3. Mục tiêu nghiên cứu
3.6.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra trên 2 địa bàn nghiên cứu
Với quy mô điều tra 358 hộ trên địa bàn Nhân Chính, và 146 hộở Sài Sơn, các mức WTP được mã hóa từ 0 (mức không sẵn lòng chi trả) và tăng dần theo số tiền sẵn sàng chi trảđược thống kê cụ thể trong bảng 3.19. dưới đâỵ
Bảng 3.19: Phân bố hộ gia đình theo mức sẵn lòng chi trả ở Nhân Chính và Sài Sơn
WTP Mức sẵn lòng chi trả Nhân Chính Sài Sơn Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % 0 Không sẵn lòng chi trả 33 9.22 9 6.16 1 - 5.000 đ/tháng 8 2.23 12 8.22 2 - 10.000đ/tháng 8 2.23 0 0.00 3 - 15.000đ/tháng 21 5.87 35 23.97 4 - 20.000đ/tháng 28 7.82 12 8.22 5 - 25.000đ/tháng 30 8.38 44 30.14 6 - 30.000đ/tháng 52 14.53 10 6.85 7 - 35.000đ/tháng 61 17.04 4 2.74 8 - 40.000đ/tháng 31 8.66 5 3.42 9 - 45.000đ/tháng 16 4.47 3 2.05 10 - 50.000đ/tháng 19 5.31 4 2.74 11 - 55.000đ/tháng 3 0.84 5 3.42 12 - 60.000đ/tháng 23 6.42 0 0.00 13 -> 65.000đ/tháng 25 6.98 3 2.05 Total Tổng 0 0.00 0 0.00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
Mẫu khảo sát ở địa bàn Nhân Chính cho thấy: 9,22% số hộ không sẵn sàng chi trả ở bất cứ mức phí nàọ Tỷ lệ hộ gia đình sẵn lòng chi trả ở mức 7, tương đương với mức 35.000đ/ hộ/ tháng, đạt mức cao nhất là 17,04%. Một số hộ gia đình sẵn lòng chi trả cao hơn để cải thiện dịch vụ CTRSHĐT; tuy nhiên, tỷ lệ này giảm dần khi mức phí tăng. Ở mẫu khảo sát của địa bàn Sài Sơn, kết quả cho thấy 6,16% số hộ không sẵn lòng chi trả. Tỷ lệ hộ gia đình sẵn lòng chi trả tập trung ở mức 5 đạt mức cao nhất, 30.14%, tương đương 25.000đ/ hộ/ tháng. Bảng 3.20 thể hiện đặc điểm của mẫu điều tra trên 2 địa bàn nghiên cứụ
Bảng 3.20: Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình
Biến Giải thích biến Số quan sát Mean Std. Dev. Min Max Chung
WTP Mức sẵn lòng chi trả 504 5.83 3.48 0.00 13.00 Lnthubqh Logarit(thu nhập bình quân) 504 9.46 0.61 8.29 10.31 Gender Giới tính nữ nếu nhận giá trị 1, là
nam nếu nhận giá trị bằng 0 504 0.44 0.50 0 1 Schooling Số năm đi học 504 8.41 1.99 2 19
Size Số người trong hộ 504 3.92 1.57 1 7
Age Tuổi của người trả lời 504 37.18 3.67 28 62
Địa bàn: Nhân Chính
WTP Mức sẵn lòng chi trả 358 6.48 3.60 0.00 13.00 Lnthubqh Logarit(thu nhập bình quân) 358 9.86 0.60 8.29 10.31 Gender Giới tính nữ nếu nhận giá trị 1, là
nam nếu nhận giá trị bằng 0 358 0.42 0.49 0 1 Schooling Số năm đi học 358 8.98 1.64 4 19
Size Số người trong hộ 358 3.79 1.33 1 6
Age Tuổi của người trả lời 358 35.63 2.79 28 44
Địa bàn: Sài Sơn
WTP Mức sẵn lòng chi trả 146 4.84 2.81 0.00 13.00 Lnthubqh Logarit(thu nhập bình quân) 146 9.19 0.62 8.16 10.14 Gender Ginam nới tính nữ nếu nhận giá trị 1, là
ếu nhận giá trị bằng 0 146 0.51 0.5 0 1 Schooling Số năm đi học 146 7.01 2.11 2 16
Size Số người trong hộ 146 4.13 1.49 2 7
Age Tuổi của người trả lời 146 40.97 2.69 35 62
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
Ở địa bàn Nhân Chính, có thể nhận thấy mức WTP bình quân của các hộ gia đình đạt mức 6,48; tương đương 35.000 đồng/ hộ /tháng; mức WTP thấp nhất là 0 (không sẵn lòng chi trả) và cao nhất là 13 (trên 65 nghìn đồng/ tháng). Thu nhập bình quân hộ/tháng là 21.100.000 đồng (logarit bằng 9,86). Số năm đi học bình quân của các chủ hộ gia đình được khảo sát đạt 8,98 năm. Kết quả này cao hơn so với số năm đi học trung bình trên cả nước là 6,7 năm được tính toán từ bộđiều tra VHLSS năm 2016. Tuổi trung bình của người trả lời là 35,63 và số người trả lời là nữ chiếm 42%.
Bảng 4.7: Phân tích SWOT đối với mô hình Cộng đồng tự tổ chức với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương
• Điểm mạnh
1. Đạt kết quả thực thi tốt trên khía cạnh môi trường;
2. Tạo cơ hội việc làm cho lao động địa phương; 3. Đem lại thu nhập ổn định cho người lao động; 5. Tỷ lệ người dân nộp phí cao;
6. Đạt được sựđồng thuận cao; 7. Cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ;
8. Ít phụ thuộc vào nguồn vốn của Nhà nước.
• Điểm yếu
1. Tiềm ẩn nguy cơ không bền vững về kinh tế; 2. Nguồn lực nhỏ bé, hạn hẹp;
3. Phương tiện hoạt động thô sơ, đơn giản; 4. Chu trình quản lý bị cắt khúc, chưa tham gia vào phân đoạn vận chuyển, xử lý CTRSHĐT; 5. Chất lượng dịch vụ chưa được đánh giá tốt; 6. Tính pháp lý, minh bạch và cơ chế quản lý còn yếu, thiếu cơ chế giám sát và chế tàị
• Cơ hội
1. Được Chính phủ ủng hộ dưới chủ trương XHH. Các văn bản tiếp tục được sửa đổi, ban hành với nhiều ưu đãi dành cho các tổ chức tham gia hoạt động XHH trong BVMT; 2. Phù hợp với xu hướng quản lý từ dưới lên ở nhiều đô thị khác trong khu vực;
3. Nhận thức của người dân về chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong cung ứng dịch QLCTRSH ngày càng được cải thiện.
• Thách thức
1. Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số tiếp tục gây ra áp lực về QLCTRSHĐT;
2. Suy thoái kinh tế làm giảm chi tiêu của người dân, từ đó gây ra trở ngại trong việc tăng phí vệ sinh;
3. Cơ chế chính sách về QLCTRSH dựa vào cộng đồng chưa được xây dựng chuyên biệt; 4. Chịu sự cạnh tranh của DN/HTX tham gia cung ứng dịch vụ QLCTRSH
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
• Những điểm mạnh
- Tương tự như mô hình kết hợp giữa Cộng đồng và Công ty/HTX, ở mô hình này, thực thi về môi trường đạt kết quả khá tốt. Tỷ lệ thu gom cao hơn so với mức chung ở các khu vực khác, các hộ gia đình đều được tiếp cận với dịch vụ thu gom là những nhân tố tích cực đem lại bức tranh khả quan dưới góc độ môi trường.
- Trên phương diện xã hội, mô hình cũng có những đóng góp cho địa phương bằng cách tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động làm việc ởđơn vị cung ứng dịch vụ.
-Sự đồng thuận và tự nguyện. Trong mô hình, cộng đồng là người khởi xướng mô hình quản lý, chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ cho cộng đồng. Địa
phương nào thành lập và hoạt động theo mô hình như vậy thì chứng tỏ cộng đồng (dân cư) ởđó đã có sự đồng thuận và tự nguyện đối với hoạt động QLCTRSH. Một trong những minh chứng thể hiện sự đồng thuận và tự nguyện này là văn bản thảo luận hay hương ước với sự thảo luận dân chủ về đóng góp kinh phí, sức lao động cho vệ sinh môi trường. Sự đồng thuận và tự nguyện này sẽ tạo thuận lợi cho tổ/ đội huy động sự đóng góp từ cộng đồng.
- Cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ phù hợp với địa bàn dân cư nhỏ, linh hoạt trong mối quan hệ cộng đồng dân cư. Thông thường tổ/ đội vệ sinh môi trường thích ứng với cộng đồng dân cưở quy mô làng, thôn hoặc liên thôn. Do quy mô địa bàn phụ trách thu gom nhỏ nên mối quan hệ giữa tổ, đội vệ sinh môi trường và cộng đồng dân cư (các hộ gia đình, hộ kinh doanh) khá chặt chẽ và hiểu biết lẫn nhaụ
- Ít phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Khác với hình thức doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích (URENCO), do tính chất hợp tác mà các tổ/đội vệ sinh môi trường đều ít phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước ngay từ khi thành lập và cả trong hoạt động. Khi thành lập hầu hết các phương tiện hoạt động (xe chở rác, dụng cụ lao động…) cũng như tài chính cho hoạt động thường là do các thành viên trong cộng đồng đóng góp. Điều này làm giảm bớt gánh nặng cho chi ngân sách địa phương.
• Những điểm yếu
Những khó khăn tồn tại của loại hình tổ/đội vệ sinh môi trường cũng lại bắt nguồn từ tính chất hoạt động và quy mô tổ chức của loại hình nàỵ
- Kém bền vững về tài chính là điểm trừ lớn trong mô hình. Cũng giống như mô hình kết hợp giữa Cộng đồng và Công ty/ HTX, mức phí cố định và thiếu vắng các chế tài cần thiết để thu đủ phí là nguyên nhân khiến cho doanh thu của nhà cung ứng dịch vụ bị hạn chế, không đủ nguồn lực tài chính cho hoạt động tái đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ .
-Nguồn lực nhỏ bé, hạn hẹp. Sự hạn chế về nguồn lực (cả về kinh phí, phương tiện hoạt động, kiến thức và kinh nghiệm quản lý) đã quy định trước sự giới hạn không chỉ về quy mô, phạm vi địa bàn hoạt động (cụm dân cư, khối phố…) mà còn cảở một số khâu nhất định của tổ/đội vệ sinh môi trường. Tổ/ đội vệ sinh môi trường chỉ đủ năng lực đảm nhận việc thu gom và chuyển CTRSH đến điểm tập trung của xã (không nhất thiết là bãi rác mà có thể chỉ là nơi trung chuyển). Sự ngắt quãng này sẽ gây nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt bị tồn đọng..
- Phương tiện hoạt động thô sơ, đơn giản. Sự hạn chế về nguồn lực cũng đồng nghĩa với giới hạn về phương tiện, công cụ thu gom, vận chuyển và con ngườị Phương tiện, công cụ hoạt động của tổ/ đội khá thô sơ, trang bị bảo hộ lao động cũng đơn giản. Sự
thiếu thốn này dễ gây tác động xấu tới sức khỏe của người lao động nói chung vì hoạt động thu gom chất thải được xếp vào dạng hoạt động độc hại, cần phải có dụng cụ lao động và quần áo bảo hộ lao động phù hợp.
- Tính pháp lý, minh bạch và cơ chế quản lý còn yếụ Điều này có thể được bắt nguồn từ những cam kết mang tính chất tự nguyện trên cơ sởđặt lòng tin giữa Cộng đồng và nhà cung ứng dịch vụ. Do vậy các quy định về quyền lợi, trách nhiệm giữa các bên thường không được cụ thể hóa bằng văn bản một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, văn hóa làng xã với các mối quan hệ ràng buộc trong cộng đồng khiến cho cơ chế giám sát và thực thi chế tài hoàn toàn "vắng mặt". Đây là một hạn chế lớn của mô hình vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự tuân thủ của các chủ thể, từđó tác động đến tính bền vững của mô hình.
4.2. Định hướng hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thịdựa vào cộng đồng theo hướng bền vững dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững
Để hướng tới việc xây dựng và duy trì mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng một cách bền vững, Chính phủ cần đặt ra các nguyên tắc trong hoạch định và xây dựng chính sách như saụ
4.2.1. Nguyên tắc trong hoạch định và xây dựng chính sách
• Tạo "sân chơi" công bằng cho mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia vào công tác QLCTRSHĐT.
• Ưu tiên phát huy, áp dụng những sáng kiến của cộng đồng trong QLCTRSHĐT và thực hiện nguyên tắc quản lý tổng hợp: gắn kết, lồng ghép các kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và BVMT theo hướng phát triển bền vững của địa phương.
• Khuyến khích sự tham gia chủ động của cộng đồng, của mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức trong công tác QLCTRSHĐT theo phương châm "tổ chức nào hiệu quả thì ưu tiên, ưu đãi và tạo điều kiện tối đa".
4.2.2. Định hướng xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng đô thị dựa vào cộng đồng
Cơ sở xác định định hướng phát triển mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng là căn cứ vào chủ trương XHH hoạt động BVMT của Chính phủ. Hiện tại, mô hình QLDVCĐ ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được định hướng ở tầm quản lý vĩ mô nên thiếu sự phối hợp, liên kết và hiệu quả trong quá trình hoạt động. Do vậy, định hướng phát triển mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng cần được xác định như sau:
• Khuyến khích hình thành và phát triển các nhà cung cấp dịch vụ CTRSHĐT (Doanh nghiệp, HTX, tổ/đội) theo nguyên tắc bình đẳng và hiệu quả. "Bình đẳng" là không phân biệt thành phần sở hữu hay loại hình hoạt động. "Hiệu quả" là tác động tích cực cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Định hướng này sẽ tạo "sân chơi" công bằng cho các nhà cung cấp dịch vụ.
•Thực hiện cơ chế "người gây ô nhiễm phải trả tiền", "người được hưởng lợi phải trả tiền". Theo lộ trình dài hạn, cộng đồng phải chịu trách nhiệm về lượng CTRSH mà họ phát sinh, bao gồm toàn bộ chi phí quản lý từ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chính quyền địa phương chỉ chịu trách nhiệm chi trả chi phí QLCTR tại các khu vực công cộng; và một phần kinh phí trợ cấp cho người nghèọ
• Thay đổi quan niệm nộp "phí vệ sinh môi trường" bằng hình thức "chi trả giá vệ sinh môi trường" hoặc "giá thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSHĐT". Cách thay đổi này sẽ tạo động lực để các thành phần tham gia thị trường đạt được sự cân bẳng nhanh hơn, thuận theo định hướng thị trường. Khi đó, mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng sẽđạt được bền vững.
•Khuyến khích sự liên kết, phối hợp trong hoạt động, tạo sự phân công lao động hợp lý giữa các mô hình hoạt động. Định hướng này không chỉ khắc phục tình trạng mô hình quản lý gẫy khúc (chưa tham gia vào phân đoạn vận chuyển và xử lý CTRSHĐT) mà còn hướng tới phát huy những ưu thế, liên kết trong hoạt động cung cấp dịch vụ CTRSHĐT.
4.2.3. Định hướng xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách
Những tổng kết và đánh giá chính sách liên quan đến QLCTRĐT cho thấy cần có các định hướng như sau:
• Xây dựng nền tảng pháp lý cho QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng trên cơ sở hệ thống chính sách về XHH trong lĩnh vực BVMT.
• Tạo "sân chơi" bình đẳng cho các nhà cung cấp dịch vụ trong mô hình. "Sân chơi" cần hướng tới là tạo lập thị trường cho dịch vụ CTR.
• Khắc phục những điểm không đồng nhất trong các quy định về chính sách, cơ chế quản lý hiện hành.
4.3. Một số khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững
Căn cứ vào các phân tích nêu trên, một số khuyến nghị chính sách được đề xuất như sau:
4.3.1. Khuyến nghị về cơ chế chính sách
• Chính phủ cần ban hành một văn bản pháp quy chuyên biệt về XHH trong lĩnh vực QLCTR, trong đó xem xét cụ thể quyền hạn, trách nhiệm, vai trò của cộng đồng; cơ chế phối kết hợp giữa cộng đồng với các chủ thể khác trong mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng, gồm: nhà cung ứng dịch vụ, chính quyền địa phương. Hiện tại, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008 làm khuôn khổ chung cho chính sách XHH và Nghị định 38/2015/NĐ-CP về QLCTR có đối tượng điều chỉnh là CTR nói chung. Để tạo khuôn khổ pháp lý chính thức cho mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng, một văn bản pháp lý tích hợp hai (2) Nghịđịnh trên là điều hết sức cần thiết.
Theo tác giả, văn bản pháp quy chuyên biệt về XHH trong QLCTR nên được Chính phủ ban hành dưới hình thức Nghị định. Nghị định này sẽ có đối tượng điều chỉnh là cộng đồng; các tổ chức cung ứng dịch vụ môi trường, như DN/HTX, tổ/độị Bên cạnh việc đề cập đến các vị trí, vai trò, cơ chế phối hợp của cộng đồng; văn bản này sẽ tập trung đề cập các chính sách khuyến khích tổ chức cung cấp dịch vụ môi trường; cách thức quản lý tài chính của các tổ chức cung ứng dịch vụ môi trường; và