rào cản lớn cho HTX Thành Công khi họ muốn tối đa lợi ích kinh tế trong phân đoạn này

Tỷ lệ thu hồi chi phí của hoạt động thu gom, vận chuyển ở Nhân Chính và Sài Sơn được tính toán và thể hiện trong bảng 3.3. Đối với Nhân Chính, có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ thu hồi chi phí trên phân đoạn thu gom là khá thấp, chỉ đạt 0,70. Như vậy, nếu chỉ tính nguồn thu từ phí vệ sinh của hộ gia đình thì HTX sẽ không thể bù đắp được chi phí thu gom và càng không thể bù đắp thêm chi phí vận

chuyển. Điều này cho thấy nếu chỉ xem xét dưới góc độ thị trường, nghĩa là giữa nhà cung ứng và người sử dụng, thì rõ ràng sự chi trả của người tiêu dùng khi thụ hưởng dịch vụ là chưa thỏa đáng, doanh nghiệp bị thua lỗ khi cung ứng phân đoạn này trên thị trường. Trên thực tế, nguồn thu chính thức của HTX chính là khoản thu phí vệ sinh từ hộ gia đình. Tuy nhiên, HTX hoàn toàn không được quyền quyết định mức phí nàỵ Mức thu 6.000 đồng/ người/ tháng bị giới hạn theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, đó là chưa kể khoản phí thu gom còn bị thất thu do nhiều nguyên nhân khác nhaụ Đây cũng là tình trạng chung của nhiều Công ty/ HTX cung ứng dịch vụ môi trường ở các đô thị trong và ngoài nước. Để giải được bài

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)