3. Mục tiêu nghiên cứu
1.4. Kết luận chương 1
QLDVCĐ là cách tiếp cận được các nhà khoa học gợi mở từ các nghiên cứu học thuật cũng như kết quả nghiên cứu hiện trường. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, song có thể hiểu QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng là quá trình khuyến khích các thành viên trong cộng đồng tham gia hoạt động quản lý dịch vụ CTRSHĐT một cách chủ động, nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kiểm soát ô nhiễm môi trường, tăng cường kinh tế địa phương thông qua hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thảị QLDVCĐ được kỳ vọng sẽ làm giảm gánh nặng cho khu vực Chính phủ và thúc đẩy cộng đồng tích cực tham gia giải quyết vấn đề môi trường.
Mô hình quản lý này đòi hỏi sự hợp tác và hỗ trợ giữa các bên liên quan, bao gồm: Cộng đồng, CBOs, doanh nghiệp/ đơn vị cung cấp dịch vụ, chính quyền địa phương và tổ chức phi chính phủ. Sự kết hợp giữa các bên đưa đến 3 cách thức tổ chức khác nhau trong mô hình: (i) tổ chức cộng đồng hợp tác với doanh nghiệp tư nhân, (ii) tổ chức cộng đồng hợp tác với chính quyền địa phương và (iii) tổ chức cộng đồng hợp tác với tổ chức phi chính phủ.
Bằng cách gắn lý thuyết QLCTR tổng hợp và bền vững với lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng, lý thuyết hành động tập thể; hệ thống lý thuyết về QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng được xem xét một cách toàn diện. Dựa trên nền tảng đó, các phương pháp nghiên cứu để phân tích mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng sẽ tiếp tục được xây dựng ở chương tiếp theọ
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình thực hiện luận án
Đểđạt mục tiêu nghiên cứu, luận án được thực hiện theo trình tự như trong hình 2.1. dưới đâỵ
Hình 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu Luận án
Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả
2.2. Nguồn dữ liệu
2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
• Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính như sau:
- (i) Các Báo cáo Môi trường. Luận án sử dụng các Báo cáo về Môi trường theo các cấp như sau:
+ Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia của Bộ TN&MT. Đây là ấn phẩm hàng năm của Bộ với các chủ đề chuyên sâu khác nhau nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng, nguyên nhân và chính sách của vấn đề môi trường được đề cập. Trong luận án, hai báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia chuyên biệt về "Chất thải rắn" xuất bản năm 2004 và 2011 được tác giả sử dụng để thu thập nguồn thông tin về hiện trạng, chính sách QLCTR nói chung và QLCTRSHĐT nói riêng.
Các chỉ tiêu để phân tích mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng Lý thuyết về hành động tập thể Hai nghiên cứu điển hình Khía cạnh Kinh tế Khía cạnh Xã hội Khía cạnh
Môi trường ThểKhía c chế/Quạnh ản lý
Khuyến nghị chính sách P H Â N T ÍC H H I Ệ N K H U Y Ế N N G H Ị Lý thuyết về QLCTR tổng hợp và bền vững L Ý T H U Y Ế T
+ Báo cáo môi trường của URENCO Hà Nội, báo cáo của Sở xây dựng Hà Nộị Đây là những tài liệu cung cấp thông tin, số liệu sát thực cần thiết cho luận án để phân tích hiện trạng QLCTRSHĐT ở Hà Nộị
- (ii) Nhóm tài liệu thứ 2 là Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VHLSS Vietnam Household Living Standard Survey), Niên giám thống kê của Hà Nội và các báo cáo kinh tế xã hội cấp phường/xã.
+ Tác giả sử dụng bộ số liệu điều tra VHLSS. Đây là cuộc điều tra do Tổng cục Thống kê kiến hành với chu kỳ 2 năm một lần để đánh giá mức sống dân cư phục vụ công tác hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộị Tính đến nay, đã có 8 cuộc điều tra được tiến hành vào các năm 2002, 2004, 2006, 2008 2010, 2012, 2014 và 2016. Trong luận án, tác giả sử dụng số liệu ở cấp hộ gia đình trong phạm vi thành phố Hà Nội được điều tra năm từ năm 2006 đến 2016.
+ Tác giả sử dụng Niên giám thống kê Hà Nội được xuất bản từ năm 2007 đến năm 2017. Dữ liệu này được khai thác để phân tích, xử lý các thông tin về hiện trạng kinh tế xã hội ở Hà Nội nhằm tìm hiểu thêm nguyên nhân gây áp lực phát sinh CTRSHĐT và những thách thức cho hệ thống QLCTR.
+ Các Báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo tổng kết hàng năm của phường Nhân Chính và xã Sài Sơn được tác giả sử dụng để phân tích bối cảnh phát triển kinh tế xã hội ởđịa bàn nghiên cứụ
- (iii) Ngoài ra, luận án còn sử dụng tài liệu của các cơ quan và tổ chức khác, như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HTX Thành Công, các tài liệu của Bộ TN&MT và một số nghiên cứu của JICA để đem lại các thông tin đa chiều cho nội dung của luận án.
• Hạn chế của nguồn dữ liệu thứ cấp:
- Một trong những khó khăn lớn nhất trong nghiên cứu môi trường là sự hạn chế về số liệụ Nghiên cứu về CTR cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Ở cấp độ quốc gia và thành phố, số liệu thống kê và dự báo về CTR và CTRSHĐT rất ít, không liên tục theo thời gian và không gian, không được cập nhật bố sung thường xuyên. Báo cáo chính thức cấp quốc gia mới nhất chuyên biệt về CTR được xuất bản năm 2011, tức là số liệu phản ảnh hiện trạng phải là trước thời điểm đó.
- Hạn chế thứ 2 là các nguồn dữ liệu không đồng nhất với nhau, nói cách khác dữ liệu về CTR cho cùng một địa bàn, cùng một thời điểm lại có sự khác biệt, gây khó khăn cho tác giả trong việc lựa chọn và phân tích.
2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp
• Lý do lựa chọn TP Hà Nội là nghiên cứu điển hình
- Một là, thông qua nghiên cứu tổng quan về QLCTR, tác giả nhận thấy hệ thống QLCTRSHĐT ở Hà Nội đã và đang trải qua những thách thức rất điển hình của đô thị một nước đang phát triển. Vì vậy, phương thức quản lý mà Hà Nội đang thay đổi để vượt qua khó khăn có nhiều điểm tương đồng với con đường mà các đô thị khác ở Châu Á, Châu Phi thực hiện, đó là khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và của cộng đồng trong QLCTRSHĐT.
- Hai là, theo Bộ TN&MT (2004), Hà Nội là một trong số các đô thị triển khai chủ trương XHH sớm nhất và có các chính sách hỗ trợđểđưa các mô hình QLDVCĐ đi vào thực tế tại các quận mới được thành lập và ở các huyện/xã ven đô.
- Ba là, mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng hiện đang triển khai ở Hà Nội mang đầy đủ những đặc trưng của các mô hình QLDVCĐ trên cả nước mà Bộ TN và MT (2009) đã tổng kết trong nghiên cứu "Nhiệm vụ điều tra, đánh giá, tổng kết các mô hình dịch vụ môi trường ở đô thị, nông thôn; đề xuất cơ chế, chính sách nhân rộng".
- Bốn là, Hà Nội là một trong số ít đô thịđã và đang được các tổ chức quốc tế triển khai thực hiện các dự án, như: Waste-Econ của Canada, dự án "Quản lý chất thải rắn" do JICA hỗ trợ. Trong bối cảnh các nguồn dữ liệu thứ cấp về CTRSHĐT thiếu và có nhiều bất cập, các dự án này sẽ cung cấp thêm thông tin, số liệu phản ánh trung thực hiện trạng QLCTRSHĐT hiện nay ở Hà Nộị Qua đó, làm gia tăng mức độ tin cậy nghiên cứu của luận án.
• Lý do lựa chọn 2 mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn - Thành phố Hà Nội
Hai mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Nhân Chính và Sài Sơn thuộc TP Hà Nội được lựa chọn là 2 nghiên cứu bởi một số lý do sau:
- Một là, theo Bộ TN&MT (2009), QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng trên địa bàn Thủ đô nói riêng và trên các đô thị cả nước nói chung đang tồn tại 2 mô hình tổ chức. Đó là (i) mô hình kết hợp giữa Cộng đồng và Công ty/HTX dịch vụ môi trường; và (ii) mô hình cộng đồng tự tổ chức với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Mô hình QLCTRSHĐT ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn là đại diện cho 2 mô hình tổ chức nàỵ Cụ thể, mô hình ở phường Nhân Chính tiêu biểu cho sự kết hợp giữa cộng
đồng với HTX dịch vụ môi trường Thành Công; mô hình ở Sài Sơn đặc trưng cho mô hình cộng đồng tự tổ chức.
- Hai là, mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở phường Nhân Chính là một trong những mô hình được ra đời sớm nhất - năm 2004 - trên địa bàn Hà Nộị HTX Thành Công là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong được thành lập dưới chủ trương XHH của Thành phố và được đánh giá là đơn vị thành công trong hoạt động này (Theo Sở Xây dựng Hà Nội). Tương tự, mô hình QLCTRSHĐT ở xã Sài Sơn cũng được hình thành từ khá sớm - năm 2006 - so với các mô hình ở khu vực ven đô đang trong quá trình chuyển đổị Mặc dù là xã, nhưng Sài Sơn có nhiều điểm quần cư đô thị và những điểm mà tác giả nghiên cứu là tập trung vào các điểm đô thị đó. Theo Nghị quyết phân loại đô thị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2016), Sài Sơn đáp ứng đủ các điều kiện để tương đương với đô thị loại 5. Cụ thể các tiêu chí xếp loại, gồm: quy mô dân số là 20.067, mật độ dân số 2.000 người/ km2; tỷ lệ lao đông phi nông nghiệp 70%. Với một bề dày hoạt động, mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn là 2 đại diện tiêu biểu để tác giả có thể tìm hiểu, nhận diện, phân tích và đánh giá tính bền vững của mô hình.
- Ba là, mô hình ở Nhân Chính và Sài Sơn là một trong số ít mô hình thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả nghiên cứu, của cơ quan quản lý để thí điểm triển khai các dự án QLCTRSH. Điển hình như nghiên cứu của David W.Richardson, Chinh, N.T.; dự án thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt ở Sài Sơn. Đây sẽ là nguồn tài liệu quý giá, cung cấp thêm số liệu, quan điểm để tác giả có thể đánh giá toàn diện mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng trong điều kiện các nguồn thông tin thứ cấp về các mô hình này còn thiếu và bất cập.
- Bốn là, do nguồn lực về kinh phí và thời gian có hạn nên nghiên cứu không thể bao quát hết không gian rộng mà thay vì đó tập trung vào một số địa điểm cụ thể nhưng mang đầy đủ tính chất, tiêu chí và ứng dụng khoa học cũng như quản lý. Từđó, kết quả nghiên cứu vẫn có thể suy rộng cho các khu vực khác.
• Mô tả địa bàn khảo sát số liệu
Sau khi xác định, lựa chọn 2 nghiên cứu điển hình ở Hà Nội, tác giả tiến hành điều tra và thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu vào tháng 8/2016 để tìm hiểu chi tiết lịch sử, cơ cấu tổ chức, và tiến tới đánh giá hoạt động của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững.
Bảng 2.1: Thông tin chung vềđịa bàn điều tra năm 2016 Phường Nhân Chính Xã Sài Sơn
1. Tổng số dân (người) 40.722 20.067
2. Số hộ gia đình (hộ) 10.773 5.725
3. Diện tích (ha) 160,9 1007,08
Nguồn: UBND phường Nhân Chính, UBND xã Sài Sơn
• Đối tượng cung cấp thông tin
Để thu thập thông tin phục vụ cho mục tiêu của đề tài, các đối tượng cung cấp thông tin bao gồm:
- Các hộ gia đình tham gia sử dụng dịch vụ thu gom/ vận chuyển CTRSHĐT trên 2 địa bàn nghiên cứụ
- Các thành viên của HTX Thành Công tham gia cung ứng dịch vụ thu gom/vận chuyển ở phường Nhân Chính; các thành viên trong tổ/ đội thu gom ở xã Sài Sơn.
- Đại diện UBND phường Nhân Chính và UBND xã Sài Sơn. • Quy trình thu thập thông tin
Quy trình thu thập thông tin được được thực hiện qua 2 bước cơ bản như sau: - (i) Thu thập thông tin định tính
Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa, hành vi của con người, của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứụ Phương pháp này cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Có 3 phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu định tính là: (i) phỏng vấn sâu (In-depth interviews), (ii) thảo luận nhóm (Group discussions), và (iii) quan sát, ghi nhận (Participant observation). Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính vì cho đến thời điểm này, chưa có nhiều nghiên cứu về mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng ở Hà Nội hoặc ở các đô thị khác. Vì vậy, việc thu thập thông tin mang tính khám phá những vấn đề chưa biết về mô hình này là rất cần thiết. Để thực hiện nghiên cứu định tính, 2 phương pháp thu thập thông tin được sử dụng là:
+ Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là một cuộc đàm thoại để thu thập kiến thức thông qua sự tương tác giữa người phỏng vấn và được phỏng vấn. Phương pháp này phù hợp với câu hỏi mở, nhằm tìm hiểu sâu một vấn đề mà qua đó có được các quan điểm, suy nghĩ, nhận thức, thái độ của đối tượng được hỏị Phỏng vấn sâu có hai loại: không cấu trúc và bán cấu trúc. Trong luận án, phỏng vấn sâu bán cấu trúc được áp dụng để phỏng vấn cá nhân là chủ hộ hoặc là thành viên của hộ gia đình. Trong mỗi mô hình
nghiên cứu, 6 cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện, trong đó bao gồm: 3 cuộc phỏng vấn sâu hộ gia đình, 2 cuộc phỏng vấn sâu thành viên của nhà cung ứng dịch vụ CTRSHĐT, 01 cuộc phỏng vấn sâu đại diện UBND địa bàn nghiên cứụ Với 2 mô hình nghiên cứu, 12 cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện vào tháng 8 năm 2016.
+ Quan sát, ghi nhận: cung cấp các thông tin về hành vi thực cho phép nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứụ Các hình thức quan sát có thể được thực hiện công khai hoặc bí mật; một lần hoặc lặp lạị Trong luận án, tác giả tiến hành quan sát công khai và được thực hiện 2 lần tới 02 nhóm đối tượng. Một là, quan sát hành vi thực hiện cung đường thu gom, thời gian thu gom, các điểm thu gom tại nhà và thu gom tập trung. Tác giả cũng quan sát thời gian vận chuyển, điểm vận chuyển, lượng rác khi vận chuyển trên từng địa bàn nghiên cứụ Đối tượng quan sát là 4 nhân viên thu gom thuộc HTX Thành Công và tổ thu gom Sài Sơn. Hai là, hành vi quan sát cũng được lặp lại tới 5 hộ gia đình ở mỗi địa bàn để xem xét việc lưu trữ rác thải, thời gian và địa điểm đổ rác. Bên cạnh đó, quan sát cũng được thực hiện để tác giả có cách nhìn toàn diện về hiện trạng môi trường ở 2 địa điểm nghiên cứụ
• Thu thập thông tin định lượng
Nghiên cứu định lượng thường được áp dụng khi các nội dung nghiên cứu đã được xác định rõ ràng và cần có các con số minh họa cụ thể. Các thông tin định lượng được thu thập thông qua các cuộc điều tra sử dụng bảng hỏi thiết kế sẵn. Trong luận án, bảng hỏi hộ gia đình được xây dựng nhằm thu thập các thông tin định lượng ở cấp hộ gia đình. Khảo sát hộ gia đình tại phường Nhân Chính và xã Sài Sơn được thực hiện vào tháng 9 và 10 năm 2016.
• Quy mô của mẫu điều tra