Kết luận chương 4

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 157 - 200)

3. Mục tiêu nghiên cứu

4.4. Kết luận chương 4

QLCTRSH dựa vào cộng đồng là một cách tiếp cận còn mới mẻ ở nước tạ Cách tiếp cận này khá phù hợp ở các khu vực mà công ty Nhà nước (URENCO) không có đủ nguồn lực và khả năng để cung ứng dịch vụ CTR. Sau một thời gian vận hành, mô hình QLDVCĐ đã thể hiện sự ưu việt trên khía cạnh môi trường, xã hội; nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế trên góc độ kinh tế và thể chế/quản lý.

Hiện tại, vai trò của cộng đồng đã được Chính phủ thừa nhận thông qua chủ trương XHH công tác BVMT nói chung và QLCTR nói riêng. Chủ trương này đã được thể chế hóa bằng một hệ thống văn bản pháp luật và chiến lược quốc giạ Tuy vậy, những đổi mới và tiến bộ trong các văn bản ban hành vẫn còn một khoảng cách khá xa so với yêu cầu và nhu cầu của công tác QLCTRSH dựa vào cộng đồng trên thực tế. Một số giải pháp về chính sách, về tài chính, về thể chế/quản lý và nhận thức đã được đề xuất nhằm tạo ra môi trường/cơ chế thuận lợi để mô hình QLCTRSH được vận hành một cách ổn định và bền vững.

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế ấn tượng, mở rộng quy mô dân số và đô thị hóa mạnh mẽ đã và đang là bức tranh toàn cảnh về Việt Nam nói chung, và Hà Nội nói riêng trong thời gian quá. Bối cảnh đó đã đặt hệ thống QLCTRSHĐT đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trước áp lực phải quản lý khối lượng chất thải ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hạị Trong khi đó, năng lực thực hiện của khu vực Chính phủ bị hạn chế do sự hữu hạn về nguồn lực con người, tài chính và trang thiết bị. Vì vậy, QLDVCĐ mở ra như một xu hướng mới, góp phần giảm bớt gánh nặng cho khu vực quản lý công, đồng thời thúc đẩy vai trò của người dân và các tổ chức xã hội dân sự trong việc tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường. Cách tiếp cận này đã được các học giả thừa nhận và áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giớị Đây cũng là con đường đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng tăng cường XHH và trao quyền ở Việt Nam hiện naỵ

Mc tiêu nghiên cu chính của luận án là phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Thành phố Hà Nội và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện mô hình quản lý nàỵ Đểđạt mục tiêu nghiên cứu, luận án đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cu khác nhau, bao gồm: (i) tổng quan tài liệu và tham vấn ý kiến chuyên gia để đề xuất các chỉ tiêu nhằm phân tích tính bền vững của mô hình QLDVCĐ; (ii) sử dụng phương pháp đa tiêu chí để phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng; (iii) tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp bền vững thông qua quy trình 3 bước: chuẩn hóa các chỉ tiêu, tính toán các chỉ số thành phần, tính toán chỉ số tổng hợp bền vững; (iv) đánh giá sự sẵn lòng chi trả của hộ gia đình nhằm cải thiện dịch vụ QLCTRSHĐT bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên; (v) sử dụng phương pháp SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng; (vi) thống kê, mô tả, so sánh để phân tích hiện trạng QLCTRSHĐT ở thành phố Hà Nộị

Sau quá trình nghiên cứu, luận án đã đạt được kết qu nghiên cu như sau: - (i) Luận án đã tổng hợp và đề xuất một bộ 17 chỉ tiêu, bao gồm 3 chỉ tiêu trên khía cạnh kinh tế, 5 chỉ tiêu trên khía cạnh xã hội; 4 chỉ tiêu trên khía cạnh môi trường và 5 chỉ tiêu dành cho khía cạnh thể chế/ quản lý.

- (ii) Luận án nỗ lực phân tích và thử nghiệm tính toán chỉ số tổng hợp bền vững của 2 mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng ở Hà Nộị Kết quả phân tích, đánh giá đã đưa ra một bức tranh đa chiều về mô hình quản lý nàỵ Có thể thấy rằng, mô

hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng tương đối hiệu quả trên khía cạnh môi trường; nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ không bền vững về kinh tế. Đối với mô hình kết hợp giữa Cộng đồng và Công ty/ HTX, khía cạnh xã hội đang chứa đựng những yếu tố bất ổn khi sự tham gia của cộng đồng trong hệ thống QLCTRSHĐT còn khá mờ nhạt. Đối với mô hình Cộng đồng tự tổ chức với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, khía cạnh quản lý lại là vấn đề đáng quan ngại khi mà các nguyên tắc quan trọng về thể chế như: giám sát và chế tài còn đang bỏ ngỏ. Đây cũng là những thách thức điển hình mà hệ thống QLCTR dựa vào cộng đồng ở nhiều đô thị các nước đang phát triển phải đối mặt và giải quyết.

- (iii) Kết quả điều tra 504 hộ gia đình trên 2 địa bàn nghiên cứu xác định mức sẵn lòng chi trả của hộ gia đình ở Nhân Chính và Sài Sơn lần lượt là 35.000 đồng/ hộ/ tháng và 25.000 đồng / hộ/ tháng. Đây có thể coi là nguồn tài chính tiềm năng từ phía cộng đồng để san sẻ gánh nặng ngân sách cho Chính phủ. Đó cũng là "nút gỡ" những khó khăn về mặt tài chính trong mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng và hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ CTRSHĐT.

- (iv) Luận án cũng đã nhận diện và phác họa toàn cảnh hiện trạng QLCTRSHĐT ở Thành phố Hà Nộị Bức tranh về hiện trạng quản lý được phân tích ở 4 phân đoạn: thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế dưới góc nhìn cấu trúc thị trường. Kết quả cho thấy sự tham gia mạnh mẽ và khả thi của Công ty/ HTX dịch vụ môi trường, của cộng đồng ở phân đoạn thu gom. Phân đoạn vận chuyển và xử lý đang đặt ra những rào cản về kỹ thuật, tài chính làm hạn chế khả năng tham gia của các chủ thể nàỵ

- (v) Thông qua các dự báo về bối cảnh mới cho Hà Nội, và những vấn đềđặt ra đối với QLCTRSHĐT; các cơ chế, chính sách liên quan đến CTR và vấn đề XHH đã được phân tích, tổng hợp để nhìn nhận những mặt được và chưa được trong hệ thống chính sách hiện tạị Căn cứ vào những đánh giá đó, định hướng xây dựng, hoàn thiện mô hình và các khuyến nghị chính sách đã được tác giả đề xuất. Các khuyến nghị đề cập đến việc ban hành các chính sách mới để tạo nền tảng pháp lý chắc chắn cho QLDVCĐ; các khuyến nghị về kinh tế nhằm khắc phục tính kém bền vững về mặt tài chính; các khuyến nghị về quản lý và nâng cao nhận thức cộng đồng sẽ là những mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện các giải pháp để mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Thành phố Hà Nội vận hành một cách bền vững.

Mặc dù đã có cố gắng và nỗ lực rất lớn nhưng luận án mới dừng lại ở việc phân tích, tính toán thử nghiệm bộ chỉ tiêu để đánh giá tính bền vững của mô hình QLCTR

dựa vào cộng đồng ở Hà Nội và đưa ra các khuyến nghị chính sách để vận hành mô hình đó một cách bền vững. Tuy vậy, còn có những khoảng trống mà luận án chưa thể thực hiện được là mở rộng bộ chỉ tiêu đánh giá tính bền vững đến các khía cạnh khác như: khía cạnh kỹ thuật để có cách nhìn toàn diện về tính bền vững của mô hình QLDVCĐ. Các chỉ tiêu cũng chưa đi sâu vào những phân đoạn khác của mô hình QLCTRSHĐT như vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng. Vì vậy, hướng nghiên cu tiếp theo của chủ đề này là: (i) mở rộng hệ thống chỉ tiêu trên khía cạnh kỹ thuật; (ii) xây dựng hệ thống chỉ tiêu toàn diện cho toàn bộ chu trình QLCTRSHĐT bao gồm: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng và tái chế; (iii) nhân rộng kết quả nghiên cứu để có thểđánh giá tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng cho các đô thị khác. Đó là những gợi mở về hướng nghiên cứu trong tương lai của tác giả và của những nhà khoa học khác có cùng mối quan tâm.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Le Thu Hoa và Ngo Thanh Mai (2016), “Community-based Solid Waste Management: The Case of Sai Son Commune, Quoc Oai District, Hanoi”. Journal of Mekong Societies. Vol.12, No1 January - April 2016.

2. Nguyễn Thế Chinh và Ngô Thanh Mai (2015), Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia "Cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", Nhà xuất bản Hồng Đức, tháng 5 năm 2015.

3. Ngo Thanh Mai (2013), Public - Private Partnership for Municipal solid waste management: The case of Nhan Chinh Commune, Thanh Xuan district, Hanoi Capital. Internaltional Conference "Humanities and Socio - Economic Issues in Urban and Regional Development", Hanoi, 25-26March, 2013.

4. Ngô Thanh Mai và Lê Thu Hoa (2012), “Xây dựng các tiêu chí để phân tích tính bền vững của mô hình Quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng ở Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, sốđặc biệt tháng 10/2012.

5. Ngo Thanh Maị (2011), Toward a better Model of Community - based Solid Waste Managment in suburban areas. Seminar Proceedings "Selected Research PaperUnder Higher Education Project", Hanoi, 28-29 July, 2011.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aatamila, M., et al. (2010), "Odor Annoyance near Waste Treatment Centres: A Population-Based Study in Finland", Journal of Air and Waste Management Association, Vol. 60, Nọ 4, 2010, pp. 412-418.

2. Abul, S. (2010), "Environmental and health impact of solid waste disposal at Mangwaneni dumpsite in Manzini, Swaziland", Journal of Sustainable Development in Africa, 12(7), 64-78.

3. Ali, Mansoor., Snel, Mariellẹ (1999), Lessons from community-based solid waste initiatives, LSHTM | WEDC Publisher, London and Loughborough. 4. Altaf, M.Ạ, and J. R. Deshazo (1996), Household Demand for Improved Solid

Waste Management: A Case Study of Gujranwala, Pakistan. World Development 24 (5): 857– 68

5. Anschutz, J. (1996), Community-Based Solid Waste Management and Water Supply Projects: Problems and Solutions Compared: A survey of the literaturẹ

UWEP Working Document 2.

6. APO (Asian Productivity Organization) (2007), Solid Waste Management: Issues and Challenges in Asian, Asian Productivity Organization Tokyo Publisher. 7. Armijo, C., Puma A and Oieda S (2011), A set of indicators for waste

management programs. In: 2nd International Conference on Environmental Engineering and Applications, IPCBEẸ Singapore: IACSIT Press, Volume 17, pp. 144–148.

8. Babistki, ỊV. (2011), What is Perception? Leisure and Tourism studies, truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2014 tại tourim.wordpress.com/2011/04/20/what-is- perception/ on (19/05/2013.).

9. Bartley, S. W. (2009), Principles of perception, trích trong Residents’ Perception, & Attitude on Solid Waste Disposal and its Health Impacts in Cape Coast Metropolis, Boadi, S., Dama International Journal of Researchers (DIJR), ISSN: 2343-6743, ISI Impact Factor: 0.878 Vol 1, Issue 1, January, Page 131- 165, Available @ www.damaacademiạcom

10. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2014), Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp - khu chế xuất VN.

11. Bộ TN&MT (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) (2004), Báo cáo Môi trường quốc gia: Chất thải rắn.

12. Bộ TN&MT (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) (2009), Nhiệm vụ Điều tra, đánh giá, tổng kết các mô hình dịch vụ môi trường ở đô thị, nông thôn: Đề xuất cơ chế, chính sách nhân rộng (Báo cáo tổng hợp).

13. Bộ TN&MT (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) (2011), Báo cáo Môi trường quốc gia: Chất thải rắn.

14. Bộ TN&MT (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) (2017), Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia2016 - Chuyên đề: Môi trường Đô thị.

15. Bộ Xây dựng (1999), Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đô thị và Khu công nghiệp đến năm 2020, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nộị

16. Bolaane, B., and Ali, M. (2004), “Sampling Household Waste at Source: Lessons Learnt in Gaborrone”.Waste Management & Research 22, (3): pp 142-148. 17. Bray, M. (1996), "Decentralization of Education: community financing"

(Washington DC, The World Bank).

18. Breu, M., Dobbs, R., Remes, J., Skilling, D., and Kim, J. (2012), Giữ nhịp tăng trưởng bền vững tại Việt Nam: Thách thức về năng suất, Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey

19. Bulle, S. (1999), Issues and Results of Community Participation in Urban Environment: Comparative Analysis of Nine Projects on Waste Management. UWEP Nieuwehaven. UWEP Working Document 11.

20. Cardone, R., and Fonseca, C. (2003), Financing and Cost Recovery, Thematic Overview Paper, IRC International Water and Sanitation Centrẹ

21. Chaskin, R. J. (1997), "Perspective on neighborhood and community: a review of the literature", The Social Service Review, 71(4), 521-547.

22. Chinh, N.T. và cộng sự, (2009), Evaluation of the socialization policy for waste management in Hanoi, Vietnam, Small Grant, EEPSEA Press.

23. Chính phủ (2014), Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ- CP về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

24. Chính phủ, (2007), Nghị định về Quản lý chất thải rắn, số 59/2007/NĐ-CP, ban hành ngày 09 tháng 04 năm 2007.

25. Chính phủ, (2008), Nghị định về Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, Số 69/2008/NĐ-CP, ban hành ngày 30 tháng 05 năm 2008.

26. Chính phủ, (2015a), Nghị định về Chất thải và Quản lý phế liệu, số 38/2015/NĐ- CP, ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015.

27. Chính phủ, (2015b), Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường, số 19/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015. 28. Christie, P. and ẠT. Whitẹ (1997), "Trends in development of coastal area

management in tropical countries: From central to community orientation",

Coastal Management 25(2): 155-181

29. Cointreau-Levine (1995), Private Sector Participation in Municipal Solid Waste Services in Low income countries: Volume 1. The Formal Sector, UMP/World Bank:Washington.

30. Cục Thống kê Hà Nội, (2007- 2017), Niên giám thống kê Hà Nội (2006-2016), HàNộị

31. Dagnew Hagos, Alemu Mekonnen, and Zenebe Gebreegziabher. (2012),

Household's Willingess to Pay for Improved Urban Waste Management in Mekelle City, Ethiopiạ Environment for Development. Discussion Paper Series. April 2012 EfD DP 12-06.

32. Dalla Torre, C. (1992), Municipal Solid Waste Management in Developing countries: Problems and Issues: Need for Future Research.Nọ 26. ANDEC publication. Switzerland.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, ban hành ngày 16 tháng 02 năm 2011.

34. Danilo G. Lapid, Christopher C. Ancheta, Theresa J. Villareal (1996),

Composting in the Philippines. Urban Waste Expertise Programme (UWEP). 35. David W. Richardson (2003), Community-Based Solid Waste Management

Systems in Hanoi, Vietnam. A Research Paper Submitted to the Faculty of Forestry, University of Torontọ

36. Desmond, M. (2006), Municipal solid waste management in Ireland: assessing for sustainability. Irish Geography, 39, (1), 22-33.

37. DiGregorio, M. (1997), City and Countryside in the Red River Delta: Notes on Hanoi’s Recycling Industry. East-West Center: Honolulu, Hawaii

38. Dong Qing Zhangạ et al (2010), “Municipal solid waste management in China: Status, problems and challenges”. Journal of Environmental Management, Volume 91, Issue 8, August 2010, Pages 1623-1633

39. Douglas, M., Lee, ỴS., Lowry, K. (1994), “Urban Poverty and Environmental Management in Asia”, Asian Journal of Environmental Management, 2 (1), 7-14. 40. Dower, M. (2004), Bộ cẩm nang đào tạo và thông tin về phát triển nông thôn

toàn diện. NXB Nông nghiệp, Hà Nộị

41. Drakakis-Smith, D., Dixon, C. (1997), Sustainable Urbanization in Vietnam. Geoforum 28(1), 21- 38.

42. EPA (Environmental Protection Agency) (2015), Federal Register, Vol. 80, Nọ 8/Tuesday, January 13, 2015/Rules and Regulations.

43. Ezebilo, Ẹ Ẹ(2013), "Willingness to pay for improved residential waste management in a developing country", Int. J. Environ. Scị Technol. (2013) 10:413–422

44. Falk, Ị, & Harrison, L. (1998), "Community learning and social capital: just having a little chat", Journal of Vocational Education and Training, 50(4), 609-627.

45. Ferguson, J. (1998), Regional Waste Management: An Overview in Manitoba, Capital Regional Planning for Waste Management: Can it be Donẻ Forum- Breaking the Barriers Conference, Best Western Airport Hotel Winnipeg. June 2, 1998.

46. Furedy, C. (1989), Social Considerations in Solid Waste Management in Asian Cities. Regional Development Dialogue 10(3), 13-38.

47. Giusti, L. (2009), "A Review of Waste Management Practices and Their Impact on Human Health", Waste Management, Vol. 29, Nọ 8, 2009, pp. 2227-2239

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 157 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)